Hôm nay,  

Wb: Kim Cương, Nha Phiến Gây Nhiều Cuộc Chiến

19/06/200000:00:00(Xem: 6200)
WASHINGTON (KL) - Dân quân gây ra nội chiến nổi lên khắp nơi trên thế giới phần lớn là do long tham lam về những của trời cho có nhiều lời như kim cuơng và nha phiến hơn là mục tiêu chính trị, chủng tộc hay tôn giáo, theo như sự tổng kết nghiên cứu và kết luận của Ngân hàng Thế giới đã đưa ra hôm nay.
Ngân hàng đã cho nghiên cứu 47 cuộc nội chiến đã xẩy ra từ A Phú Hãn cho tới Zimbabwe khoảng năm 1960 và 1999, nhận thấy cái yếu tố độc nhất, nguy hiểm và lớn nhất để chiến tranh bùng nổ là nền kinh tế của quốc gia đã bị phụ thuộc vào các của trời cho. Theo như nghiên cứu, khát vọng kiếm được nhiều lời nhờ cà-phê, nha phiến, kim cương và những đá quí, các của trời cho khiến bạo động xẩy ra và theo thời gian các của trời cho này đã chứng tỏ ma lực của chúng.
“Kim cương là người bạn vàng của quân du kích. Nội chiến hình như có nguyên nhân xa xôi nào đó với cơ hội kinh tế hơn là nguyên nhân đau khổ,” theo lời của Paul Collier, tác giả của cuộc nghiên cứu này và là nhà giám đốc về khảo cứu tại Nha Kinh tế của Ngân hàng Thế giới có cơ sở tại Washington.
Bản tường trình chỉ thấy rõ có nhiều thí dụ đặc trưng. Cuộc nội chiến tại Sierra Leone sơ khởi là sự kiểm soát các mỏ kim cương của quốc gia này, theo như báo đã loan tin. Cuộc đảo chính tại quốc đảo Fiji vì quyền lợi khai thác lâm sản trên hòn đảo này. Tại Nigeria, phong trào ly khai của Biafran đã gây ra cuộcỳ tranh đấu để kiểm soát vùng có mỏ dầu. Ông Collier đã hình dung ra Quân đội Cách mạng của nhóm người nổi loạn tại Colombia với tập đoàn nha phiến khổng lồ, các lính chiến đấu đã được trả 12 ngàn Mỹ kim và tập đoàn này đã thu nhập 700 triệu Mỹ kim một năm trong vấn đề buôn bán nha phiến một cách phi pháp.
Kết thúc của cuộc khảo cứu này đang được cho lướt nhanh. Dân quân thường điển hình nói là họ chiến đấu cho chính quyền riêng, vì tôn giáo quyền, vì chủng tộc và vì những lầm lỗi chính trị hay vì những di sản ngày xưa. Cuộc khảo cứu dẫn ra cho thấy, có nhiều phe nổi loạn đã không còn đi vào tư tưởng hay ý thức hệ nữa mà nhắm vào chuyện làm ăn như bọn Mafia, chẳng hạn như cộng sản và một số tôn giáo ở một số quốc gia tại phía nam bán cầu.

Phân tích các kho dữ liệu về các cuộc nội chiến, cuộc nghiên cứu tìm thấy mức độ về bất bình đẳng trong xã hội, sự cởi mở về hệ thống chính trị và ngay cả sự mở rộng để chấp nhận đủ loại chủng tộc là những dữỳ kiện tồi không thể dùng để tiên đoán về các cuộc nội chiến sẽ xẩy ra. Không hẳn tất cả các nước có nhiều loại của trời cho bị lôi vào trận chiến, vấn đề địa dư, trình độ giáo dục và lợi tức đầu người vẫn quan trọng hơn, nhưng những của trời cho lại đưa tới sự cưỡng đoạt để trở thành một vấn đề chung to lớn nhất, theo như cuộc nghiên cứu cho biết.
Cuộc nghiên cứu đưa ra những điểm có giá trị, các điểm này có thể dùng để ngăn ngừa hay giải quyết các cuộc nội chiến, theo như lời của Edward N. Luttwak, người bạn già của Trung tâm chuyên về các sách lược và khảo cứu quốc tế.
CacÔ quốc gia Tây phương có thể trấn áp chuyện buôn bán lậu các của trời cho để giới hạn các cuộc nổi loạn của dân chúng trong vùng, theo như ông Luttwak cho biết.
Nhưng ông Luttwark đã cãi lại và cho rằng sự kết luận của cuộc nghiên cứu bao rộng và đã đi quá xa. Nhiều vụ xung đột xẩy ra là do nguyên nhân thực sự của chính trị và nghị trình xã hội, lẫn vào vấn đề kiểm soát những của trời cho. Ông đã chỉ cho thấy như Miến điện, có số dân nổi loạn vẫn duy trì các vụ nổi loạn chống chính quyền nhưng chẳng khá được với của trời cho. Còn như trường hợp của Nam tư khó mà có thể nói cuộc nội chiến gây ra vì những của trời cho.
Ông Collier cho biết, cuộc nghiên cứu của ông đã không phân biệt giữa bọn cướp tạo ra cuộc nổi loạn chỉ vì gây tài chánh, với những người tự nhận tranh đấu cho quyền tự do nhất quyết đương đầu với chính quyền; vì họ đã bị chính quyền thường hành hạ một cách bất công. Nhưng ông cho biết, các dữ liệu mạnh mẽ nói lên bất cứ vì động cơ nào, các cuộc xung đột dân sự có tính chất bạo động cũng không qua khỏi sự đeo đuổi phú quí.
Cuộc nghiên cứu này đề nghị phương sách tốt nhất để ngăn ngừa và hồi phục hoà bình là kiểm soát hữu hiệu sự sản xuất ra các của trời cho và làm cho quốc gia không bị lệ thuộc vào các vụ gặt hái ra tiền và những tài nguyên thiên nhiên. Tác giả đã đưa ra các thí dụ như Nhật bản, Đài loan, Singapore và Nam Hàn là những nước có nguời dân cần cù, chịu khó hocỳ hỏi và dùng đầu óc sáng tạo để làm cho quốc gia được phồn thịnh, an bình và ấm no.
Cấm quân nổi loạn bán các loại hàng xấu chiếm được để đưa ra thị trường quốc tế. Còn chính quyền phải dùng tiền lời trong việc mua bán loại hàng do trời cho để tài trợ các công tác và dịch vụ xã hội để dân chúng không còn ủng hộ các cuộc nổi loạn, theo như cuộc nghiên cứu của Nhân hàng Thế giới đã có lời khuyến nghị.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.