Hôm nay,  

Xin Giúp Lập Đài Tv, Radio Việt Ngữ Đấu Tranhì Dân Chủ

17/07/200100:00:00(Xem: 4432)

PARIS (VB) - Cuộc chiến vì tự do tôn giáo ở VN vẫn được thúc đẩy liên tục, theo tin của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế. Đặc biệt, GS Võ Văn Ái chính thức kêu gọi Quốc Hội Âu Châu tài trợ cho kế hoạch thành lập 1 đài TV hoặc radio nói nhiều ngôn ngữ Á Châu để hướng về vùng đất mật độ đông người bị áp bức nhất trên địa cầu này. Tin như sau.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 16.7.2001
- Ngày 25.7.2001, Lễ Cầu nguyện cho Tự do tôn giáo tại Việt Nam và nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ trước tiền đình Quốc hội Hoa Kỳ, thủ đô Hoa Thịnh Đốn: 20 chư Tăng Ni đại diện Lào, Miến Điện, Mỹ, Tây Tạng, Tích Lan, Việt Nam tham gia
- 204 học viên Khóa tu học Phật Pháp ở chùa Như Lai viết thư cho Tổng thống Hoa Kỳ và Nhà cầm quyền Hà Nội
- Phong trào Liên minh Dân chủ châu Á ra đời tại Quốc hội Âu châu
- Hai Dân biểu Âu châu Olivier Dupuis, Lars Rise, ông Võ Văn Ái và Chị Ỷ Lan sẽ đến thuyết trình trong Cộng đồng Người Việt tại Los Angeles và San Jose hai ngày 28 và 29.7.2001
- Giáo hội Phật giáo nơi quê nhà bị nhà cầm quyền Cộng sản gia tăng đàn áp, sức khoẻ của Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống, ngày càng nguy kịch vì tuổi cao và bệnh họan sau 20 năm bị quản chế tại Quảng Ngãi, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, hôm 1.6.01 vừa qua, bị ra lệnh quản chế 2 năm tại Thanh Minh Thiền viện mà cũng là nhà tù, vì Hòa thượng dự tính lên đường ngày 7.6.01 ra Quảng Ngãi rước Hòa thượng Thích Huyền Quang về Saigon chữa bệnh.
Trước hiện tình pháp nạn vô cùng bức thiết như thế, Hòa thượng Thích Hộ Giác, Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo kiêm Chủ tịch Hội đồng Điều hành Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngọai tại Hoa Kỳ - Văn phòng II Viện Hóa Đạo (GHPGVNTNHN-HK - VP II VHĐ), đã đạt Thư Mời đến chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni và Cư sĩ trực thuộc GHPGVNTNHN-HK - VP II VHĐ tham gia "Ngày Cầu nguyện cho Tự do Tôn giáo và nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ" vào hôm 25.7 sắp tới tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Được biết sẽ có 20 chư tôn giáo phẩm đại diện các quốc gia Lào, Miến Điện, Mỹ, Tây Tạng, Tích Lan và Việt Nam cùng một số Cư sĩ Phật tử tham gia cầu nguyện từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều ngày 25.7.01 truớc Quốc hội Hoa Kỳ, tại góc đường First street S.Ẹ (Đông Nam) và Independence Avenue S.Ẹ (Đông Nam). Cuộc lễ Cầu nguyện sẽ được biểu dương trong không khí thiền tịnh, trang nghiêm và thầm lặng. Ngoài lý do hóa giải cuộc đàn áp nguy kịch trong nước, cuối tháng 7 dương lịch cũng là lúc Quốc hội Hoa Kỳ xem xét và thông qua Thương ước song phương Mỹ Việt. Thời điểm thuận lợi cho việc lưu tâm Quốc hội Hoa Kỳ về tình trạng đàn áp tôn giáo tại Việt Nam nói chung và đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nói riêng.
