Hôm nay,  

Wesley: Bush Rút Quân Dở; Đức: Mỹ Rút, Kinh Tế Lại Sụt

18/08/200400:00:00(Xem: 4769)
WASHINGTON -- Ông Richard Holbrooke, cựu ĐS tại LHQ và cựu đặc sứ vùng Balkan đã đánh giá kế hoạch tái phối trí quân Mỹ, đưa 70,000 quân về nươc đề phòng khủng bố là ý định không hay.
Ông Holbrooke tuyên bố : TT Bush không nói ra các chi tiết khi công bố kế hoạch trên với cựu chiến binh tham chiến ở hải ngoại, ông không nghĩ rằng an ninh quốc gia sẽ bị suy yếu.
Theo nhà ngoại giao kỳ cựu, người Đức sẽ không vui về quyết định rút quân Mỹ, người Nam Hàn cũng không vui tương tự.
Cựu ĐS Holbrooke tiếp "Làm sao chúng ta có thể rút quân từ Nam Hàn trong luc đàm phán với Bắc Hàn là nước thực sự có vũ khí hủy diệt quy mô".
Kế hoạch tái phối trí của TT Bush không ảnh hưởng tới lực lượng Mỹ tại Iraq và Afghanistan.

CỰU TƯỚNG WESLEY
Đại Tướng về hưu Wesley Clark, cựu Tư lệnh NATO, trả lời phỏng vấn cho biết rằng 1 trong những việc cần làm của Hoa Kỳ luc này là đưa cac đồng minh vào cùng chiến tuyến - theo ông, giảm quân ở ngoại quốc đưa về trong nước là gây bất lợi cho cac quan hệ với cac đồng minh Aâu Châu, làm yếu thế thương thuyết với Bắc Hàn.
Cựu Tướng Clark góp ý rằng 1 việc khac cần làm trong nỗ lực đánh khủng bố là ngăn không để cho khủng bố có được vũ khí nguyên tử, mà nguồn cung cấp có thể là Bắc Hàn - vì vậy, giảm quân ở Nam Hàn trong lúc thương lượng về nguyên tử với Bắc Hàn không phải là ý hay.
Ông Clark hiện là 1 cố vấn của ứng cử viên TT John Kerry cho biết không có gì sai khi sử dụng cac cơ sở huấn luyện và đưa 1 quân số nhỏ tới Romania, Bulgaria để huấn luyện - việc ấy không thể làm mà không đưa quân nhân Mỹ về nước, để gia đình ở lại Mỹ, rồi gửi người lính trở lại Đông Aâu.

MỸ RÚT QUÂN, KINH TẾ ĐỨC THÊ THẢM THÊM
BERLIN - Chính phủ Đức hôm thứ ba tuyên bố rằng kế hoạch rút 30,000 quân Mỹ là dấu hiệu chia rẽ ở châu Aâu đang được hàn gắn, nhưng cac cộng đồng chịu ảnh hưởng của quyết định rút quân Mỹ cho biết họ sắp đối diện với thảm họa kinh tế.


Theo ông Karstein Voigt, viên chức điều hợp cac quan hệ Đức-Mỹ của thành phố Berlin, nước Đức vẫn là căn cứ Mỹ lớn nhất Aâu Châu, và an ninh lục địa Aâu Châu không bị ảnh hưởng - ông nói "Dù sao cuộc triệt thoái là 1 mất mát, chúng tôi tiếc - lính Mỹ được hoan nghênh ở đây. Nhưng, đây cũng là 1 thành công, là vượt qua các chia rẽ thời Chiến Tranh Lạnh".
Hôm Thứ 2, TT Bush loan báo sẽ đưa về nước khoảng 70,000 quân từ châu Aâu và châu Á. Lớp người cao niên tại Đức nhớ lại rằng họ nhận được miếng chocolate đầu tiên từ 1 chàng G.I. và cảnh danh ca Elvis Presley xuất hiện trong quân phục hơn 40 năm trước như 1 huyền thoại.
Ông Voigt tuyên bố trên đài phát thanh rằng những quân nhân Mỹ đồn trú tại nước Đức là những đại sứ hữu hiệu nhất khi họ về nước.
Các mối quan hệ là cay chua, giữa 2 chính phủ, với chủ trương chống chiến tranh Iraq của Berlin.
Mặc dù các chối cãi của Washington và Berlin, có đồn đoán tại nước Đức rằng điều ấy có ảnh hưởng trong vụ rút quân Mỹ.
Theo cac viên chức Ngũ Giac Đài, 2 sư đoàn quân số 30,000 tại Đức sẽ rút, thay thế bằng 1 trung đoàn thiết giáp của lục quân, quân số 5000.
Tin báo chí cho biết căn cứ không quân Rhein-Main ở Frankfurt sẽ đóng cửa. Công đoàn dịch vụ dự báo số việc làm sẽ mất cao hơn số lính Mỹ rút đi. Các thị trưởng và các nhà lãnh đạo cộng đồng khắp miền nam Đức lo ngại về cac ảnh hưởng tiêu cực đối với kinh tế của cac địa phương.
Ông Karl-Peter Bruch, Thứ Trưởng nội vựa của tiểu bang Rheinland-Palatinate, báo động rằng thị trấn Baumholder sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì lệ thuộc vào cac chi tiêu của người Mỹ - ông cho biết ngày nay thị trấn có 4000 dân Đức và trên 12,500 người Mỹ, rút quân Mỹ cũng là hủy diệt hạ tầng cơ sở tại chỗ. Nhật báo Bild lớn nhất nước tỏ ý tiếc về quân số Mỹ sẽ ra đi, nhưng kết luận với lời cám ơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.