Hôm nay,  

RF: 1/3 Lương Thực Thế Giới Bị Lãng Phí

5/24/201600:00:00(View: 3736)

NEW YORK - 1/ 3 luơng thực sản xuất khắp thế không đuợc tiêu thụ và đó là thiệt hại hậu thu hoạch. Tiêu trừ sự lãng phí tài nguyên lớn lao này có thể giúp xoá đói.

Trong khi trọng tâm của nỗ lực nuôi ăn toàn nhân loại là tăng sản luợng luơng thực, điều sinh tử bị bỏ qua là bao nhiêu phần trong nông sản luơng thực không tới đuợc bàn ăn của gia đình. Sáng kiến gọi là YieldWise dự chi 130 triệu MK của Rockefeller Foundation khởi động năm nay tại châu Phi để tìm kiếm các giải pháp thực dụng.

Giám đốc điều hành châu Phi Mamadou Biteye của Rockefeller nói: tại lục địa châu Phi, chúng ta đối diện hàng loạt thách thức với nông nghiệp, đặc biệt là an ninh luơng thực – ông khẳng định: châu Phi có thể tự nuôi ăn, vấn đề là mất mát hậu thu hoạch.

Ông ước luợng: thiệt hại và lãng phí hậu thu hoạch bằng 60% sản luợng.

Khảo sát 2011 thực hiện theo yêu cầu của tổ chức luơng nông quốc tế (FAO-trụ sở Rome) kết luận: 1/3 nông sản thực phẩm của toàn thế giới bị mất sau thu hoạch, vì nhiều nguyên nhân, bằng 1.3 tỉ tấn hàng năm.


Tại châu Phi, gần 50% rau quả không đuợc đem ra chợ – 40% bị phí phạm vì thiếu phương tiện bảo quản. Như khoai mì, loại cây có bột, bắt đầu hư hỏng 72 giờ sau khi nhổ lên. Cây, củ luơng thực cũng bị hư hỏng trong tiến trình vận chuyển.

Giáo sư Prasanta Kalita, chuyên gia về phòng ngừa thiệt hại hậu thu hoạch tại trường đại học Illinois, nói: loại lãng phí này là vấn đề từ nhiều thập niên và không đuợc lưu ý.

Ông dẫn phúc trình 2011 của FAO cho hay lãng phí hậu thu hoạch vào thời điểm 2050 có thể lên tới 9.5 tỉ tấn. Giám đốc Biteye khuyến cáo: cũng cần nói tới ảnh huởng môi trường khi 25% nguồn nuớc và 20% diện tích đất canh tác của thế giới đuợc dùng để trồng cây luơng thực không xử dụng. Ông Biteye báo động: chỉ 5% đầu tư nông nghiệp dành cho tiến trình quản lý hậu thu hoạch.

Giáo sư Kalita nhận xét: thiệt hại hậu thu hoạch là khác nhau tại các nước. Mục tiêu của dự án YieldWise là rất tham vọng, là giảm thiệt hại hậu thu hoạch khoảng 50% trước năm 2030.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
ANKARA - Cựu chiến binh ISIS gọi là jihadist bắt đầu bị trả về nguyên quán, theo loan báo của Thổ Nhĩ Kỳ.
BAGHDAD - Lực lượng an ninh Iraq tiếp tục đàn áp biểu tình chống chính quyền tại thủ đô. Ít nhât 4 người thiệt mạng hôm Thứ Bảy 9 tháng 11.
LIÊN HIỆP QUỐC - Chính quyền Myanmar bị kiện về tội diệt chủng tại tòa tối cao LHQ vào ngày 11/11.
BEIJING - Chủ tịch Xi Jinping khẳng định quyền kiểm soát tuyệt đối của đảng cộng sản.
HONG KONG - Sau 1 ngày biểu tình bạo động và hỗn loạn từ khu thương mại đến khuôn viên đai học, và 1 người tự thiêu trong 1 vụ tranh chấp, đặc khu trưởng Carrie Lam tuyên bố “Những ai mong chính quyền đáp ứng các yêu sách chính trị khi đối diện bạo động là sai lầm”.
Vào Thứ Sáu, 25 tháng 10, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết có lẽ đã đến lúc truyền thống công nhận các Lạt Ma tái sinh đi đến hồi kết thúc
Khoảng đầu tháng 11/2019, một số nguồn tin cho biết, Washington yêu cầu Seoul chi 4.7 tỷ USD để duy trì binh sĩ và vũ khí Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc.
TEHRAN - Vào ngày 8 tháng 11, phi cơ không người lái xâm nhập vào Iran rơi từ không phận gần cảng Mahshahar, với hình ảnh của truyền thông nhà nước Iran là bằng chứng.
BRASILIA - Từ Dinh TT vào tù, các TT tham nhũng và rửa tiền của Brazil được trả tự do chỉ vài năm sau - ông Lula da Silva cảm ơn các nhà tranh đấu cùng đảng.
BERLIN - Tháng 11-1989, nước Đứ chia cắt chứng kiến “tường ô nhục” phân đôi 2 phần đông/tây của thành phố Berlin bị giựt sập, mở đầu sự sụp đổ của hệ thống CS từ Nga sang Đông Âu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.