Hôm nay,  

Kinh Tế Tq Chậm Lại, Kéo Ghì Toàn Cầu

11/07/200400:00:00(Xem: 4512)
BEIJING (Bloomberg) - Cuối cùng rồi Trung Quốc cũng đang có ảnh hưởng kinh tế mà nhiều người tiên đoán từ lâu. Năm ngoái, sức bùng nổ kinh tế của Hoa Lục đã chiếm 1/6 sức tăng kinh tế toàn cầu. Bây giờ thì nền kinh tế chậm hơn, nhưng quốc gia đông dân nhất địa cầu này có thể đang ghìm lại sức tăng kinh tế toàn cầu.
Nỗ lực của Thủ Tướng Oân Gia Bảo khi làm nguội sức tăng Trung Quác về khoảng 7% từ tốc độ 9.1% năm ngoái có thể sẽ cắt đi sức tăng toàn cầu một nửa điểm trong năm 2005 và cắt đi sức tăng kinh tế Châu Á tròn một điểm bách phân, theo lời Stephen S. Roach, kinh tế trưởng tại Morgan Stanley & Co. ở New York.
Roach nói trong cuộc phỏng vấn, "Thấy trước mắt rồi đó. Khi nền kinh tế Hoa Lục bây giờ nhảy mũi, Châu Á - và có thể phần còn lại của cả thế giới - có thể dính bệnh cảm cúm liền."
Sự chậm lại của Hoa Lục thấy rõ chứng cớ trong thị trường nguyên liệu - commodity, loại hàng bán sỉ, giao liền hay giao ở tương lai, loại hàng có thå chế biến hay bán lại -- theo lời John Mothersole, kinh tế gia của Global Insight Inc. tại Lexington, Massachusetts. Giá hàng nguyên liệu tăng vọt 40% trong suốt năm 2003 và trong 4 tháng đầu 2004, tức là mức nhảy vọt cao nhất trong 9 năm, phần lớn vì Trung Quốc mua các sản phẩm như thép, đồng, kền và dầu, theo lời Mothersole.
Giá hàng năm nay, như được đo lường bởi Chỉ Số Vật Liệu Kỹ Nghệ của Global Insight, hiện đã giảm 12% từ các đỉnh cao hồi tháng tư "và sự trì chậm tại Hoa Lục là phần lớn gây ra hiện tượng này," theo lời Mothersole.
Giá vận tải hàng đã tăng hơn 3 lần kể từ cuối năm 2002 cho tới hết 6 tuần lễ đầu của năm 2004, một phần bởi vì lượng Trung Quốc mua hàng đã giảm 45% kể từ tháng 4, dựa trên Chỉ Số Baltic Dry, một đơn vị đo lường giá vận chuyển hàng bán số lượng lớn.

Nguyên khởi chỉ vì Oân Gia Bảo đã ra lệnh chặn bớt việc cho vay đối với các kỹ nghệ, kể cả kỹ nghệ thép, xe hơi và địa ốc mà chính phủ nói là đang tăng trưởng quá mau. Ngân hàng trung ương Trung Quốc cũng đã tăng số lượng tiền mặt mà các nhà băng phải đưa qua một bên làm trữ kim cao gấp ba lần kể từ tháng 9.
Hãng xe Nhật Bản Toyota Motor Corp., hãng xe lớn nhất Châu Á, hài lòng trước nỗ lực Trung Quốc ghìm lại sức tăng kinh tế sau khi giá hàng và giá vận chuyển đều tăng, Giám Đốc Quản Trị Yoshimi Inaba nói, "Sức tăng phải từ từ rồi, thế nên cả thế giới phải cần thời gian điều chỉnh."
Kinh tế Trung Quốc bây giờ đã đủ lớn để ảnh hưởng tới cả Châu Á và thế giới. Khối lượng mậu dịch thế giới tại Trung Quốc đã tăng tới khoảng giữa 6% và 7% -- gần 3 lần mức độ thập niên trước - năm ngoái Trung Quốc trở thành nước nhập cảng nhièu thứ ba của thế giới, chỉ thua Mỹ và Đức.
Donald Straszheim, cựu kinh tế trưởng ở Merrill Lynch và bây giờ là chủ tịch Straszheim Global Advisors tại California, nhận xét, "Bây giờ thì Trung Quốc đã là siêu cường kinh tế lớn thứ nhì thế giới, trên đường thách đố Hoa Kỳ."
Nhưng nếu tính bằng tổng sản lượng quốc dân, kinh tế Trung Quốc vượt hơn 1.4 ngàn tỉ đô năm ngoái, qua mặt Ý Đại Lợi để thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giùơi, theo lời Quỹ Tiền Tệ Thế Giới. Nhưng mức tăng sản lượng kỹ nghệ Trung Quốc năm ngoái tới khoảng gấp 8 lần của Hoa Kỳ, theo kinh tế gia Roach.
Hiện thời Trung Quốc tiêu thụ 40% sản lượng xi măng thế gới năm 2003, 31% tổng số than đá toàn cầu, 30% quặng sắt, 27% thép, 25% lượng nhôm aluminium, và 7% dầu thô toàn cầu, theo một bản nghiên cứu do Roach thực hiện.
Còn xuất cảng sang Trung Quốc chiếm tới 32% sức tăng xuất cảng Nhật Bản, 36% của Nam Hàn và 68% của Đài Loan.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.