Hôm nay,  

LHQ: 20 Triệu Dân Châu Phi Đói Khát; Đói Kém Đưa Tới Làn Sóng Di Dân và Chiến Tranh Khắp Thế Giới

5/6/201700:00:00(View: 4183)
ROME - Các giới chức tại “Chương trình Lương thực Thế giới - WFP” tin rằng tình trạng đói kém tại nhiều nơi trên thế giới là sức đẩy phiá sau làn sóng di trú và xung đột vũ trang, từ châu Phi đến Trung Đông và châu Á.

1 phúc trình mới của WFP ám chỉ bất ổn luơng thực làm tăng tốc làn sóng di trú khắp thế giới và xung đột vũ trang.

Cuộc nghiên cứu này lần đầu tiên xem xét mối liên quan giữa an ninh luơng thực và hiện tượng di trú. Các nguồn chính của di dân là 10 nước từ Đông Phi, Tây Phi đến Trung Đông và châu Á.

Phân tích trong phúc trình này có ý nghĩa tham khảo với tiến trình hoạch định chính sách ứng phó tại các nước là đích đến của di dân.

Theo phúc trình WFP, thiếu hụt luơng thực tăng 1% đưa tới gia tăng 2% di dân.

WFP nhận thấy: khi tiến trình này bắt đầu, di dân sẽ đối diện tình trạng thất nghiệp, thiếu tiếp cận luơng thực và cứu trợ nhân đạo, buộc phải di chuyển tiếp. Đói cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra và làm tăng cường độ của xung đột vũ trang. Đa số dân di tản tránh đói kém hay chiến tranh không muốn đi quá xa bản quán – khoảng 90% di dân châu Phi muốn tái định cư tại châu Phi và 80% di dân châu Á không đi khỏi châu Á.

WFP công bố phúc trình về bất ổn luơng thực hôm Thứ Sáu trong khi Hội từ thiện “Stop Hunger Now / South Africa” báo động: tai họa đói tại Nam Sudan và các lân bang có thể cướp sinh mạng của khoảng 6 triệu người.

Ước luợng Tháng 3 của LHQ là 20 triệu người thiếu ăn và thiếu nuớc sạch từ Nam Sudan đến Yemen, Somalia và Nigeria, là khủng hoảng lớn nhất sau thế chiến thứ 2.

Năm 2015 chứng kiến 65.3 triệu người bỏ nhà cửa đi tìm môi trường sống.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron đã bị “sốt” và “mỏi mệt và ho” sau khi thử nghiệm dương tính với Covid-19 hôm Thứ Năm, 17 tháng 12 năm 2020, theo phát ngôn viên của Điện Élysée cho hay qua CNN tường thuật.
Bộ Tài Chánh Hoa Kỳ đã dán nhãn hiệu cho Việt Nam và Thụy Sĩ như là những nước thao túng tiền tệ trong khi đặt Trung Quốc và 9 nước khác vào danh sách theo dõi trong một phúc trình hàng năm được đưa ra để ngăn chận các quốc gia khỏi thao túng tiền tệ để đạt được lợi ích thương mại không công bằng, theo bản tin của NBC News cho biết hôm Thứ Tư, 16 tháng 12 năm 2020.
Nghị viện EU đã trao Giải thưởng Sakharov về Nhân Quyền cho phe đối lập Belarus. "Tôi cảm thấy vô cùng vinh dự", cựu ứng cử viên tổng thống Belarus Svetlana Tichanovskaya cho biết trong bài phát biểu cảm ơn khi nhận giải tại Brussels hôm thứ Tư. Cô đã nhận giải thưởng thay mặt cho hàng nghìn người Belarus, những người, bất chấp bạo lực của cơ quan an ninh, tiếp tục thường xuyên chống lại chính phủ ở Minsk.
Bộ Thương Mại Hoa Kỳ hôm Chủ Nhật đã xác nhận họ là nạn nhân của một vụ xâm nhập tài liệu, theo bản tin của CNN cho biết hôm Chủ Nhật, 13 tháng 12 năm 2020.
Các lãnh đạo của 27 nước trong Liên Âu đã đạt thỏa thuận cuối cùng về gói kích cầu 2 ngàn tỉ đô la được thiết đặt để xây dựng lại các nền kinh tế bị suy sụp vì cuộc suy thoái do đại dịch vi khuẩn corona gây ra, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Năm, 10 tháng 12 năm 2020.
Một bà cụ người Anh đã trở thành người đầu tiên trên thế giới được chích thuốc ngừa Covid-19 của Hãng Dược Pfizer như một phần của chương trình chích ngừa toàn dân tại Anh, theo bản tin của BBC Tiếng Anh cho biết hôm Thứ Ba, 8 tháng 12 năm 2020.
Đức Giáo Hoàng Francis sẽ thực hiện chuyến tông du đầu tiên đến Iraq vào năm tới, theo Vatican cho biết, theo bản tin của báo The Guardian tường trình hôm Thứ Hai, 7 tháng 12 năm 2020.
Thống đốc mới đắc cử Bodo Ramelow (l, Tả Khuynh) đã từ chối bắt tay lãnh đạo nhóm nghị sĩ AfD Bjoern Hoecke sau cuộc bầu cử. Hoecke đã tranh cử chức vụ Thống đốc trong hai lần bỏ phiếu.
Những hình ảnh giống nhau lặp đi lặp lại: xe hơi cháy, hơi cay, kính cửa sổ vỡ. Có vẻ như hầu hết mọi cuộc biểu tình ở Paris đều bị cướp bởi những kẻ bạo loạn. Lần này, chúng cũng để lại dấu vết tàn phá.
Một viên chức cao cấp của chính phủ Hoa Kỳ nói rằng Do Thái đứng đằng sau vụ ám sát nhà khoa học nguyên tử hàng đầu của Iran nhưng đã từ chối cung cấp các chi tiết về việc có phải chính phủ Trump đã biết về vụ tấn công trước khi nó được thực hiện hay đã cung cấp sự hỗ trợ, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Tư, 2 tháng 12 năm 2020.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.