Hôm nay,  

Nhà Văn Belarus Alexievich Đoạt Giải Nobel Văn Chương 2015

09/10/201500:00:00(Xem: 1913)

STOCKHOLM - Viện hàn lâm Thụy Điển loan báo nữ tác giả Svetlana Alexievich, 67 tuổi, của Belarus được trao tặng giải Nobel văn chương 2015 về sự mô tả cuộc sống dưới ách thống trị của hệ thống Liên Xô như là “tượng đài của đau khổ và can trường trong thời đại chúng ta”.

Công trình của bà Alexievich gồm hàng loạt tác phẩm gọi là “Voices of Utopia – Tiếng Nói Của Xã Hội Lý Tưởng” về những cá nhân tại Liên Xô, cũng như về các hậu quả của vụ nổ lò phản ứng nguyên tử Chernobyl năm 1986, cuộc tham chiến của Nga tại Afghanistan thập niên 1980.

Bản thông báo của Viện hàn lâm Thụy Điển viết: bằng phương pháp ngoại lệ, nữ sĩ Alexievich đã cẩn thận hoà trộn các tiếng nói của con người, giúp chúng ta hiểu biết sâu rộng về cả 1 thời đại – bà đã phát minh 1 hệ phái văn chương mới từ loại hình của báo chí phối hợp với dạng thức khác để tạo ra.

Bà Alexievich chào đời tại Ukraine năm 1948, làm việc dạy học và viết báo sau ngày tôt nghiệp.

Bản tin RFI ghi nhận rằng khi tên của Svetlana Alexievitch được ủy ban Nobel xướng lên vào trưa 8/10/2015 thì tại Bélarus, ngay trên quê hương bà, Svetlana Alexievitch vẫn bị kiểm duyệt...

Trước khi đoạt giải Nobel Văn học, Svetlana Alexievitch từng dành được nhiều giải thưởng lớn của văn đàn Châu Âu như giải Médecis của Pháp (2013) hay giải thưởng từ giới in ấn và phát hành sách của Đức.

Bản tin VOA kể rằng nhà văn Alexievich sinh ra ở thị trấn Ivano-Frankivsk của Ukraine trong một gia đình có bố người Belarus và mẹ người Ukraine. Gia đình của bà chuyển đến Belarus ngay sau khi bố của bà hoàn thành nghĩa vụ quân sự.

Sau khi tốt nghiệp đại học, bà Alexievich làm việc cho một vài tờ báo nơi bà đã giành được danh tiếng là một “nhà báo có ý kiến chống đối với quan điểm chống Xô Viết.”

Năm 1985, bà Alexievich xuất bản cuốn The Umwomanly Face of War (Khuôn mặt không có tính đàn bà của chiến tranh), là một cuốn tiểu thuyết của những độc thoại của khoảng 200 người phụ nữ đã tham gia Chiến Tranh Thế Giới thứ 2.

Bản tin BBC cho biết tại chính Belarus thì sách của bà, viết bằng tiếng Nga không được xuất bản. Bà từng gọi Tổng thống Belarus, ông Alexander Lukashenko là "kẻ kiểm duyệt lạnh tanh", theo tờ Telegraph ở Anh.

Bà từng phải sống lưu vong 10 năm từ năm 2000, ở Ý, Pháp, Đức, Thuỵ Điển và một số nơi khác trước khi quay trở về trú ngụ tại Minsk.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.