Hôm nay,  

Bắc Hàn Dọa Nổ Phi Đạn; Mỹ: Hù Dọa Phản Tác Dụng

2/24/200100:00:00(View: 4750)
TOKYO (WP/AP) – Tin của Doug Struck, phái viên của Washington Post nằm tại nước ngoài: Trong phản ứng đầu tiên đối với cái được gọi là thái độ cứng rắn của nội các Bush, ngàyy 22/2 Bắc Hàn đã thông báo quốc gia này có thể tái thử các hỏa tiễn phóng tầm xa. Có nghĩa sẽ chấm dứt cuộc đình hoãn về những gì mà nội các Clinton đã đạt được trước đây.

“Chúng tôi đã hứa không bắn thử hỏa tiễn tầm xa trong thời gian còn đang đàm phán với Hoa kỳ. Nhưng chúng tôi không có thể kéo dài mãi được,” theo như lời tuyên bố của Bộ ngoại giao của Bắc Hàn.

Hăm dọa là chiến thuật cố hữu của cái quốc gia theo đường lối Stalin. Nhưng đây là sự đáp ứng đầu tiên của Bắc Hàn đối với nội các mới của Hoa kỳ, nó mang một thông báo có triệu chứng không tốt. Hồi tháng tám 1998 Bắc Hàn đã bắn thử hỏa tiễn bay ngang qua Nhật Bản đã có tác động xấu rộng lớn. Sự kiện này đã làm Nhật bản phải báo động, Hoa kỳ vội vã xét tới hệ thống phòng thủ hỏa tiễn và nẩy ra việc tu chỉnh chính sách của Hoa kỳ đối với Bình Nhưỡng.

Nội các Clinton đã cho bước vào cuộc thương thảo với Bắc Hàn, lấy được lời hứa hồi tháng chín 1999 là Bắc Hàn sẽ đình hoãn cuộc thử hỏa tiễn. Thêm vào một lời hứa nữa năm 1994 là Bắc Hàn cho ngưng chương trình vũ khí nguyên tử để đổi lấy viện trợ. Nhưng Bình Nhưỡng đã tuyên bố ngày 23/2 là thỏa ước có thể bị thất cơ vì sự chấp chánh mới của người theo đảng Cộng hòa. Nội các này đã cho thổi ra quyết định của ông Bush để đẩy cho tiến hành việc phát triển chiếc lá chắn bảo vệ bằng hỏa tiễn cho Hoa kỳ, có thể cho Nhật Bản và các đồng minh tại Á châu.

Lời công bố đã nhấn mạnh cho trì hoãn xây cất các nhà máy điện để đổi việc chấm dứt chương trình nguyên tử của Bắc Hàn. “Trường hợp Hoa kỳ cứ tiếp tục không tôn trọng sự thỏa thuận này, chúng tôi cảm thấy chúng tôi cũng chẳng cần bám vào thỏa thuận này làm gì,” theo như Bắc hàn đã cho tuyên bố.

Thông báo mới đã đưa ra khi Bắc Hàn đang ló ra khỏi sự cô lập cả chục năm. Hồi tháng sáu, lãmh tụ Bắc Hàn Kim Jong II đã tiếp một hội nghị thượng đỉnh lịch sử với địch thủ, là nhà tổng thống Nam Hàn Kim Dae Dung, và sau đó đã ngồi thương nghị với ngoại trưởng Hoa kỳ hồi đó, là Madeleine Albright, vào tháng mười tại Bình Nhưỡng.

Albright và Clinton đã tìm cách có một thỏa thuận trường cửa hơn nữa, trong đó Bắc Hàn sẽ bỏ chương trình phát triển hỏa tiễn và việc xuất cảng hỏa tiễn để đổi lấy việc đền bù dưới một hình thức nào đó, nhưng cả hai người này đã hết nhiệm kỳ.

Ngoại trưởng Colin L. Powell đã tuyên bố, nội các Bush sẽ cho tiếp tục chính sách này, nhưng đã không ra dấu hiệu công khai để lãnh những gì đã thương thảo. Trong khi vận động tranh cử chức tổng thống Hoa kỳ, ông Bush đã cho thấy rõ ông sẽ có thái độ cứng rắn hơn nữa đối với Bắc Hàn trong việc đổi chác với chính quyền Hoa kỳ. Thái độ này đã được trả lời bằng cách cho lệnh oanh tạc Iraq trong tuần vừa qua trong lúc ông Bush công du Mexico.

Bản tin AP ghi phản ứng từ Washington như sau.

Bà Condoleezza Rice, cố vấn an ninh quốc gia của TT Hoa Kỳ, họp báo ngày Thứ 5 cho biết Hoa Kỳ rất quan ngại về việc kỹ thuật phi đạn xuất cảng từ Bắc Hàn, và về chương trình phát triển phi đạn của Bắc Hàn.

