Hôm nay,  

Nhạc Quốc Nội Ra Hải Ngoại Tràn Ngập, Rẻ Mạt

09/08/200000:00:00(Xem: 5091)
LITTLE SAIGON - Kỹ nghệ âm nhạc VN hải ngoại đang bị lấn áp bởi làn sóng âm nhạc quốc nội tràn ra, theo một bài báo trên Los Angeles Times hôm Thứ Ba. Dưới đây là tóm lược tình hình này.

Đối với nhiều tuổi trẻ Việt hải ngoại, đó là loại âm nhạc nhiều tính quyến rũ. Đối với thế hệ lớn hơn, đó chỉ là tuyên truyền của CS. Và với kỹ nghệ âm nhạc vùng Little Saigon, nơi một thời là thủ đô âm nhạc Việt, thì đó là màn xâm lăng đang gây nhiều cơ nguy sập tiệm. Quan hệ Mỹ-Việt được cải thiện đã làm tràn ngập các tiệm nhạc từ Westminster tới Philadelphia đầy những sản phẩm âm nhạc quốc nội.

Điều này đã gây ra những cuộc tranh cãi chính trị nóng bỏng. Các đài phát thanh địa phương không chịu chơi nhạc quốc nội, mặc dù các băng, đĩa nhạc này bán mau chóng ở ngoài tiệm. Tại các cuộc biểu tình, nhiều người giẫm đạp lên các sản phẩm văn hóa quốc nội.

Một số ca sĩ Việt từ hải ngoại về nước trình diễn, khi về lại Quận Cam, đã bị tẩy chay và hăm dọa. Khi Elvis Phương, một ca sĩ nổi tiếng với những bản tình ca lâu năm, về VN đầu năm nay, nhiều người gọi vào các làn sóng phát thanh VN hải ngoại quy chụp ông là kẻ phản bội khi về VN trong tháng Tư đen.

Ca sĩ Trizzie Phương Trinh, người cũng về VN trình diễn lúc đó, nói rằng cô không ân hận gì, và kể rằng cô nhận được nhiều cú phone hăm dọa, “Kỹ nghệ âm nhạc ngoài này đang chết. Ca sĩ cũng cần phải kiếm sống chứ.”

Thương vụ toàn cầu của kỹ nghệ thu băng ở Little Saigon đã giảm mất 70% so với đỉnh cao năm 1995, theo các nguồn tin kỹ ngeh. Có ít nhất tám hãng thu băng đã dẹp tiệm; những tiệm khác thì ngoi ngóp.
“Nếu tình hình cứ thế này, chúng tôi sẽ tuyệt chủng. Chúng tôi không thể cạnh tranh,” teho lời Marie Nguyễn, giám đốc điều hành Thúy Nga Productions, một hãng thu băng hàng đầu nơi đây.

Nhiều nghệ sĩ tin là nhạc quốc nội được ưa chuộng hơn là nhờ CSVN nới lỏng guồng máy kiểm duyệt, dẫn tới sự bùng nổ sáng tạo. Lưỡi kéo kiểm duyệt một thời cấm các nhạc sĩ không được chơi các giai điệu buồn, sợ làm cho dân buồn thảm. Thêm nữa, các bản nhạc không được nói về tình yêu đôi lứa - chỉ cho tình yêu đất nước hay gia đình.

Nhưng với nhiều người Quận Cam, bàn tay sắt của CSVN vẫn hiện diện trong âm nhạc mới. Luật Sư Trần Thái Văn nói, “Các sản phẩm này gửi ra hải ngoại với giá rẻ mạt là nhằm phục vụ kiểu tuyên truyền mềm cho CSVN, rằng mọi thứ đều tốt đẹp ở VN, trong khi thực sự đất nước vẫn còn bị trấn áp chính trị.”

Adelaida Reyes, nhà âm nhạc sắc tộc học nghiên cứu về tình hình âm nhạc Little Saigon, nói về âm nhạc VN hải ngoại, “Họ không tìm lối sáng tạo mới lạ, mà chỉ lo giữ gìn cảm xúc cũ. Thay vì làm các ca khúc mới, họ cứ hát các bản cũ hoài thôi. Điều họ thực sự đang làm chỉ là bảo tồn ngôn ngữ nhạc của một VN mà họ tiếp tục lý tưởng hóa.”

Năm 1995, ít nhất 30 công ty nhạc tại vùng 4-dặm-vuông của Little Saigon. Các hãng sản xuất các băng đĩa hầu hết là ca khúc trữ tình thời trước 1975, nhưng cũng là loại nhạc mang âm hưởng Hoa Kỳ.

