Hôm nay,  

Mỹ Xin Lhq Miễn Tố Lính Mỹ Về Các 'tội Ác Chiến Tranh'

5/22/200400:00:00(View: 5065)

Tướng Kimmit Nhìn Nhận Có Thêm 1 Trung Tâm Thẩm Vấn Bí Mật
NEW YORK -- Hoa Kỳ đang vận động để các chiến binh Hoa Kỳ được đặc ân miễn tố về tội ác chiến tranh ở tòa quốc tế trong khi phục vụ trong bất kỳ lực lượng LHQ nào tại Iraq, bất kể chuyện xì căng đan lính Mỹ hành hạ tù Iraq ở đó, theo lời Ủy Ban Quan Sát Nhân Quyền HRW.
Không thông báo trước cho các thành viên Hội Đồng An Ninh LHQ, Hoa Kỳ xin bỏ phiếu tức khắc để tái hạn Nghị Quyết 1487 Hội Đồng An Ninh LHQ, bản văn này cho miễn tố các nhân sự hoạt động dưới quyền LHQ từ các nước không phê chuẩn hiệp ước về Tòa Hình Sự Quốc Tế (ICC).
Một nghị quyết tương tự cho miễn tố lính Mỹ đầu tiên thông qua tháng 7-2002 và tái hạn với Nghị Quyết 1487 năm ngoái. Nghị quyết 1487 không buộc tái hạn trong 5 tuần lễ tới.
Richard Dicker, giám đốc Ủy Ban Công Pháp Quóác Tế của HRW, yêu cầu Hội Đồng Bảo An LHQ đừng ưu đãi bất kỳ nước nào, kể cả Hoa Kỳ, vì phạm tội ác chiến tranh không thể nào ưu miễn.
NHÂN VIÊN DÂN SỰ CŨNG TRA TẤN
NEW YORK - 1 nhân viên của công ty Titan, chuyên cung cấp thông ngôn và thông dịch viên cho quân đội Mỹ tại Iraq, bị tố giác có dự phần trong việc hù dọa tù nhân Iraq, theo tin trên báo The Wall Streeet Journal, ấn bản ngày Thứ 6.
Nhà thầu quốc phòng Titan có tên trong hồ sơ nội bộ của lục quân về lạm dụng tù nhân ở khám đường Abu Ghraib.
Theo lời kể lại của viên chức đã xem hồ sơ, 1 nhân viên (không nêu tên) của công ty Titan nhận là có giúp kềm giữ 3 ngươi tù trần truồng bị còng dính vào nhau và đặt vào tư thế hành dâm.
Phuc trình của Tướng Antonio Taguba bao gồm 1 báo cáo của Nha Điều Tra Hình Sự Lục Quân ghi rằng nhân viên Titan can dự cac hành vi bất xứng, đối sự bạo ngược và dã man.
Không có đại diện của Titan lên tiếng nhưng 1 phát ngôn viên báo cho tờ Journal biết rằng Lục Quân không khuyến cáo gì về sai trái nào của nhân viên Titan.
Phát ngôn viên Wil Williams nói "Nếu có bằng chứng nhân viên của chúng tôi có làm gì trái luật hay vô đạo, chúng tôi sẽ có hành động thich hợp".
RUMSFELD: XÚC TIẾN ĐIỀU TRA
WASHINGTON D.C. - Trong khi hình ảnh nhà tù Iraq vừa cho thấy 1 tù nhân chết, Bộ Trưởng QP Hoa Kỳ Donald Rumsfeld tuyên bố rằng có rất nhiều việc phải làm để yểm trợ kế hoạch bàn giao chủ quyền Iraq đúng ngày 30-6, nhưng việc truy tố cac lạm dụng tù nhân vẫn được xuc tiến.
Ông cho biết 6 hay 7 vụ đang được tra xét.


Bộ Trưởng Rumsfeld nhấn mạnh: điều tra cac vi phạm là đúng tinh thần của nền dân chủ Hoa Kỳ, tôn trọng cac giá trị con người, và đòi hỏi người Mỹ đối xử với mọi người như con người. Đây là dịp thế giới thấy chúng tôi hành xử như thế nào.
KHUI THÊM TRUNG TÂM THẨM VẤN BÍ MẬT
BAGHDAD (CNN) -- Trong khi hàng trăm tù nhân được thả ra khỏi nhà tù Abu Graib ở ngoại ô Baghdad, 1 viên chức cao cấp Hoa Kỳ hôm thứ sáu xác nhận rằng một trung tâm quân sự tối mật để khai thác tù nhân đặt tại hay gần Phi Trường Baghdad thực sự có hiện hữu.
Nhưng viên chức này nói trung tâm điều hành theo Công Ước Geneva và tất cả các tù nhân đều hưởng các quyền đầy đủ theo công ước.
