Hôm nay,  

Nhật Dạy Anh Văn Cho Trẻ Từ Lớp Vỡ Lòng

21/02/200000:00:00(Xem: 5243)
OTTAWA (KL) - Nhà báo Nhật Junko Takahashi của báo Japan Times có bài tường trình về dạy học tiếng Anh tại bậc tiểu học của Nhật bản, một nước xưa nay vốn bảo tồn văn hóa.
Nhiều trường bậc tiểu học đã chờ dạy Anh ngữ vào tháng tư, giai đoạn trắc nghiệm việc học Anh ngữ cho đủ các trình độ, một giáo trình mới do Bộ Giáo dục Nhật duyệt lại để lập nguyên tắc dạy Anh ngữ được áp dụng vào năm 2002.
Kể từ cấp ba bậc tiểu học, các trường Nhật sẽ cho ba giờ học Anh ngữ trong lớp một tuần để hoàn tất các giáo trình chính cho những chủ đề như Anh ngữ (English), Điện toán (Computer Education), Môi sinh (Environmental Studies) hay An Sinh Xã hội (Social Welfare), mà không được bao trong các môn học khác..
Bộ giáo dục Nhật dã dựa vào quan điểm Anh ngữ không được đưa dạy trong các lớp bậc tiểu học, nhưng coi nó như một môn học mà giáo dục đòi hỏi, bởi vì các nhà giáo đã bị chia rẽ trong vấn đề này.
Những nhà giáo đối lập với việc dạy Anh ngữ từ tuổi vỡ lòng cho rằng sự dạy thêm môn Anh ngữ chỉ tăng thêm gánh nặng cho các em nhỏ, cái quan trọng là phải dạy Nhật ngữ trước khi dạy ngoại ngữ.
Song nhiều trường tỉnh đã tự ý cho dạy Anh ngữ vào những giờ riêng của nhà trường.
Thị xã Chuo của thủ đô Tokyo là một trong những thị xã đi tiên phong. Hội đồng giáo dục của thị xã Chuo đã đưa vào giáo trình trong đó có một chương trình học Anh ngữ đã được thống nhất cho 16 trường tiểu học cách đây ba năm.
Thị xã đã ký một hợp đồng với Viện Giao tiếp Anh ngữ, một trường học tư nhân, để thiết lập và dạy chương trình Anh ngữ cho mỗi cấp trong bậc tiểu học.
Keiko Shinjo là nhà giám sát của hội đồng giáo dục, bà cho biết, mỗi học kỳ có một lớp học Anh ngữ để các em học những câu chào hỏi và các hình thức đàm thoại đủ để cho các em nói chuyện như tự đặt câu hỏi và câu trả lời bằng Anh ngữ trước khi các em lên học cấp sáu bậc tiểu học.
“Chúng tôi cho rằng các em học văn hóa và ngôn ngữ khác lúc tuổi còn nhỏ, làm thế nào cho các em có vốn sẵn để học Anh ngữ khi lên bậc trung học”, bà Shinjo còn cho biết thêm tất cả các trường bậc tiểu học của Chuo đều gửi các em qua Úc để học Anh ngữ trong mùa hè.
Trong mỗi khóa học của cấp một bậc tiểu học tại trường trường tiểu học Arima, nhà giáo Úc Matthew de Wilde đã dạy cho học thuộc tên của các loài động vật, tên của các trái cây, những câu hỏi và những câu trả lời thông thường đơn giản.
“What fruit do you like"”, ông giáo Wilde hỏi - “I like cherries!” học sinh Riho Ikezawa trả lời lại một cách tươi cười vui vẻ. Các học sinh khác hỏi nhà giáo dạy tư này, “Do you like grapes"” Nhà giáo nói, “Yes, I do.”
Suốt các buổi học, nhà giáo Wilde chỉ dùng Anh ngữ và những bức hình chụp, cùng với cử chỉ (pantomime) được diễn theo lời nói để học sinh có thể hiểu được nhà giáo muốn nói gì.
Nhà giáo Wilde cho biết: “Các lớp học đều dùng Anh ngữ 100%. Quí vị khỏi dùng Nhật ngữ để dẫn giảng. Tôi nghe nói có người Nhật đã học Anh ngữ tới cả 10 năm, cuối cùng không nói được gì cả. Nếu người ta biết như thế, người ta sẽ phải thay đổi cách dạy Anh ngữ.”
Theo nhà giáo Wilde cho biết, cái trở ngại trong việc giáo dục Anh ngữ tại bậc trung học là chăm chú dạy đọc và dạy dịch ra Nhật ngữ. “Không có thời giờ để nói - Tới khi thay đổi trình độ của học sinh, chúng tôi không thấy có sự tiến bộ nào về khả năng giao tiếp bằng Anh ngữ.”
