Hôm nay,  

Tìm Ra Địa Cầu 2 Có Thể Có Nước, Sự Sống

28/08/201600:00:00(Xem: 4476)
CHARLOTTESVILLE, VA – Một hành tinh giống Trái Đất bên vòng ngoài thái dương hệ xoay quanh quỹ đạo ngôi sao láng giềng của chúng ta, có tên Proxima Centauri, cách địa cầu 4.25 năm ánh sáng.

Các nhà thiên văn học với Đài Quan Sát Thiên Văn Miền Nam Châu Âu (ESO) tuyên bố tin tức này tại cuộc họp báo vào trưa xế Thứ Tư.

Nhà khoa học nói rằng thế giới xa lạ, được đặt tên Proxima b, có nhiệt độ trên bề mặt thích hợp cho nước lỏng, có nghĩa là hành tinh này có thể ở được và có thể có sự sống.

Các nhà thiên văn học lần đầu tiên đề cập đến một thế giới xa lạ Proxima Centauri vào năm 2013, nhưng ngôi sao lùn đỏ này lúc đó rất mờ nhạt – và liên tục bị che ánh sáng bởi bộ đôi ngôi sao Alpha Centauri AB – mà việc khẳng định sự hiện hữu của hành tinh này được chứng minh cực kỳ khó.


Để tìm chứng cứ chắc chắn về hành tinh Proxima b, các nhà khoa học tại ESO khởi động dự án Pale Red Dot. Như là một phần của nỗ lực nghiên cứu, các nhà thiên văn học chỉa nhiều viễn vọng kính mạnh nhất vào ngôi sao lùn đỏ với hy vọng chụp bắt được sự lung lay của ngôi sao, sự đẩy tới và kéo lui được tạo ra bởi quỹ đạo của Proxima b.

Hai năm sau cuối cùng các nhà thiên văn học đã có chứng cứ mà họ cần để xác định sự hiện hữu của hành tinh nằm vòng ngoài thái dương hệ của chúng ta.

Một bài báo mới về hành tinh này sẽ được đăng trên tạp chí Nature trong tuần rồi.

Dù quỹ đạo bay của Proxima b chỉ có 11 ngày, nhiệt độ của nó thì tương đối ôn hòa do kích thước khiêm tốn của ngôi sao chủ của nó.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.