Hôm nay,  

Mỹ Dò Dẫm Hải Cảng Eritrea, Tính Lập Căn Cứ Chiến Lược

20/11/200200:00:00(Xem: 4403)
ASSAB - Hải cảng Assab của nước Eritrea thuộc vùng Sừng Châu Phi, ven Hồng Hải, có thể trở thành căn cứ Hoa Kỳ trong kế hoạch diệt khủng bố.
Các nguồn tin ngoại giao Tây Phương cho biết các viên chức quân sự Hoa Kỳ đã quan sát địa điểm chiến lược hẻo lánh này để lượng giá.
Trong Tháng 3, Tướng Tommy Frank đã tới đây, tiếp đó Bộ Trưởng quốc phòng bản xứ tuyên bố rằng Eritrea sẵn sàng cho phép lực lương Hoa Kỳ lập căn cứ.
Mới đây, ngày 29-10 Tướng Franks cho biết "Hoa Kỳ có những quan hệ về an ninh với các nước trong vùng Sừng Châu Phi.”
Ở lân quốc Djibouti, khoảng 1500 quân nhân Hoa Kỳ đang làm công tác huấn luyện và khoảng 800 quân, gồm các đơn vị đặc biệt trú đóng tại trại Le Monier của Djibouti giữ vai trò đặc nhiệm trong vùng.
Khoảng 300 quân nhân khác sẽ tăng viện khi tàu Whitney Mountain tới đây vào Tháng 12 làm bộ chỉ huy nổi.

Tiểu quốc Djinouti, diện tich chỉ bằng tiểu bang Massachusetts, đang có 2800 quân của Pháp.
Theo nhận xét của ông Phillip Mitchell, phân tich gia của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược QuốcTế (trụ sở London), vì Yemen, đối diện Eritrea 60 dặm bên kia Hồng hải, không giúp gì nhiều, hải cảng Assab là vị trí lý tưởng.
Cảng này rất bận rộn trước khi có chiến tranh biên giới giữa Eritrea và Ethiopia sẽ là hữu ich khi Hoa Kỳ tăng sự hiện diện quân sự trong vùng bất ổn này.
Hiện tình Erirea với dân số 3 triệu rưỡi không cải thiện. TT Afwerki trước đây đưộc Tây phương ngưỡng mộ như là 1 nhà lãnh đạo tự lập, ngày càng bị chỉ trich về các vi phạm nhân quyền tiếp theo cuộc chiến tranh biên giới với Ethiopia.
Tổng tuyển cử dự liệu tổ chức trong Tháng 12 đã bị bãi bỏ vô hạn định, và chương trình giải ngũ 200,000 quân cũng chưa bắt đầu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
China phản ứng chuyến thăm gây tranh cãi của một quan chức ngoại giao cấp cao Hoa Kỳ tới Đài Loan bằng cách tổ chức một cuộc thao diễn quân sự (Militaermanoever / Military maneuvers). Điều này đã được thông báo bởi một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng tại Bắc Kinh vào thứ Sáu.
Không chỉ các nước trong vùng Biển Đông và Hoa Kỳ đã gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển chiến lược này, mà giờ đây cả Anh, Pháp, Đức cũng làm tương tự, cho thấy tuyên bố chủ quyền của TQ trên Biển Đông đang gặp phải sự chống đối mãnh liệt từ cộng đồng quốc tế, theo bản tin Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Năm, 17 tháng 9 năm 2020.
Sau nhiều tuần biểu tình ở Belarus (Weißrussland), Liên minh châu Âu rõ ràng đã thắt chặt quan điểm chống lại nguyên thủ quốc gia Alexander Lukashenko. Đại diện đối ngoại của EU Josep Borrell tại Nghị viện châu Âu ở Brussels cho biết, người đàn ông 66 tuổi này sẽ không được công nhận là tổng thống hợp pháp của đất nước.
Berlin (AFP) - Gần ba tuần sau khi nhập viện Berlin Charité, chính trị gia đối lập người Nga bị đầu độc Alexej Navalny vẫn đang trong thời gian chữa trị. Người đàn ông 44 tuổi này hiện đã "hoàn toàn khỏi thở bằng máy", phòng khám của trường đại học thông báo hôm thứ Hai. Ông ấy “ngày càng được vận động” và có thể “tạm rời giường bệnh”.
Nếu Shinzo Abe là người sinh ra để làm Thủ Tướng Nhật Bản, thì con đường để trở thành ngôi sao chính trị đối với người có khả năng kế nhiệm ông ấy là hầu như khó được bảo đảm, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Hai, 14 tháng 9 năm 2020.
Các nỗ lực bởi tổng thống Belarus Alexander Lukashenko để đè bẹp các cuộc biểu tình chống lại ông đã thất bại hôm Chủ Nhật, 13 tháng 9 năm 2020 khi hơn 100,000 người đã xuống đường ngay tại nơi ông ở tại thủ đô Minsk, với các cuộc biểu tình khác khắp nước, theo bản tin của The Guardian cho biết hôm Chủ Nhật.
Các báo cáo về một cái chết do Coronavirus ở Anh xác nhận những nghi ngờ rằng virus đã lây lan sớm hơn nhiều so với giả định trước đây.
Người dân Palestine tại Gaza đã đốt các bức ảnh của các nhà lãnh đạo Do Thái, Mỹ, Bahrain, và các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất hôm Thứ Bảy, 12 tháng 9 năm 2020 trong cuộc biểu tình chống lại sự chuyển hướng quan hệ bình thường với Do Thái của 2 quốc gia vùng Vịnh, theo bản tin của Al Jazeera cho biết hôm Thứ Bảy.
Các tin tặc có liên quan chặt chẽ với Nga, Trung Quốc và Iran đang cố rình mò người dân và các nhóm có liên hệ với cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020, theo công ty Microsoft cho biết qua bản tin của Đài BBC tiếng Anh tường trình hôm Thứ Năm, 10 tháng 9 năm 2020.
Cái chết của một người đàn ông Colombia sau nhiều lần bị sốc với súng bắn gây choáng váng bởi cảnh sát là người đã kềm chế ông ấy đã gây ra các cuộc bạo loạn và biểu tình khắp nước, theo bản tin hôm Thứ Năm, 10 tháng 9 năm 2020 của trang mạng Al Jazeera cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.