Tuyên bố của bà Rice là nhằm phúc đáp những phàn nàn của Bắc Hàn theo đó TT Bush có chủ trương khó khăn đối với Bắc Hàn trong khi Hoa Kỳ chưa chu toàn những cam kết trong Thỏa Ước Khung 1994, trong đó Bắc Hàn nhận ngưng chương trình phi đạn để được cung cấp lò phản ứng phát điện nguyên tử.

Bà cố vấn Rice nói "Thật là không ích gì, mà chỉ là phản tác dụng khi nhà cầm quyền Bắc Hàn đe dọa thí nghiệm khi đạn để Hoa Kỳ phải làm một điều gì đó." Tân chính phủ Bush chưa có những cuộc hội đàm cấp cao với Bắc Hàn, mặc dù các tiếp xuc vẫn diễn ra thông qua phái bộ Bắc Hàn tại tổ chức LHQ. Trong những tháng cuối nhiệm kỳ TT của ông Clinton, đã có một số tiến triển hướng tới 1 thỏa ước mà theo đó Bắc Hàn sẽ từ bỏ chương trình phi đạn tầm xa, và bù lại sẽ được giúp phóng vệ tinh, nhưng chưa đủ thì giờ để hoàn tất. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thời gian đó cũng báo trước sẽ bác bỏ mọi yêu sách đền bù.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nếu Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko bị lật đổ bởi các cuộc biểu tình hiện tại, thì theo ý kiến ​​của nguyên thủ quốc gia đang gây tranh cãi Lukashenko, " tiếp theo sẽ là Nga ".
Hoa Kỳ đang có kế hoạch rút gần một nửa số binh sĩ Mỹ ra khỏi Iraq, theo một viên chức quân sự cao cấp của Hoa Kỳ cho biết qua bản tin của NPR hôm Thứ Tư, 9 tháng 9 năm 2020.
Trong vụ nhà hoạt động đối lập người Nga Alexei Navalny bị đầu độc, Moscow kiên quyết phủ nhận mọi cáo buộc. Nhưng quốc tế, các yêu cầu phải làm rõ ngày càng lớn hơn: Nga nên hành động.
Một tòa án tại Ả Rập Saudi đã đưa ra phán quyết cuối cùng hôm Thứ Hai, 7 tháng 9 năm 2020 về vụ giết chết một ký giả và nhà bất đồng chính kiến Jamal Khashoggi trong năm 2018, kết án tù 8 người, theo truyền hình chính phủ Saudi cho biết, theo bản tin của Fox News hôm Thứ Hai.
Không có dấu vết của một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất của phe đối lập ở Belarus (Weißrussland / White Russia), Maria Kolesnikova. Các đồng nghiệp của cô ta không liên lạc được với cô ấy, dịch vụ báo chí của hội đồng điều phối phong trào dân chủ ở Minsk cho biết hôm thứ Hai 07.09.2020. Ngoài ra, nhân viên của cô là Ivan Kravzov và người phát ngôn của cô Anton Rodnenkow cũng không còn liên lạc được nữa.
Cảnh sát Hong Kong đã bắt từ 90 tới 289 người tại các cuộc biểu tình chống chính quyền qua quyết định hoãn cuộc bầu cử, theo bản tin của Fox News cho biết hôm Chủ Nhật, 6 tháng 9 năm 2020.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer (CDU) công kích mạnh mẽ giới lãnh đạo Nga xung quanh Tổng thống Vladimir Putin sau vụ mưu hại bằng chất độc nhắm vào nhà phê bình Điện Kremlin Alexej Navalny.
USA đã lên án mạnh mẽ vụ đầu độc nhà phê bình điện Kremlin Alexej Navalny theo thông tin mới từ chính phủ Đức về "vụ việc". Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Toà Bạch Ốc John Ullyot hôm thứ Tư 02.09.2020 cho biết: “Mỹ quan ngại sâu sắc về kết quả công bố hôm nay. "Việc đầu độc" Alexei Navalny là hoàn toàn đáng trách."
Chính phủ Trump đã giữ im lặng hôm Thứ Tư, ngày 2 tháng 9 năm 2020, trong khi các nhà lãnh đạo trên thế giới bày tỏ sự quan ngại và đòi hỏi câu trả lời từ chính phủ của Tổng Thống Nga Vladimir Putin về phát giác rằng nhân vật lãnh đạo đối lập đã bị đầu độc bởi chất độc thần kinh hóa học thời Sô Viết
Nhà chỉ trích chính phủ Nga Alexej Navalny đã bị đầu độc bằng chất độc thần kinh hóa học Novitschok sau cuộc điều tra của một phòng thí nghiệm đặc biệt của lực lượng vũ trang Đức (Bundeswehr). Chính phủ liên bang đã thông báo hôm thứ Tư 02.09.2020 rằng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cung cấp "bằng chứng rõ ràng".
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.