- Khóa tu học Phật Pháp do Hòa thượng Thích Chánh Lạc, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hoằng pháp, tổ chức tại Chùa Như Lai, thành phố Denver, bang Colorado, từ ngày 5 đến 8.7.01 đã quy tụ trên 200 học viên về từ nhiều tiểu bang Hoa Kỳ. Thành phần diễn giảng và thuyết trình gồm có chư Hòa thượng, Thượng tọa: Thích Chánh Lạc, Thích Thắng Hoan, Thích Viên Lý, Thích Nguyên An, Thích Nguyên Siêu, Thích Giác Đẳng, Thích Huyền Việt, Pháp sư Niên trưởng Thích Giác Đức, ông Võ Văn Ái và Chị Ỷ Lan. Không khí trang nghiêm, bổ ích và hấp dẫn qua các khóa giáo lý đạo Phật cùng với cuộc Hội luận sôi nổi về hiện tình Phật giáo trong nuớc cùng Lời Kêu gọi cho Dân chủ Việt Nam của Hòa thượng Thích Quảng Độ. Hôm chủ nhật 8.7.01, tại lễ Bế mạc khóa tu học, 204 học viên đã đồng thanh quyết nghị viết một lá thư gửi Tổng thống Hoa Kỳ yêu cầu Tổng thống can thiệp trả tự do cho Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Độ ; và một lá thư gửi các ông Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Trần Đức Lương, Chủ tịch CHXHCNVN, Phan Văn Khải, Thủ tướng CHXHCNVN. Bức thư gửi cho các nhà lãnh đạo ở Hà Nội, kèm theo tên tuổi, địa chỉ và chữ ký của 204 học viên, cho rằng việc giam cầm và quản chế hai Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ là "việc làm thất nhân tâm".
Một đọan thư viết rằng : "Quá ưu tư và quan ngại cho sức khoẻ của nhị vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất của chúng tôi (Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Độ), nên chúng tôi viết thư này yêu cầu quý Ngài ra lệnh cho các cơ quan công quyền ở Quảng Ngãi và Saigon trả tự do tức khắc cho nhị vị Hòa thượng. Đảng và Nhà nuớc hiện nay đang nỗ lực tìm phương thương thảo với Chính phủ Hoa Kỳ để cầu viện và thiết lập quan hệ hữu hảọ Chúng tôi nghĩ rằng việc giam cầm, quản chế nhị vị Hòa thượng lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chỉ gây thêm thắc mắc và phẫn nộ trong lòng nhân dân Hoa Kỳ cũng như trong dư luận quốc tế, chẳng lợi gì cho nỗ lực của quý Ngàị Vậy, xin quý Ngài để tâm giải quyết nhanh chóng việc làm thất nhân tâm của các cơ quan công quyền ở Quảng Ngãi và Saigon".


- Phong trào liên minh các nhà Dân chủ châu Á vừa ra đời tại Quốc hội Âu châu ở thủ đô Bruxelles hôm 11.7.2001. Gặp gỡ nhau trong cuộc họp tại Paris vào 2 ngày 8 và 9.6.2001, các nhà Dân chủ thuộc các quốc gia Lào, Miến Điện, Tây Tạng, Trung quốc, Việt Nam quyết định kết liên thành khối đấu tranh chung cho Dân chủ châu Á. Nỗ lực kết hợp sẽ lan dần sang toàn thể các quốc gia khác trong thời gian tới. Cuộc kết hợp không riêng giữa những người châu Á mà liên kết với những nhà Dân chủ Âu Mỹ nhắm phá thế bị động, im lặng hay dửng dưng của các nuớc Tây phương vì quyền lợi kinh tế mà quên đi lý tưởng nhân quyền và dân chủ. Với sự hậu thuẫn của một số chính đảng trong Liên hiệp Âu châu, trong số có Dân biểu Olivier Dupuis, tất cả các đại biểu lấy quyết định ra mắt phong trào "Diễn đàn Châu Á Dân chủ" (Forum Asie Démocratie) tại Quốc hội Âu châu vào ngày 11.7.2001. Trong buổi họp sáng ngày 11.7.01, các đại biểu có mặt đã đồng thanh bầu ông Võ Văn Ái làm Chủ tịch phong trào, ông Ngụy Kinh Sinh làm Chủ tịch Danh dự. Lúc 15 giờ chiều cùng ngày, cuộc họp báo ra mắt tại một hội trường của Quốc hội Âu châụ Trên bàn chủ tọa gồm có các ông : Ngụy Kinh Sinh (Trung quốc), Võ Văn Ái (Việt Nam), Aung Ko (Miến Điện), Vanida Thephsouvanh (Lào), Kunzang Chophel (Tây Tạng), Erkin Alptekin (Ouiguristan), Olivier Dupuis (Dân biểu Quốc hội Âu châu) và bà Marie Holzman.