Trong các ca sĩ hàng đầu là Như Quỳnh, người hát những bản làm rơi lệ các cựu quân nhân VNCH, và Lynda Trang Đài, người được gọi là Vietnamese Madonna với cách trình diễn làm phiền lòng các phụ huynh. Các giọng ca từ Little Saigon đã chiếm thị trường âm nhạc VN hải ngoại, từ Âu Châu sang Úc. Nhưng tiêu chuẩn dĩ nhiên vẫn là hẹp: bán được 15,000 ấn bản cho một CD hay băng video đã gọi được là bán chạy rồi. Và lợi tức này đã khai sinh ra kỹ ngeh bạc triệu đô la, nuôi sống hàng chục nhạc sĩ, ca sĩ và nhà sản xuất.

Năm 1997, đĩa CD từ quốc nội tràn ra. Và rồi các tiệm nhạc Little Saigon một thời bán toàn nhạc của các ca sĩ địa phương bây giờ đã bán các đĩa nhập cảng này với giá rẻ mạt: 2 đô la một CD, trong khi đĩa CD làm ở hải ngoại phải bán với giá từ 8$ tới 12$. Khai Nguyen, một người bán tại một tiệm nhạc, nói, “Tất cả các CD nhạc VN chúng tôi trưng bày, đều bán sạch.”

Bản thăm dò của L.A. Times trên 25 tiệm nhạc và công ty thu băng cho thấy là thương vụ các nghệ sĩ địa phương giảm từ 30% tới 70% so với đỉnh cao năm 1995. Tại nhiều tiệm nhạc, trong khi nhạc quốc nội bán sạch, thì nhạc hải ngoại không ai đụng tới.

Sài Gòn đang khoe khoang rằng kỹ nghệ thu băng âm nhạc đang bùng nổ, với hàng trăm nhạc sĩ và ca sĩ mong muốn thành ngôi sao. Thoát nạn kiểm soát gắt gao của CSVN, họ đã đem sức sáng tạo biến nơi này thành một trung tâm âm nhạc. Mỗi đêm, các ca sĩ lưu diễn ở các phòng trà, hát một hay hai bản mỗi nơi rồi lại nhảy lên xe tới nới kế tiếp. Các doanh gia hải ngoại lùng sục các nơi này để đem âm nhạc ra ngoài nước.

“Họ trông không giống gì các ca sĩ CS trước kia,” theo lời Chung Tử Lưu, một cựu ca sĩ từ VN người hiện làm chủ một hãng thu băng ở Little Saigon. “Họ đẹp trai, đẹp gái, họ trẻ. và họ hát các bản nhạc mới.” Những người ái mộ đồng ý.

Những người phê phán thì cho rằng đó mới là giao lưu một chiều: Mặc dù Mỹ mở cửa cho nhạc VN vào, nhưng CSVN vẫn chưa mở cửa cho nhạc hải ngoại.

Trong buổi trình diễn mới đây ở Santa Ana, ca sĩ Như Quỳnh hát bản nhạc tình về một theíu nữ đặt đóa hồng trắng nơi mộ người tình, một chiến sĩ VNCH. Đó là vinh danh sự hy sinh của thế hệ đi trước, và hàng trăm khán giả, gồm cả nhiều cựu chiến binh, ngây ngất.