Shisgeru Koyasu, giám sát của Hội đồng giáo dục Chiyoda cho biết, tại thị xã Chiyoda của Tokyo, có hai nhà giáo nói Anh ngữ (nói tiếng mẹ đẻ là Anh ngữ) được mướn dạy cho các trường tiểu học công lập và vài lớp mẫu giáo, khoá học Anh ngữ dài gấp năm cho tới 15 lần mỗi năm.
Có nhiều trường theo kế họạch của thị xã đã tăng số giờ học Anh ngữ để đưa Anh ngữ vào học đủ mọi đề mục của giáo trình, theo như lời của Koyasu cho biết.
Chiyoda là trung tâm của thủ đô Tokyo, một nơi tốt để dạy học Anh ngữ bởi vì có nhiều người nước ngoài sống ở đây. Koyasu cho biết: “Chúng tôi muốn yêu cầu người ngoại quốc giúp cho học đủ mọi đề mục.”
Các thị xã khác gồm có Yokohama, Kyoto và Kanazawa, quận Ishikawa, dọc theo thị trấn Minato và Edogawa được biết giáo dục Anh ngữ cho bậc tiểu học tại những nơi này rất là sôi nổi.

Trong khi các trường tiên phong đang cho thích ứng với Anh ngữ, các trường học khác cũng muốn dạy học Anh ngữ nhưng còn bỡ ngỡ là ai dạy và dạy học như thế nào.
Tại các trường bậc tiểu học, các nhà giáo dạy tư tại gia bao dạy đủ môn, ngoại trừ dạy học nhạc và mỹ thuật. Nhưng những nhà giáo này không được đào luyện để dạy Anh ngữ.
Ritsuko Nakata là người sáng lập Trung tâm Đào luyện Giáo viên IIEEC, bà cho biết có nhiều nhà giáo đã bị thiệt thòi khi đi dạy Anh ngữ cho các em. IIEEC là một trường tư chuyên đào luyện nhà giáo để dạy Anh ngữ.
Nakata cho biết các nhà giáo Nhật dạy tại tư gia có thể dạy Anh ngữ nếu họ được đào luyện đúng cách mặc dầu chỉ trong một thời gian ngắn. Nhưng nói như thế không phải ai cũng có thể dạy Anh ngữ được cả, họ phải có quyết tâm để dạy học Anh ngữ mới được.
Bà Nakata cho biết: “Bằng chứng là trường công lập đã xử dụng nhà giáo chuyên nghiệp của các trường tư để dạy ngoại ngữ.”
Nakata là một nhà giáo chuyên nghiệp được sinh ra tại Hoa kỳ, chuyên dạy Anh ngữ cho trẻ em, một viên chức của hội đông trong bộ giáo dục về giáo dục Anh ngữ, bà cho biết các em phải được cho học Anh ngữ cho đúng ngay từ lúc đầu.
Bà Nakata cho biết các em có thể học văn phạm, học phát âm và học nói một cách tự nhiên theo một chương trình dạy có phương pháp và có hệ thống.
Katsutoshi Ito là giáo sư ngôn ngữ học của trường đại học Kanagawa University, ông có nói trong một hội nghị chuyên đề, các em khoản từ 4 tới 8 tuổi là tuổi bắt đầu để học ngoại ngữ, bởi vì tại tuổi này các em đang có khả năng nhiễm nghe và nhiễm hiểu ngôn ngữ người ta đang nói.
Ito cho biết: “Khi các em có đôi tai nghe để học, tốt nhất là cho các em học ngoại ngữ khi bắt đầu theo học bậc tiểu học.”
Hội nghị chuyên đề “Dạy học Anh ngữ cho học sinh bậc tiểu học” được nhóm họp hồi đầu tháng do Viện Giáo dục Quốc tế của Luân đôn, một Thể chế Giáo dục của Anh quốc, tổ chức.
Tại hội nghị chuyên đề, giảng viên của trường đại học Bunka Women ỏs University là Yuri Kuno, một người dạy Anh ngữ cho một trường bậc tiểu học tư nhiều năm, bà đã chỉ trích, cái quan niệm dạy Anh ngữ cho tuổi vỡ lòng là ngầm phá hoại sự học Nhật ngữ và các môn học khác.
Bà đã đặt câu hỏi: “Làm thế nào các quí vị có thể học Nhật ngữ một giờ mỗi tuần, Anh ngữ cũng thế hay sao" Cái quan trọng ở đây, các em còn phải học ngôn ngữ khác nữa, cũng giống như học Anh ngữ.”