Thay mặt "Diễn Đàn Châu Á Dân chủ", ông Võ Văn Ái tuyên bố :
"Đã nhiều năm qua, chúng tôi không ngừng phấn đấu để các nhà Đấu tranh cho Nhân quyền, các nhà Dân chủ châu Á kết liên lại thành trận truyến chung đối đầu với bọn độc tài châu Á. Hiển nhiên, đoàn kết làm nên sức mạnh, nhưng việc chính yếu là phản đáp Liên minh trong thực tế do các chế độ độc đoán dựng nên.
"Thứ liên minh này đang ngự trị châu Á và bóp giết mọi ngưỡng vọng dân chủ chính đáng của các dân tộc. Chúng ta đang sống trong một thế giới tương giao, cho nên thứ liên minh độc tài ấy thật bất tường. Bởi vì cuộc thịnh vượng dài lâu không thể xây dựng, khi hai phần ba nhân lọai (là châu Á) sống dưới móng vuốt độc tàị
"Âu châu đã làm gì để ngăn cản sự bành trướng của các chính thể độc đóan trên trường quốc tế" Chẳng làm gì cả. Mà còn làm ngược. Cái gọi là "đối thoại có phê bình" đem lại gì, nếu không là sự thất bại thảm hại : chẳng đem lại một tí ti gì cho sự cải thiện nhân quyền và tiến bộ dân chủ.
"Chính vì cớ đó, mà chúng tôi, những nhà Dân chủ châu Âu và châu Á, chúng tôi thành lập "Diễn đàn Châu Á Dân chủ" để tìm cách đổi hướng chính sách đạo đức giả của Âu châu. Cho đến nay và trong toàn bộ, Âu châu chỉ xác nhận thanh thỏa cho các chế độ độc tài.
"Hiển nhiên là chẳng lợi ích gì, việc tài trợ dịch thuật bản Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền ra tiếng Việt với 700 ấn bản cho 79 triệu dân Việt. Chẳng lợi ích gì, việc đòi trả tự do cho một nhà ly khai nổi danh, để rồi sau đó họ bị bắt lại hoặc 10 nhà ly khai khác bị hốt vào tù. Sự hết lòng vừa chứng kiến đã bị cướp đi ngaỵ Chẳng lợi ích gì, việc huấn luyện các ký giả để tức khắc sau đó các ký giả này cúi mình phục vụ kẻ độc tài.
"Không. Ngay từ giờ phút này, phải thông tin trực tiếp cho các dân tộc châu Á về tiến trình thế giới, và các quyền của họ.