Phúc Chu, một cựu quân nhân VNCH 50 tuổi, nói, “Nhiều người bạn tôi đã chết. Bản này làm tôi nhớ tới các bạn tôi.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thủ tướng Scott Morrison cho biết, Úc Đại Lợi sẽ cùng Hoa Kỳ tẩy chay ngoại giao Thế Vận Hội Mùa đông ở Bắc Kinh, dù quyết định có thể sẽ làm xấu đi mối quan hệ song phương vốn đã cay đắng, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Tư, 8 tháng 12 năm 2021. Hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không cử các quan chức chính phủ của mình đến tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh, để phản đối “hành động tàn bạo” xâm phạm nhân quyền của Trung Quốc. Tuyên bố được đưa ra chỉ vài tuần sau các cuộc đàm phán nhằm xoa dịu quan hệ căng thẳng giữa hai bên. Sau đó, Trung Quốc đã cảnh báo Hoa Kỳ sẽ “trả giá” cho quyết định của mình và về “các biện pháp đáp trả kiên quyết”.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng phương Tây sẽ áp đặt “các biện pháp kinh tế mạnh mẽ cùng các biện pháp khác” đối với Nga nếu họ xâm lược Ukraine, trong khi ông Putin yêu cầu đảm bảo rằng NATO sẽ không mở rộng xa hơn về phía đông, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Ba, 7 tháng 12 năm 2021. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài hai giờ về Ukraine và các tranh chấp khác về mối quan hệ Mỹ-Nga, vốn đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc hơn ba thập kỷ trước, khi Nga có hàng chục nghìn quân lính ở biên giới Ukraine.
Công ty dầu hỏa Mỹ ExxonMobil tiếp tục các kế hoạch khai thác khí đốt tại mở Cá Voi Xanh năm ngoài khơi bở biển Việt Nam bất chấp sức ép của Trung Quốc, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm 8 tháng 12 năm 2021.
Trưởng phòng báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết, chính quyền Biden sẽ không cử phái đoàn chính thức của Hoa Kỳ đến Thế vận hội Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh như một tuyên bố chống lại “tội ác diệt chủng và chống lại loài người đang diễn ra ở Tân Cương,” theo trang CNN đưa tin hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021. Các vận động viên Hoa Kỳ sẽ vẫn được phép thi đấu tại Thế vận hội, nhưng chính quyền sẽ không cử các quan chức chính phủ tới các trận đấu. Chính sách tương tự cũng được áp dụng cho Thế vận hội Paralympic (Thế vận hội cho người khuyết tật), cũng sẽ diễn ra ở Bắc Kinh.
Ủy ban Quản lý Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết hôm Chủ Nhật, 5 tháng 12 năm 2021, vụ phun trào đã khiến 56 người khác bị thương, trong đó có 35 trường hợp nghiêm trọng, sau khi tro bụi bao phủ các ngôi làng và khiến người dân phải chạy khỏi những đám mây bụi dày đặc. Theo Ủy ban, 5 trong số các nạn nhân vẫn chưa được xác định và 9 người vẫn đang mất tích. Khoảng 1.300 người đã phải di dời đến các trung tâm sơ tán. Hàng trăm ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn và 33 trường học bị hư hại do vụ phun trào.
Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Thống Nga Vladimir Putin sẽ đối thoại qua cuộc gọi video vào Thứ Ba tới, theo Bạch Ốc cho biết, giữa những căng thẳng đang gia tăng về vấn đề Ukraine, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Bảy, 4 tháng 12 năm 2021. Tin này đến sau khi Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Hoa Kỳ có bằng chứng cho thấy Nga đã lên các kế hoạch cho một cuộc tấn công ở “quy mô rộng lớn” vào Ukraine. Nhưng ông nói thêm rằng điều không rõ là không biết Ông Putin đã có quyết định sau cùng để xâm lăng chưa.
Tình hình Biển Đông ngày càng u ám khi Trung Quốc tiếp tục “các hành động đơn phương có vấn đề” đã làm cho Mỹ và Liên Âu quan ngại và khiến cho Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự của họ ở Biển Đông qua các cuộc tập trận chung với các nước trong vùng và thực hiện những chuyến đi lại “tự do hàng hải” trong vùng biển này, theo hai bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021.
Chính phủ liên bang và tiểu bang đã đồng ý vào thứ Năm 02.12.2021 để thắt chặt đáng kể các quy tắc về Corona ở Đức. Trong số những thứ khác, sẽ không chỉ có những hạn chế tiếp xúc đáng kể đối với những người chưa được tiêm chủng. Cũng không thể đến được rạp chiếu phim, đến tham dự các sinh hoạt hoặc đi mua sắm.
Như vậy là TQ đã thực hiện được một phần trong kế hoạch “một đai một đường” để khống chế Đông Nam Á và sẽ mở rộng ra thế giới mà cụ thể là TQ và Lào đã xây xong con đường xe lửa cao tốc trị giá 5.9 tỉ đô la qua xuyên qua Lào, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát đi hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021, giờ VN.
“Bằng lương tâm, tôi không thấy cách nào tôi có thể yêu cầu các lực sĩ của chúng tôi cạnh tranh ở đó khi mà Peng Shuai không được phép thông truyền tự do và có vẻ bị đàn áp để nói ngược lại sự cáo buộc về tấn công tình dục của cô. Với tình hình hiện tại, tôi cũng rất quan ngại về những nguy hiểm mà tất cả cầu thủ và nhân viên của chúng tôi sẽ đối diện nếu chúng tôi tổ chức các giải đấu tại Trung Quốc vào năm 2022.” Hành động của WTA đã được chào đón bởi nhiều nhân vật quần vợt thế giới đã và đang vận động cho sự an toàn của Peng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.