Hôm nay,  

Phe Bồ Câu: 6 Db Kiện Bush, 90 Hội Đồng Thị Xã Đòi Hòa Bình

14/02/200300:00:00(Xem: 4747)
BOSTON/AUGUSTA/WASHINGTON -- Một đơn kiện đã nộp lên tòa liên bang tại Boston hôm thứ năm để ngăn cản việc TT Bush khởi chiến đánh Iraq mà không có sự chấp thuận của quốc hội.
Một liên minh trong đó có 6 vị dân biểu liên bang, nhiều chiến binh Hoa Kỳ và bố mẹ của quân nhân đã nói rằng chỉ quốc hội mới có quyền gây chiến theo Hiến Pháp.
“Một cuộc chiến đánh Iraq mà không có quốc hội tuyên chiến thì sẽ là bất hợp pháp và vi hiến,” theo lời John Bonifaz, luật sư chính của liên minh này. “Đã tới lúc để tòa án can thiệp.”
Các vị dân biểu trong đơn kiện đều là Dân Chủ, là John Conyers của Michigan, Dennis Kucinich của Ohio, James McDermott của Washington, Jose Serrano của New York, Sheila Jackson Lee của Texas và Jesse Jackson Jr. của Illinois.
Các nguyên đơn xin lệnh tòa sơ khởi chống TT Bush, và đòi điều trần về yêu cầu của họ rằng TT Bush phải bị ngăn cản việc tấn công Iraq mà chưa có tuyên chiến từ quốc hội.
Đơn kiện dẫn ra Điều I, Khoản 8 Hiến Pháp, “Quốc Hội sẽ có quyền tuyên chiến...”
Đơn kiện lý luận là nghị quyết về Iraq mà quốc hội thông qua hồi tháng 10 không phải là tuyên chiến, và đã bất hợp luật khi giao quyết định cho Bush.
Charles Richardson, người có con trai là TQLC đang đóng ở Vùng Vịnh, nói, “Tổng Thống không phải vua.”

Richardson và 2 nguyên đơn khác -- Nancy Lessin và Jeffrey McKenzie -- là đồng sáng lập của Military Families Speak Out, một tổ chức chống cuộc chiến Iraq, gồm những người có thân nhân đi lính.
Trong khi đó, sau cuộc tranh luận dài, Hạ Viện tiểu bang Maine đã chấp thuận nghị quyết đêm thứ ba, thúc giục TT Bush giải giới Iraq xuyên qua LHQ và đừng can thiệp quân sự.
Nghị quyết được thông qua tỉ phiếu 77-66 và đã gửi lên Thượng Viện, nói là TT Bush không nên tìm giải pháp về Iraq mà gây mất an toàn cho dân Mỹ.
Một tuần trước, Hạ Viện tiểu bang Hawaii cũng thông qua nghị quyết lên án hành vi đơn phương của Hoa Kỳ về giải giới Iraq và Bắc Hàn.
Tuy nhiên, những người chủ chiến nói là các nghị viện tiểu bang không có dính dáng gì tới chuyện quốc gia liên bang.
Bản tin khác của AP cho biết tổ chức Cities for Peace, từ hơn 90 hội đồng thành phố của các chính quyền cấp địa phương, đã ra nghị quyết thúc giục TT Bush tìm giải pháp hòa bình về Iraq, trong đó lý luận rằng cuộc chiến sẽ lấy bớt tiền ngân sách từ quỹ giáo dục, quỹ cho người vô gia cư và quỹ cảnh sát.
Alderman Joseph Moore, đại diện của Cities for Peace, hôm thứ năm đã cầm nghị quyết này tới Bạch Ốc để trình TT Bush, nhưng bị cấm vào vì cớ là không có hẹn trước.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko bị lật đổ bởi các cuộc biểu tình hiện tại, thì theo ý kiến ​​của nguyên thủ quốc gia đang gây tranh cãi Lukashenko, " tiếp theo sẽ là Nga ".
Hoa Kỳ đang có kế hoạch rút gần một nửa số binh sĩ Mỹ ra khỏi Iraq, theo một viên chức quân sự cao cấp của Hoa Kỳ cho biết qua bản tin của NPR hôm Thứ Tư, 9 tháng 9 năm 2020.
Trong vụ nhà hoạt động đối lập người Nga Alexei Navalny bị đầu độc, Moscow kiên quyết phủ nhận mọi cáo buộc. Nhưng quốc tế, các yêu cầu phải làm rõ ngày càng lớn hơn: Nga nên hành động.
Một tòa án tại Ả Rập Saudi đã đưa ra phán quyết cuối cùng hôm Thứ Hai, 7 tháng 9 năm 2020 về vụ giết chết một ký giả và nhà bất đồng chính kiến Jamal Khashoggi trong năm 2018, kết án tù 8 người, theo truyền hình chính phủ Saudi cho biết, theo bản tin của Fox News hôm Thứ Hai.
Không có dấu vết của một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất của phe đối lập ở Belarus (Weißrussland / White Russia), Maria Kolesnikova. Các đồng nghiệp của cô ta không liên lạc được với cô ấy, dịch vụ báo chí của hội đồng điều phối phong trào dân chủ ở Minsk cho biết hôm thứ Hai 07.09.2020. Ngoài ra, nhân viên của cô là Ivan Kravzov và người phát ngôn của cô Anton Rodnenkow cũng không còn liên lạc được nữa.
Cảnh sát Hong Kong đã bắt từ 90 tới 289 người tại các cuộc biểu tình chống chính quyền qua quyết định hoãn cuộc bầu cử, theo bản tin của Fox News cho biết hôm Chủ Nhật, 6 tháng 9 năm 2020.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer (CDU) công kích mạnh mẽ giới lãnh đạo Nga xung quanh Tổng thống Vladimir Putin sau vụ mưu hại bằng chất độc nhắm vào nhà phê bình Điện Kremlin Alexej Navalny.
USA đã lên án mạnh mẽ vụ đầu độc nhà phê bình điện Kremlin Alexej Navalny theo thông tin mới từ chính phủ Đức về "vụ việc". Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Toà Bạch Ốc John Ullyot hôm thứ Tư 02.09.2020 cho biết: “Mỹ quan ngại sâu sắc về kết quả công bố hôm nay. "Việc đầu độc" Alexei Navalny là hoàn toàn đáng trách."
Chính phủ Trump đã giữ im lặng hôm Thứ Tư, ngày 2 tháng 9 năm 2020, trong khi các nhà lãnh đạo trên thế giới bày tỏ sự quan ngại và đòi hỏi câu trả lời từ chính phủ của Tổng Thống Nga Vladimir Putin về phát giác rằng nhân vật lãnh đạo đối lập đã bị đầu độc bởi chất độc thần kinh hóa học thời Sô Viết
Nhà chỉ trích chính phủ Nga Alexej Navalny đã bị đầu độc bằng chất độc thần kinh hóa học Novitschok sau cuộc điều tra của một phòng thí nghiệm đặc biệt của lực lượng vũ trang Đức (Bundeswehr). Chính phủ liên bang đã thông báo hôm thứ Tư 02.09.2020 rằng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cung cấp "bằng chứng rõ ràng".
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.