"Do đó, ngoài những việc khác, chúng tôi muốn rằng Âu châu giúp đỡ thực sự cho những nhà Dân chủ chống đối và tài trợ cho những công cụ chính đáng và hiệu quả để làm thăng tiến dân chủ. Thật đơn giản như một Đài phát thanh, hay Truyền hình, hướng đến các dân tộc châu Á qua các ngôn ngữ khác nhau của họ : một Đài Phát thanh (hay Truyền hình) Châu Âu cho Châu Á. Vì vậy, Châu Âu hãy để cho các nhà Dân chủ Châu Á và Châu Âu có tiếng nói. Chúng tôi xin báo truớc một Đại Nghị hội Kết liên (Etats généraux) cho Dân chủ châu Á vào cuối tháng 10 hay đầu tháng 11 cuối năm nay tổ chức trong khuôn viên Quốc hội Âu châu nàỵ
"Bên cạnh công cuộc "Toàn cầu hóa Kinh tế", chúng tôi họat động cho cuộc "Toàn cầu hóa Dân chủ". Và sẽ là một biểu tượng, một thắng lợi cho mọi dân tộc, nếu chúng ta vận động Liên Hiệp Quốc lấy một ngày làm "Ngày Dân chủ Thế giới". Sau lời phát biểu có tính tuyên ngôn cho phong trào của ông Võ Văn Ái, đại biểu các quốc gia có mặt đã phúc trình tình hình vi phạm nhân quyền và phi dân chủ trong nuớc mình. 18 nhà báo quốc tế, hãng thông tấn, đài phát thanh có mặt đã nêu lên nhiều câu hỏi nóng bỏng và đã được chủ tọa đoàn thay nhau giải đáp.
- Một số đoàn thể và đài phát thanh của người Việt tại California đã ngõ lời mời bốn diễn giả đến thuyết trình về những hành động dấn thân của họ cho nhân quyền và dân chủ Việt Nam. Đó là các ông Olivier Dupuis, Dân biểu Quốc hội Âu châu, Lars Rise, Dân biểu Na uy, ông Võ Văn Ái và chị Ỷ Lan thuộc Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam. Theo những người chủ trương cho biết, thì ngoài việc thuyết trình của bốn vị, Ban tổ chức muốn biểu tỏ lòng tri ân với những người quyết đem thân đấu tranh giành nhân quyền và dân chủ cho quê hương Việt Nam. Đặc biệt các người ngọai quốc : ông Olivier Dupuis, người Bỉ, ông Lars Rise, người Na Uy, và chị Ỷ Lan, người Anh. Ngày thứ bảy 28.7.01, cuộc tiếp đón và thuyết trình tại Quận Cam, Nam California, và tại San Jose, Bắc California, ngày chủ nhật 29.7.01.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thủ tướng Scott Morrison cho biết, Úc Đại Lợi sẽ cùng Hoa Kỳ tẩy chay ngoại giao Thế Vận Hội Mùa đông ở Bắc Kinh, dù quyết định có thể sẽ làm xấu đi mối quan hệ song phương vốn đã cay đắng, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Tư, 8 tháng 12 năm 2021. Hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không cử các quan chức chính phủ của mình đến tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh, để phản đối “hành động tàn bạo” xâm phạm nhân quyền của Trung Quốc. Tuyên bố được đưa ra chỉ vài tuần sau các cuộc đàm phán nhằm xoa dịu quan hệ căng thẳng giữa hai bên. Sau đó, Trung Quốc đã cảnh báo Hoa Kỳ sẽ “trả giá” cho quyết định của mình và về “các biện pháp đáp trả kiên quyết”.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng phương Tây sẽ áp đặt “các biện pháp kinh tế mạnh mẽ cùng các biện pháp khác” đối với Nga nếu họ xâm lược Ukraine, trong khi ông Putin yêu cầu đảm bảo rằng NATO sẽ không mở rộng xa hơn về phía đông, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Ba, 7 tháng 12 năm 2021. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài hai giờ về Ukraine và các tranh chấp khác về mối quan hệ Mỹ-Nga, vốn đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc hơn ba thập kỷ trước, khi Nga có hàng chục nghìn quân lính ở biên giới Ukraine.
Công ty dầu hỏa Mỹ ExxonMobil tiếp tục các kế hoạch khai thác khí đốt tại mở Cá Voi Xanh năm ngoài khơi bở biển Việt Nam bất chấp sức ép của Trung Quốc, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm 8 tháng 12 năm 2021.
