Hôm nay,  

Bắc Hàn Dọa Nổ Phi Đạn; Mỹ: Hù Dọa Phản Tác Dụng

2/24/200100:00:00(View: 4754)
TOKYO (WP/AP) – Tin của Doug Struck, phái viên của Washington Post nằm tại nước ngoài: Trong phản ứng đầu tiên đối với cái được gọi là thái độ cứng rắn của nội các Bush, ngàyy 22/2 Bắc Hàn đã thông báo quốc gia này có thể tái thử các hỏa tiễn phóng tầm xa. Có nghĩa sẽ chấm dứt cuộc đình hoãn về những gì mà nội các Clinton đã đạt được trước đây.

“Chúng tôi đã hứa không bắn thử hỏa tiễn tầm xa trong thời gian còn đang đàm phán với Hoa kỳ. Nhưng chúng tôi không có thể kéo dài mãi được,” theo như lời tuyên bố của Bộ ngoại giao của Bắc Hàn.

Hăm dọa là chiến thuật cố hữu của cái quốc gia theo đường lối Stalin. Nhưng đây là sự đáp ứng đầu tiên của Bắc Hàn đối với nội các mới của Hoa kỳ, nó mang một thông báo có triệu chứng không tốt. Hồi tháng tám 1998 Bắc Hàn đã bắn thử hỏa tiễn bay ngang qua Nhật Bản đã có tác động xấu rộng lớn. Sự kiện này đã làm Nhật bản phải báo động, Hoa kỳ vội vã xét tới hệ thống phòng thủ hỏa tiễn và nẩy ra việc tu chỉnh chính sách của Hoa kỳ đối với Bình Nhưỡng.

Nội các Clinton đã cho bước vào cuộc thương thảo với Bắc Hàn, lấy được lời hứa hồi tháng chín 1999 là Bắc Hàn sẽ đình hoãn cuộc thử hỏa tiễn. Thêm vào một lời hứa nữa năm 1994 là Bắc Hàn cho ngưng chương trình vũ khí nguyên tử để đổi lấy viện trợ. Nhưng Bình Nhưỡng đã tuyên bố ngày 23/2 là thỏa ước có thể bị thất cơ vì sự chấp chánh mới của người theo đảng Cộng hòa. Nội các này đã cho thổi ra quyết định của ông Bush để đẩy cho tiến hành việc phát triển chiếc lá chắn bảo vệ bằng hỏa tiễn cho Hoa kỳ, có thể cho Nhật Bản và các đồng minh tại Á châu.

Lời công bố đã nhấn mạnh cho trì hoãn xây cất các nhà máy điện để đổi việc chấm dứt chương trình nguyên tử của Bắc Hàn. “Trường hợp Hoa kỳ cứ tiếp tục không tôn trọng sự thỏa thuận này, chúng tôi cảm thấy chúng tôi cũng chẳng cần bám vào thỏa thuận này làm gì,” theo như Bắc hàn đã cho tuyên bố.

Thông báo mới đã đưa ra khi Bắc Hàn đang ló ra khỏi sự cô lập cả chục năm. Hồi tháng sáu, lãmh tụ Bắc Hàn Kim Jong II đã tiếp một hội nghị thượng đỉnh lịch sử với địch thủ, là nhà tổng thống Nam Hàn Kim Dae Dung, và sau đó đã ngồi thương nghị với ngoại trưởng Hoa kỳ hồi đó, là Madeleine Albright, vào tháng mười tại Bình Nhưỡng.

Albright và Clinton đã tìm cách có một thỏa thuận trường cửa hơn nữa, trong đó Bắc Hàn sẽ bỏ chương trình phát triển hỏa tiễn và việc xuất cảng hỏa tiễn để đổi lấy việc đền bù dưới một hình thức nào đó, nhưng cả hai người này đã hết nhiệm kỳ.

Ngoại trưởng Colin L. Powell đã tuyên bố, nội các Bush sẽ cho tiếp tục chính sách này, nhưng đã không ra dấu hiệu công khai để lãnh những gì đã thương thảo. Trong khi vận động tranh cử chức tổng thống Hoa kỳ, ông Bush đã cho thấy rõ ông sẽ có thái độ cứng rắn hơn nữa đối với Bắc Hàn trong việc đổi chác với chính quyền Hoa kỳ. Thái độ này đã được trả lời bằng cách cho lệnh oanh tạc Iraq trong tuần vừa qua trong lúc ông Bush công du Mexico.

Bản tin AP ghi phản ứng từ Washington như sau.

Bà Condoleezza Rice, cố vấn an ninh quốc gia của TT Hoa Kỳ, họp báo ngày Thứ 5 cho biết Hoa Kỳ rất quan ngại về việc kỹ thuật phi đạn xuất cảng từ Bắc Hàn, và về chương trình phát triển phi đạn của Bắc Hàn.