Từ lâu, đã có tiếng đồn về trung tâm khai thác bí mật này. Đài NBC hôm Thứ Năm mới trường trình rằng có 1 trung tâm đó và rằng tù Iraq bị tra tấn ở đây thê thảm.
Tướng Mark Kimmitt, phát ngôn nhân liên quân ở Baghdad, hôm Thứ Sáu bác bỏ là có chuyện tra tấn tù ở trung tâm đó, nhưng nhìn nhận là có 1 trung tâm như thế.
RA TÒA: ĐÀO NGŨ CÓ LÝ DO CHÍNH ĐÁNG"
FORT STEWART, Georgia - 1 thượng sĩ vắng măt tại đơn vị 5 tháng nhân dịp nghỉ phép 2 tuần lễ bị truy tố ra tòa quân sự về tội đào ngũ biện luận rằng anh ta không có tội và quân đội sa thải anh không đúng cách - thượng sĩ tiểu đội trưởng vệ binh quốc gia Camilo Mehia 28 tuổi nhận đã bất tuân lệnh trở lại Iraq sau 2 tuần nghỉ phép.
Mejia đòi được xuất ngũ theo cac quy định của vệ binh quốc gia là cấm quân nhân không quốc tịch phục vụ hơn 8 năm.
Mejia nhập ngũ đã 9 năm và có song tịch Costa Rica, Nicaragua. Mejia nói anh có đầy đủ quyền xuất ngũ nhưng vì lý do nào đó lục quân không thi hành luật.
Hôm thứ năm thượng sĩ Mejia điều trần trong 90 phút và bình tĩnh trả lời cac câu hỏi của quan tòa - 3 người cùng đơn vị điều trần rằng Mejia là 1 chiến binh tốt tại chiến trường.
Công tố viện đưa ra 1 nhân chứng là đại úy Tad Warfel, đại đội trưởng của Mejia - ông Warfel cho biết quân số đại đội 131 người chỉ còn 95 người vì 1 số bị thương, tình hình thị trấn Ramadi đang xấu đi vào luc đó.
Mejia khai rằng anh có yêu cầu đại đội trưởng và tiểu đoàn trương cho xuất ngũ sau khi biết rằng quân nhân không quốc tịch phải xuất ngũ sau 8 năm. Vì bị từ chối, anh tìm sự giúp đỡ từ cac luật sư dân sự, và trốn tránh 5 tháng - kinh nghiệm chiến trường cũng cho thấy rằng anh không muốn chiến đấu nữa.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (NSA), cũng như các đối tác của họ tại Anh và Canada, tất cả đều nói hôm Thứ Năm, 16 tháng 7 năm 2020 rằng họ đang chứng kiến các nỗ lực liên tục bởi các tin tặc Nga để xâm nhập vào các tổ chức đang làm việc đối với thuốc chích ngừa vi khuẩn corona trong tương lai, theo bản tin của Đài NPR cho biết. Các cơ quan tình báo Tây Phương nói rằng họ tin là các tin tặc là một phần của nhóm được biết không chính thức là Cozy Bear của Nga. Các cơ quan tình báo gọi nó là APT29.
Trong tranh chấp về việc hạn chế quyền tự trị của Hồng Kông, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một đạo luật trừng phạt chống lại China. Cùng với điều đó, China phải chịu trách nhiệm về "những hành động đàn áp" đối với người dân Hồng Kông, ông Trump nói trong khu vườn hoa hồng của Tòa Bạch Ốc. Luật pháp cho chính phủ China các công cụ mới hiệu quả để hành động chống lại các cá nhân và tổ chức "xóa sạch tự do của Hồng Kông".
Sau khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tuyên bố rằng tuyên bố chủ quyền biển của Bắc Kinh tại Biển đông và những nỗ lực để khẳng quyết sự chiếm cứ bất hợp pháp, khu trục hạm Hải Quân Hoa Kỳ USS Ralph Johnson đã thách thức TQ thêm nữa với chiến dịch đi lại, theo bản tin hôm 14 tháng 7 năm 2020 của báo Business Insider cho biết. Hải Quân đã công bố nhiều hình hôm Thứ Ba, 14 tháng 7 năm 2020 của khu trục hạm đi qua gần Quần Đảo Trường Sa có tranh chấp, và phát ngôn viên Hải Quân Mỹ xác nhận tàu chiến này đã thực hiện một chiến dịch tự do hàng hải trong khu vực.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Ba, 14 tháng 7 năm 2020 đã ký luật để đưa ra các trừng phạt Trung Quốc trong đối phó với sự can thiệp của họ vào quyền tự trị của Hong Kong, theo bản tin CNBC cho biết. Trump cũng nói rằng ông đã ký sắc lệnh hành pháp chấm dứt việc đối xử ưu đãi mà Hong Kong đã được hưởng từ lâu nay. “Hong Kong hiện sẽ được đối xử giống như Hoa Lục,” theo ông Trump cho biết trong phát biểu dài tại Vườn Hồng của Bạch Ốc mà đã nhanh chóng chuyển từ việc thông tin về đạo luật sang nhiều vấn đề vận động tranh cử.