Bộ Giáo Dục Nhật Tài Trợ các Phái viên Nhồi sọ của Nhà trường
Các em học sinh chưa cần học Anh ngữ tại ba cấp tiểu học vội. Nhưng vào năm tới bộ giáo dục có kế hoạch bỏ ra 180 triệu Yen để giúp các em học ngôn ngữ vào cuối tuần ngoài giờ học của trường.
Dùng ngân sách được lập cho năm tới, vào tháng tư, theo kế hoạch của bộ giáo dục, bộ đã chọn 20 thị xã khắp nơi trong nước và trả tiền cho các nhà giáo có khả năng nhồi sọ và những ai có khả năng dạy học Anh ngữ cho các trẻ em vào ngày thứ bẩy mỗi tuần.
Có tới 3000 em học sinh từ cấp bốn tới cấp sáu sẽ được phép theo chương trình học Anh ngữ tùy thuộc mỗi vùng.
Ryuichiro Shirama, một giới chức của Văn phòng “Học Cả Đời” (Learning for all life) của Bộ giáo dục cho biết, kế hoạch tạo cơ hội cho các em thích học Anh ngữ, mặc dầu các trường đang chờ đưa Anh ngữ vào học đường theo nguyên tắc và chỉ thị mới của bộ giáo dục.
Shirama nói: “Trường không hẳn chỉ là một nơi đến để học.”
Bộ giáo dục xưa nay chống lối học nhồi sọ cho biết, bộ chỉ thúc dục tranh đua thi nhập học (Entrance Exam). Nhưng gần đây bộ giáo dục lại đứng trên vị thế là cho các trường tư thục dạy bổ túc giáo trình.
Anh ngữ như một môn học được lựa chọn tùy ý sẽ hình như cần có sự phụ giúp của các trường tư.
Shirama cho biết: “Các người dạy Anh ngữ theo dự án mẫu (pilot project) có thể là sinh viên người nước ngoài, dân Nhật từng sống tại nước ngoài, các giáo sư Anh ngữ tư hay bất cứ ai có thể nói và dạy Anh ngữ.”
Theo dự án mới, nội dung và phương pháp giảng dạy Anh ngữ để tùy thuộc từng vùng hay từng giáo sư.
Shirama cho biết : “Nhờ có đủ loại bài giảng dạy, chúng tôi sẽ tìm ra lối dạy Anh ngữ cho các trẻ em Nhật.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ Tân Hoa Xã, TQ: Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ để tìm ra cách thức phù hợp nhằm hòa hợp với nhau - chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi. ✱ Al Jazeera, Qatar: Chính quyền Biden cho biết Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh duy nhất của Hoa Kỳ “với mục đích định hình lại trật tự quốc tế và ngày càng có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để thúc đẩy mục tiêu đó” ✱ Kyodo News, Jp: Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết việc thắt chặt kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế khả năng Trung Quốc tiếp cận một số chip cao cấp được Bắc Kinh sử dụng để sản xuất các hệ thống quân sự tiên tiến. ✱ Global Times, CN: Cuộc chiến chip ngày càng leo thang của Mỹ chống lại Trung Quốc đã tạo ra sự bất ổn to lớn cho ngành công nghiệp chip thế giới và đặt các nhà sản xuất chip hàng đầu vào tình thế cực kỳ khó khăn có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng. ✱ Asia Nikkei, Jp: Những hạn chế sẽ khiến Bắc Kinh khó khăn hơn nhiều trong việc mua hoặc chế tạo chất bán dẫn tiên tiến cho một quân đội...
✱ Declassified Uk.: Các hồ sơ giải mật cho thấy, Vương quốc Anh đã dự đoán về một "cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Nga và Ukraine" từ năm 1992. ✱ The Grayzone: Bài thuyết trình vào tháng 4 năm 2022 dành cho các sĩ quan tình báo cao cấp của Anh, vạch ra một kế hoạch phức tạp để làm nổ tung Cầu Kerch ở Crimea. ✱ TASS Ru.: Các nhân viên thuộc các cơ quan tình báo của Mỹ và Anh trực tiếp tham gia vào các hoạt động bí mật với Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và đào tạo nhân viên để thực hiện công tác ✱ Yahoo News: CIA đã bí mật đào tạo các lực lượng Ukraine tại vùng tiền tuyến phía đông của Ukraine - CIA huấn luyện các đối tác Ukraine về các kỹ thuật bắn tỉa, cách vận hành tên lửa chống tăng Javelin và các thiết bị khác...
Trước khi ngưng đọc vì cho rằng chúng ta đã nói rất nhiều về những điều tương tự trong nhiều tháng qua, xin hãy để tôi nói rõ: Tôi không nói về Nga. Không, đây là một vấn đề lớn hơn. Nó mang tên Trung Quốc...