Tuyên bố của bà Rice là nhằm phúc đáp những phàn nàn của Bắc Hàn theo đó TT Bush có chủ trương khó khăn đối với Bắc Hàn trong khi Hoa Kỳ chưa chu toàn những cam kết trong Thỏa Ước Khung 1994, trong đó Bắc Hàn nhận ngưng chương trình phi đạn để được cung cấp lò phản ứng phát điện nguyên tử.

Bà cố vấn Rice nói "Thật là không ích gì, mà chỉ là phản tác dụng khi nhà cầm quyền Bắc Hàn đe dọa thí nghiệm khi đạn để Hoa Kỳ phải làm một điều gì đó." Tân chính phủ Bush chưa có những cuộc hội đàm cấp cao với Bắc Hàn, mặc dù các tiếp xuc vẫn diễn ra thông qua phái bộ Bắc Hàn tại tổ chức LHQ. Trong những tháng cuối nhiệm kỳ TT của ông Clinton, đã có một số tiến triển hướng tới 1 thỏa ước mà theo đó Bắc Hàn sẽ từ bỏ chương trình phi đạn tầm xa, và bù lại sẽ được giúp phóng vệ tinh, nhưng chưa đủ thì giờ để hoàn tất. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thời gian đó cũng báo trước sẽ bác bỏ mọi yêu sách đền bù.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
China phản ứng chuyến thăm gây tranh cãi của một quan chức ngoại giao cấp cao Hoa Kỳ tới Đài Loan bằng cách tổ chức một cuộc thao diễn quân sự (Militaermanoever / Military maneuvers). Điều này đã được thông báo bởi một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng tại Bắc Kinh vào thứ Sáu.
Không chỉ các nước trong vùng Biển Đông và Hoa Kỳ đã gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển chiến lược này, mà giờ đây cả Anh, Pháp, Đức cũng làm tương tự, cho thấy tuyên bố chủ quyền của TQ trên Biển Đông đang gặp phải sự chống đối mãnh liệt từ cộng đồng quốc tế, theo bản tin Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Năm, 17 tháng 9 năm 2020.
Sau nhiều tuần biểu tình ở Belarus (Weißrussland), Liên minh châu Âu rõ ràng đã thắt chặt quan điểm chống lại nguyên thủ quốc gia Alexander Lukashenko. Đại diện đối ngoại của EU Josep Borrell tại Nghị viện châu Âu ở Brussels cho biết, người đàn ông 66 tuổi này sẽ không được công nhận là tổng thống hợp pháp của đất nước.
Berlin (AFP) - Gần ba tuần sau khi nhập viện Berlin Charité, chính trị gia đối lập người Nga bị đầu độc Alexej Navalny vẫn đang trong thời gian chữa trị. Người đàn ông 44 tuổi này hiện đã "hoàn toàn khỏi thở bằng máy", phòng khám của trường đại học thông báo hôm thứ Hai. Ông ấy “ngày càng được vận động” và có thể “tạm rời giường bệnh”.
Nếu Shinzo Abe là người sinh ra để làm Thủ Tướng Nhật Bản, thì con đường để trở thành ngôi sao chính trị đối với người có khả năng kế nhiệm ông ấy là hầu như khó được bảo đảm, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Hai, 14 tháng 9 năm 2020.
Các nỗ lực bởi tổng thống Belarus Alexander Lukashenko để đè bẹp các cuộc biểu tình chống lại ông đã thất bại hôm Chủ Nhật, 13 tháng 9 năm 2020 khi hơn 100,000 người đã xuống đường ngay tại nơi ông ở tại thủ đô Minsk, với các cuộc biểu tình khác khắp nước, theo bản tin của The Guardian cho biết hôm Chủ Nhật.
Các báo cáo về một cái chết do Coronavirus ở Anh xác nhận những nghi ngờ rằng virus đã lây lan sớm hơn nhiều so với giả định trước đây.
Người dân Palestine tại Gaza đã đốt các bức ảnh của các nhà lãnh đạo Do Thái, Mỹ, Bahrain, và các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất hôm Thứ Bảy, 12 tháng 9 năm 2020 trong cuộc biểu tình chống lại sự chuyển hướng quan hệ bình thường với Do Thái của 2 quốc gia vùng Vịnh, theo bản tin của Al Jazeera cho biết hôm Thứ Bảy.
Các tin tặc có liên quan chặt chẽ với Nga, Trung Quốc và Iran đang cố rình mò người dân và các nhóm có liên hệ với cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020, theo công ty Microsoft cho biết qua bản tin của Đài BBC tiếng Anh tường trình hôm Thứ Năm, 10 tháng 9 năm 2020.
Cái chết của một người đàn ông Colombia sau nhiều lần bị sốc với súng bắn gây choáng váng bởi cảnh sát là người đã kềm chế ông ấy đã gây ra các cuộc bạo loạn và biểu tình khắp nước, theo bản tin hôm Thứ Năm, 10 tháng 9 năm 2020 của trang mạng Al Jazeera cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.