Hôm nay,  

Gs Hoạt Họp Văn Bút, Địi Dân Chủ Cho Vn

21/06/199900:00:00(Xem: 5414)
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, một tù nhân lương tâm vừa được chính phủ Việt Nam trả tự do sau gần 20 năm giam giữ, đang thực hiện một chuyến đi Âu Châu để đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam.
Dưới đây là cuộc phỏng vấn do Việt Hùng, Đài Á Châu Tự Do, thực hiện qua điện thoại.
Hỏi: Thưa Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, xin Giáo sư có thể cho biết về chương trình làm việc của Giáo sư tại Ba Lan"
Đáp: Tôi tới đây để dự hội nghị quốc tế của PEN International (Văn Bút Quốc Tế). Đây là hội nghị lần thứ 66 thường niên của tổ chức này. Đồng thời trong hội nghị này lại có thêm một cuộc họp của UNESCO cùng tổ chức chung với PEN. Phần tôi phải trình bày tại một số buổi, một ở Ủy ban về những nhà văn bị bắt giữ trong tù và thứ hai là nói chuyện tại buổi họp của UNESCO phối hợp với Văn Bút Quốc Tế tổ chức, và thứ ba là một buổi nói chuyện nữa trước Đại Hội Đồng.
Hỏi: Giáo sư có thể cho biết về phản ứng của chính giới Ba Lan "
Đáp: Chính giới Ba Lan rất thân thiện với Hội Văn Bút Ba Lan cũng như với Văn Bút Quốc Tế nói chung. Trong thời gian còn chế độ cộng sản thì các nhà văn Ba Lan cũng bị giam giữ, và họ cũng đã đấu tranh để đòi hỏi tự do dân chủ cùng với Công Đoàn Đoàn Kết. Cho nên sau khi Ba Lan trở thành một nước tự do thì Hội Văn Bút Ba Lan được chính giới hết sức tin tưởng, đặc biệt là có những người đã hoạt động chung với Công Đoàn Đoàn Kết. Vì thế cho nên trong hội nghị của Văn Bút Quốc Tế lần này do Hội Văn Bút Ba Lan đứng ra chủ trì đã được chính giới Ba Lan rất là ủng hộ, và không những thế họ còn trực tiếp tới tham dự. Hôm 17-6, Tổng thống Ba Lan đã tới tham dự một buổi tiếp tân do tờ báo lớn nhất của Ba Lan là tờ Gazetta tổ chức. Trong diễn văn đọc tại buổi tiếp tân này, Tổng thống Ba Lan đã có nhắc đến trường hợp của cá nhân tôi là trường hợp mà Hội Văn Bút Ba Lan đã trực tiếp can thiệp; và họ cho rằng nhờ sự can thiệp đó mà tôi được trả tự do sớm. Đồng thời tôi cũng có tiếp xúc riêng với Tổng thống Ba Lan trong buổi tiếp tân đó để trao đổi quan điểm với ông về tình hình Việt Nam. Tổng thống Ba Lan cho rằng tình hình Việt Nam hiện nay có thể có những chiều hướng thuận lợi cho một sự thay đổi. Tổng thống Ba Lan cũng nói rằng ông sẽ tiếp tục vận động để thúc đẩy tiến trình dân chủ và tự do ở Việt Nam.
Hỏi: Thưa Giáo sư, hiện nay quan hệ giữa Ba Lan và Việt Nam có vẻ đang tiến triển tốt đẹp, nhất là sau chuyến công du Việt Nam mới đây của Tổng thống Ba Lan. Liệu những lợi ích về kinh tế có làm cho Ba Lan coi nhẹ vấn đề nhân quyền, và nhất là trong những quan hệ với Việt Nam hay không"

Đáp: Trong khi tiếp xúc với Tổng thống Ba Lan, ông có cho biết là tháng Ba vừa rồi ông có đến thăm Việt Nam và ông có nói một số điểm rất đáng lưu ý. Ông nói rằng, trong lúc tiếp xúc với Tổng bí thư của đảng CSVN thì ông có nêu một câu chuyện là ông hỏi rằng giữa lý tưởng cộng sản và nền kinh tế phát triển thì ông Tổng bí thư chọn cái nào ưu tiên hơn, thì ông Tổng bí thư đã trả lời là ông chọn phát triển kinh tế. Ông Tổng thống Ba Lan có vẻ tin tưởng rằng như thế là những người CSVN đã chọn lựa một con đường đúng đắn, và do đó ông tin là nếu có một sự thúc đẩy từ bên ngoài, cộng với sự giúp đỡ về kinh tế thì ông tin rằng là những người CSVN sẽ phải thay đổi và chấp nhận tự do, dân chủ. Tôi nghĩ rằng quan điểm đó có vẻ hơi lạc quan, cho nên ngay trong buổi gặp gỡ với Tổng thống Ba Lan tôi có nói rằng là tất nhiên chúng tôi cũng mong mỏi có một sự thay đổi tốt đẹp như vậy nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải có nhiều áp lực mạnh mẽ hơn nữa.
Hỏi: Một câu hỏi nữa xin được hỏi Giáo sư là qua những buổi tiếp xúc như vậy thì cá nhân Giáo sư có thể trông chờ gì được ở họ"
Đáp: Tôi nghĩ rằng đầu tiên là cá nhân tôi có thiết lập được những mối quan hệ tốt với cả chính giới lẫn báo giới ở đây và đặc biệt là với các nhà văn Ba Lan cũng như Văn Bút Quốc Tế. Trong dịp này tôi có rất nhiều cơ hội để nói chuyện không những với văn bút của các nước Tây phương mà đặc biệt là với văn bút của các nước nhỏ ở trong ba châu là Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi và Á Châu. Trong tất cả những buổi tiếp xúc này tôi đều đưa ra quan điểm là Văn Bút Quốc Tế cũng như hội nhà văn của các nước cần phải tích cực, mạnh mẽ cộng tác với các tổ chức nhân quyền quốc tế, đặc biệt là các tổ chức về truyền thông để gây áp lực đối với chính phủ của các nước lớn trong quan hệ đối với các nước nhỏ mà hiện nay vẫn còn nằm trong chế độ độc tài hoặc chế độ cộng sản để tạo nên những sự thay đổi cần thiết, và để làm cho những chính phủ độc tài và chính phủ cộng sản đó sớm chấp nhận một sự thay đổi về chính trị, chấp nhận tự do, đặc biệt là tự do báo chí và tự do ngôn luận, tự do tự tưởng, đặc biệt cho những người dân chủ ở trong nước; để cho nhà cầm quyền cộng sản ở Hà Nội sẽ không thể đàn áp những nhà dân chủ của chúng ta ở trong nước một cách dễ dàng được.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.