Sáng thứ Hai 10/10/22 vùa qua, phải chăng Putin đã thay đổi bản chất cuộc chiến ở Ukraine khi phóng 83 hỏa tiễn nhằm thẳng 11 cơ sở vật chất dân sự và nhà cửa dân chúng? Putin đã áp dụng đúng lý thuyết chiến tranh của cộng sản là tiêu diệt sự sống xã hội của quốc gia địch khi mục tiêu không đạt được. Nhưng có người cho rằng oanh tạc Ukraine hôm thứ Hai thực chất không phải Putin thay đổi chiến thuật mà đó chỉ để vớt vát thể diện trước dân chúng Nga và thế giới sau nhiều thất bại liên tiếp ở Ukraine và, đau đớn hơn nữa, « cầu Putin » (Kertch) bị đặc công Ukraine phá hỏng...
Vào giữa tháng 3, chưa đầy một tháng sau khi Nga xâm lăng Ukraine, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đã đưa ra một dự đoán nổi bật: Ukraine sẽ chiến thắng. Sáu tháng sau, Ukraine đang trên đà tấn công và tái chiếm lãnh thổ quan trọng giữa nhiều dấu hiệu là quyết tâm của Nga đang suy yếu. Các bản tường thuật chỉ ra rằng vũ khí và thông tin tình báo do Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh khác cung cấp đang mang lại cho cuộc phản công của Ukraine một sự thúc đẩy nghiêm trọng. Liên minh NATO vẫn bền vững và đoàn kết đứng sau Ukraine, bất chấp nỗ lực của Nga nhằm làm suy yếu sự thống nhất đó bằng cách hạn chế xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu...
Trong thời đại kinh tế toàn cầu hoá dựa vào tri thức và thông tin, thì kiến thức trở thành sức mạnh và Internet là phương tiện kết nối. Các kiến thức mới đang được phổ biến tự do trên khắp thế giới và mọi người có thể truy cập được dễ dàng hơn. Trước các chuyển biến dông bão này, tình hình cạnh tranh giữa các cường quốc không chỉ còn nằm trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh mà còn canh tân kỹ thuật và nhiều quốc gia cảm thấy đang bị đe dọa bởi sự tụt hậu về kiến thức và trang bị kỹ thuật số...
Cả hai nhà lãnh đạo nữ này đều là những nhân vật xuất chúng, những phụ nữ đầu tiên giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp bậc nhất trên đất nước họ. Hình ảnh hai bà kề vai sát cánh trên trường thế giới bất chấp một siêu cường do đàn ông thống trị chuyên đi bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn, quả là một thách thức tương phản và là một biểu tượng dũng cảm của thời đại...
Chuyến thăm của bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ở Đài Loan tạo thêm sự đe doạ mới của Trung Quốc đối với hòn đảo này, nó được tạo ra do nhu cầu duy trì việc kiểm soát đối với tình hình ở eo biển Đài Loan sau những chiến thắng bầu cử liên tục của đảng ủng hộ sự độc lập của Đài Loan...
Bản đồ thứ ba về thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh bắt nguồn từ cái thường được gọi là “Lý thuyết Hiện thực” (Realist Theory) về quan hệ quốc tế. Theo lý thuyết này, các quốc gia thực sự là chủ thể quan trọng duy nhất trong các vấn đề thế giới, mối quan hệ giữa các quốc gia là một mối quan hệ hỗn loạn (anarchy), và do đó để đảm bảo sự tồn tại và an ninh của họ, các quốc gia luôn cố gắng tối đa hóa quyền lực của mình... Một cái nhìn viễn kiến về mối hiểm họa xung đột giữa các quốc gia trên thế giới, của nhà Chính trị học lừng danh Samuel P. Huntington, do Bác sĩ Hồ Văn Hiền chuyển ngữ và chú thích. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ MI5: ĐCSTQ áp dụng cách tiếp cận cấp nhà nước, trong đó các doanh nghiệp và cá nhân bị pháp luật TQ buộc phải hợp tác với Đảng ✱ SHU Yenjoon, sĩ quan tình báo Trung Quốc đã bị kết án về tội đánh cắp bí mật thương mại trong lĩnh vực hàng không Hoa Kỳ ✱ MI5: Để ngăn chặn, năm 2020, Hoa Kỳ ngừng cấp thị thực mới cho các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Quân đội PLA ✱ ALJ: Giám đốc FBI Cảnh báo các công ty phương Tây rằng Bắc Kinh quyết tâm đánh cắp công nghệ của họ để đạt được lợi ích cạnh tranh. ✱ ĐS Trung Quốc tại London đã bác bỏ các cáo buộc của McCallum (MI5) và Wray (FBI), là "hoàn toàn vô căn cứ”. ✱ AFP: TMT Liên Quân Mỹ cáo buộc ông Tập Cận Bình thất hứa...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.