Trưởng phòng báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết, chính quyền Biden sẽ không cử phái đoàn chính thức của Hoa Kỳ đến Thế vận hội Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh như một tuyên bố chống lại “tội ác diệt chủng và chống lại loài người đang diễn ra ở Tân Cương,” theo trang CNN đưa tin hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021. Các vận động viên Hoa Kỳ sẽ vẫn được phép thi đấu tại Thế vận hội, nhưng chính quyền sẽ không cử các quan chức chính phủ tới các trận đấu. Chính sách tương tự cũng được áp dụng cho Thế vận hội Paralympic (Thế vận hội cho người khuyết tật), cũng sẽ diễn ra ở Bắc Kinh.
Ủy ban Quản lý Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết hôm Chủ Nhật, 5 tháng 12 năm 2021, vụ phun trào đã khiến 56 người khác bị thương, trong đó có 35 trường hợp nghiêm trọng, sau khi tro bụi bao phủ các ngôi làng và khiến người dân phải chạy khỏi những đám mây bụi dày đặc. Theo Ủy ban, 5 trong số các nạn nhân vẫn chưa được xác định và 9 người vẫn đang mất tích. Khoảng 1.300 người đã phải di dời đến các trung tâm sơ tán. Hàng trăm ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn và 33 trường học bị hư hại do vụ phun trào.
Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Thống Nga Vladimir Putin sẽ đối thoại qua cuộc gọi video vào Thứ Ba tới, theo Bạch Ốc cho biết, giữa những căng thẳng đang gia tăng về vấn đề Ukraine, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Bảy, 4 tháng 12 năm 2021. Tin này đến sau khi Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Hoa Kỳ có bằng chứng cho thấy Nga đã lên các kế hoạch cho một cuộc tấn công ở “quy mô rộng lớn” vào Ukraine. Nhưng ông nói thêm rằng điều không rõ là không biết Ông Putin đã có quyết định sau cùng để xâm lăng chưa.
Tình hình Biển Đông ngày càng u ám khi Trung Quốc tiếp tục “các hành động đơn phương có vấn đề” đã làm cho Mỹ và Liên Âu quan ngại và khiến cho Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự của họ ở Biển Đông qua các cuộc tập trận chung với các nước trong vùng và thực hiện những chuyến đi lại “tự do hàng hải” trong vùng biển này, theo hai bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021.
Chính phủ liên bang và tiểu bang đã đồng ý vào thứ Năm 02.12.2021 để thắt chặt đáng kể các quy tắc về Corona ở Đức. Trong số những thứ khác, sẽ không chỉ có những hạn chế tiếp xúc đáng kể đối với những người chưa được tiêm chủng. Cũng không thể đến được rạp chiếu phim, đến tham dự các sinh hoạt hoặc đi mua sắm.
Như vậy là TQ đã thực hiện được một phần trong kế hoạch “một đai một đường” để khống chế Đông Nam Á và sẽ mở rộng ra thế giới mà cụ thể là TQ và Lào đã xây xong con đường xe lửa cao tốc trị giá 5.9 tỉ đô la qua xuyên qua Lào, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát đi hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021, giờ VN.
“Bằng lương tâm, tôi không thấy cách nào tôi có thể yêu cầu các lực sĩ của chúng tôi cạnh tranh ở đó khi mà Peng Shuai không được phép thông truyền tự do và có vẻ bị đàn áp để nói ngược lại sự cáo buộc về tấn công tình dục của cô. Với tình hình hiện tại, tôi cũng rất quan ngại về những nguy hiểm mà tất cả cầu thủ và nhân viên của chúng tôi sẽ đối diện nếu chúng tôi tổ chức các giải đấu tại Trung Quốc vào năm 2022.” Hành động của WTA đã được chào đón bởi nhiều nhân vật quần vợt thế giới đã và đang vận động cho sự an toàn của Peng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.