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm Thứ Hai, 13 tháng 7 năm 2020 đã tuyên bố bác bỏ chính thức “hầu hết” các tuyên bố chủ quyền biển của Trung Quốc tại Biển Đông, là hành động leo thang mới nhất giữa Washington và Bắc Kinh, theo bản tin của CNN cho biết. Mô tả hành động như là “việc làm mạnh chính sách của Hoa Kỳ,” người lãnh đạo ngành ngoại giao Hoa Kỳ khẳng quyết rằng “Tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài biển hầu khắp Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, vì là chiến dịch bắt nạt để kiểm soát của họ.” “Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh đối xử với Biển Đông như đế quốc biển của họ. Mỹ đứng cùng lập trường với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á trong việc bảo vệ quyền chủ quyền của họ đối với các nguồn tài nguyên biển, phù hợp với các quyền và trách nhiệm của họ theo luật quốc tế,” theo ông Pompeo cho biết trong một tuyên bố dài.
Tổng thống Liên bang Đức, Frank-Walter Steinmeier đã cảnh báo China (Trung Cộng) rằng luật an ninh đối với Hồng Kông sẽ gây căng thẳng lâu dài cho mối quan hệ với châu Âu. Chính phủ ở Bắc Kinh phải được nói rõ rằng nếu luật an ninh gây tranh cãi vẫn được duy trì, "tình trạng phẫn nộ hiện tại" sẽ không còn, Steinmeier nói hôm Chủ nhật trong "Phỏng vấn mùa hè" của đài ZDF. Thay vào đó, sẽ có "một sự thay đổi tiêu cực bền vững" trong quan hệ của China với châu Âu và các nước phương Tây khác.
Hàng trăm ngàn cư dân Hong Kong đã bỏ phiếu trong cuộc bầu sơ bộ ủng hộ dân chủ để chống lại luật an ninh mới của TQ được đưa ra vài tuần qua, theo bản tin của báo The Hill cho biết hôm Chủ Nhật, 12 tháng 7 năm 2020. Gần 600,000 người đã bỏ phiếu trong cuộc bỏ phiếu không chính thức, là cao hơn các dự kiến của những nhà tổ chức 170,000 cử tri, theo AP tường trình. Các nhà tổ chức báo cáo rằng 592,000 người đã bỏ phiếu trên mạng, và 21,000 người bỏ phiếu tại các thùng phiếu, theo Reuters cho hay.
Chính phủ Đức đã "phản ứng" luật an ninh China cho Hồng Kông bằng cách mời đại sứ China tới một cuộc họp tại Bộ Ngoại giao. Thứ trưởng Ngoại giao Đức, Miguel Berger một lần nữa giải thích vị trí của chính phủ liên bang Đức, từ Bộ Ngoại giao cho biết hôm thứ Sáu. Chính phủ liên bang Đức đã nhiều lần bị cáo buộc là quá "thận trọng" về luật pháp của Bắc Kinh. Canada và Úc đã đình chỉ, trong đó có các thỏa thuận dẫn độ của họ với Hồng Kông như một dấu hiệu của sự chỉ trích.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Mark Esper hôm Thứ Năm, 9 tháng 7 năm 2020, xác nhận rằng ông đã được báo cáo về tin liên quan đến Nga trả tiền cho Taliban, có vẻ thừa nhận rằng việc hỗ trợ của Nga đối với nhóm dân quân tại Afghanistan không phải là “tin vịt,” như TT Trump đã nói, theo bản tin của CNN cho biết. Tuy nhiên, ông Esper cũng nói rõ rằng ông đã không thấy tin tình báo chứng thực rằng lính Mỹ đã bị giết là kết quả của tiền “thưởng,” đi một đường ranh giữa việc thừa nhận mối đe dọa được biết và tiềm năng đụng độ với Tổng Thống.
Tổng Thống Brazil Jair Bolsonaro, người đã đùa giỡn với những hiểm nguy của vi khuẩn, đã tuyên bố thử nghiệm dương tính trong lúc ông phát biểu trên truyền hình toàn quốc hôm Thứ Ba, 7 tháng 7. Ông là nhà lãnh đạo thứ hai trên thế giới, sau Thủ Tướng Anh Boris Johnson, xác nhận bị truyền nhiễm vi khuẩn. Với hơn 1.6 triệu trường hợp bị lây vi khuẩn được xác nhận tính tới Thứ Ba, Brazil là nước bị lây lan nhiều thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kỳ. Hơn 65,000 người đã thiệt mạng vì các biến chứng liên quan tới Covid-19 – cũng là nước có số tử vong cao thứ hai trên toàn cầu chỉ sau Mỹ. Các nhà nghiên cứu Brazil tin rằng con số thực sự còn nhiều hơn, cao hơn con số chính thức công bố.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.