Hôm nay,  

Đưa Giống Lạ Vào Đất Mới Dễ Gây Nguy Hiểm Môi Sinh

14/05/200100:00:00(Xem: 4513)
GENEVA (KL) – Tin của AP – Cái gì liên hệ tới nạn mất mùa khoai tây năm 1840 tại Ái Nhĩ Lan đối với giống rắn tam thể nâu và giống ổi dâu " Câu trả lời giản dị là các loại giống này (species) bị một loại giống ngoại lai (alien species) xâm chiếm.

“Nếu các bạn sống tại Âu châu, các bạn gọi món khoai tây chiên với sốt cà ‘ketchup’, chính bạn đang ăn hai loại giống ngoại lai.

Khoai tây và cà-chua không phải là loại giống thực vật của bản xứ, hai loại giống này lần đầu tiên được nhập khẩu vào từ Nam Mỹ,” theo như lời của Jeffrey A. MacNeely, nhà khoa học cầm đầu tại Hội đoàn Bảo vệ Môi sinh Thế giới.

Việc di chuyển các loại giống thực vật và động vật quanh địa cầu chắc chắn có thể làm cho cách ăn uống của bạn có nhiều khẩu vị hơn.

Nhưng khi di chuyển bất cứ loại giống nào ra khỏi môi trường sống thiên nhiên cũng có thể gây ra một ảnh hưởng trầm trọng cho môi trường sinh sống mới và các loại sinh vật đang cư ngụ, theo như việc cho biết của ông McNeely mà chính nhóm của ông đã cho xuất bản một cuốn chỉ dẫn về 100 loại giống ngoại lai tệ hại đang xâm lấn các vùng trên thế giới.

Biển cả và núi non ngày xưa làm cách biệt, sự cách biệt này có tác động như là các bức chắn thiên nhiên khó vượt qua riêng đối với tất cả các loại giống chịu đựng được các khí hậu và các sinh thái.

Nhưng con người di cư đã để cho các loại giống khác như động vật, thực vật hay các độc tố trùng tầm thường để đi quá giang theo một chuyến nào đó.

Ông McNeely kể ra nạn mất mùa khoai tây tại Ái Nhĩ Lan là một thí dụ ngày xưa về sự xâm lấn của loại giống ngoại lai. Nấm mốc hay làm cho thực phẩm chính của vùng thôn quê tại Ái Nhĩ Lan thường bị hư thối ngay từ dưới đất, chính nấm mốc này đã được người Anh đem từ Nam Mỹ về Ái Nhĩ Lan và gây ra nạn mất mùa khoai tây.

Mỉa mai thay đa số các người Ái Nhĩ Lan bị đói vì mất mùa khoai tây đã sang lập nghiệp tại Úc Đại Lợi, những người Ái Nhĩ Lan bị đùi này đã đem thỏ và mèo đi theo.

Mèo và thỏ di sang Úc, nay có nhiều con đã trở thành hoang thú để quay ra phá hại cuộc sống động vật và thực vật tại nơi đây.

Rắn tam thể nâu, một sinh vật mà bản xứ Úc châu vốn có, theo như cho biết giống rắn này đã quá giang tới đảo Guam bằng phi cơ Hoa kỳ năm 1940. Loài rắn này khét tiếng là ác độc, chúng đã làm mất sạch hết các chim chóc trong rừng của hòn đảo này.

Việc cố tình đưa vào các loại giống ngoại lai cũng có thể gây ra các hậu quả trầm trọng. Giống ổi dâu được đưa từ Ba Tây sang Hạ Uy Di để trồng làm cây ăn trái, giống cây ổi này hiện nay là một trong những loại giống phá hại tệ nhất, chúng đã lấn chiếm các vùng thiên nhiên và làm còi cọi các cây cối khác.

Ông McNeely đã cho biết, vấn đề này thành ra tệ hại khi việc mậu dịch thế giới bành trướng ra. “Không ai muốn để xuất khẩu các vấn đề này, nhưng nền mậu dịch thế giới càng tư do hơn lại cho phép các loại giống ngoại lai được tự do xâm nhập với số lượng nhiều hơn,” theo như lời của nhà khoa học này.

“Sau khi môi trường sinh sống mất đi, sự xâm lấn sinh học cấu tạo mối đe dọa rất lớn đối cho đủ loại sinh vật, hành tinh chúng ta hiện nay đang có sự xâm lấn có tính cách phá hại này,” theo như lời của ông McNeely.

Ngoài ảnh hưởng của kinh tế về sựï xâm lấn có hại, các nhà bảo vệ môi sinh cho biết, việc dành giữ lại đủ các sinh vật của một xứ cũng quan trọng bởi vì chúng ta không biết loại giống của thực vật nào và của động vật nào sẽ có ích cho tương lai.

Các quốc gia xuất cảng phải có trách nhiệm để có cam kết thêm nhiều nữa vì các quốc gia này có thể để cho các loại giống không muốn không được nằm trong các kiện hàng gửi đi.

“Các quốc gia cần phải cam kết không có những loại giống được coi như ngoại lai cho đi quá giang tự do,” theo như nhà khoa học đã tuyên bố.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.