Hôm nay,  

Á Châu Lo Sợ Đụng Độ Giữa Mỹ Và Hoa Lục

05/04/200100:00:00(Xem: 4400)
TOKYO (AP) - Hòa hội giữa Nam và Bắc Hàn. Tranh chấp lãnh thổ ở Đông Nam Á. Hàng tỷ đô-la kinh doanh quốc tế và tuyến hàng hải vận chuyển dầu lửa.

Chính phủ Mỹ của Tổng Thống Bush đã cảnh cáo thế đối đầu về vụ phi cơ do thám Mỹ có thể gây hại đến mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc, các nước Á châu đã tính trước cái giá họ phải trả nếu sự căng thẳng leo thang. Nhiều nước hô hào Washington và Bắc Kinh nên giải quyết vụ này mau lẹ trước khi xung đột vuợt ra ngoài tầm kiểm soát.

Phát ngôn nhân của Thủ tướng Nhật Bản Yoshiro Mori nói: “Chúng tôi không muốn có sự leo thang. Chúng tôi rất mong vụ này sẽ được giải quyết một cách thích hợp và...có thể chấp nhận được”.

Căng thẳng đã leo lên một nấc khi Tổng Thống Bush cảnh cáo Trung Quốc chớ gây hai đến quan hệ hai nước. Sáng thứ tư 4-4 Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân chính thức đòi Mỹ xin lỗi.

Chính quyền các nước trong khu vực đang theo dõi thế đôi co này. Họ có lý do: Á châu vốn là nơi có một loạt khá dài về tranh chấp lãnh thổ, những cuộc thương lượng có tầm quan trọng cao và là một mảng lớn của nền kinh tế thế giới.

Một sự đổ vỡ nghiêm trọng giữa Washington và Bắc Kinh sẽ làm lung lay vấn đề quan hệ rất tế nhị với Đài Loan, nơi Trung Quốc vẫn coi là một tỉnh tiền tiêu của Hoa lục. Với tư cách là đồng minh duy nhất của Bắc Hàn, Trung Quốc cũng giữ vai trò then chốt trong cuộc vận động khuyến dụ Bình Nhưỡng từ bỏ thế cô lập kéo dài từ 50 năm qua.

Vùng Nam Hải, nơi chiếc phi cơ do thám EP-3 của Mỹ và một chiến đấu cơ Trung Quốc đụng vào nhau, là nơi có nhiều vụ tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc, Việt Nam và Phi Luật Tân. Và từ hơn 10 năm nay các công ty lớn của Mỹ, Âu Châu và Nhật Bản đã bành trướng sự hiện diện của họ ở Trung Quốc.

Nhật Bản đặc biệt lo lắng, mong sớm giải quyết vụ đôi co. Nhật Bản có gần 50,000 quân Mỹ đóng trên lãnh thổ và sự tiếp tế xăng dầu cho Nhật Bản tùy thuộc ở những tuyến đường hàng hải băng qua Nam Hải.

Tại Thái Lan, nhật báo The Nation báo động trong bài Xã luận rằng an ninh trong khu vực sẽ lâm nguy nếu khủng hoảng kéo dài. Báo viết hôm thứ tư 4-4: “Các nước đồng minh của Mỹ, trong đó có Thái Lan, sẽ bị lôi cuốn vào cơn lốc nếu thế đôi co kéo dài”.

Nhưng các giới chức và các nhà phân tích trong khu vực ngày 4-4 nói vụ đôi co chưa gây chấn động - và có lẽ sẽ không có chấn động nếu không có sự leo thang căng thẳng lớn lao. Có lẽ thước đo căng thẳng chính xác nhất là tình hình quân sự ở eo biển Đài Loan. Trong quá khứ, mỗi lần có căng thẳng là chiến đấu cơ Trung Quốc thực hiện những phi xuất hăm dọa, vượt qua lằn biên “trung độ” tưởng tượng trên biển giữa Hoa Lục và Đài Loan. Nhưng cho đến thứ tư, tình hình có vẻ yên lặng. Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết không có vận động quân sự bất thường nào của Hoa Lục từ lúc xẩy ra vụ phi cơ do thám Mỹ phải hạ xuống Hải Nam.

Trên bán đảo Triều Tiên, người ta thấy rõ hơn sự rắc rối. Nhiều nước Á châu mong có tiến bộ mau lẹ trong tiến trình hòa giải giữa Công sản Bắc Hàn và Tư bản Nam Hàn, nay họ thấy cự căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ chỉ làm cho tiến trình đó khó khăn thêm. Kim Sung-han, một nhà nghiên cứu của Viện Đối Ngoại và An ninh tại Seoul nói vụ đôi co có thể làm hư kế hoạch của Seoul về cuộc hòa đàm bốn chiều giữa Nam và Bắc Hàn, Trung Quốc và Mỹ. Kim nói: “Nếu tình hình Mỹ-Trung tồi tệ thêm, ngay cả việc xây dựng lại đường dây liên lạc để thảo luận hòa bình cũng khó”.

Trong khi đó giới kinh doanh Á châu đang phập phồng theo dõi các chỉ số chứng khoán để tiên liệu những chao đảo có thể xẩy ra theo tình thế. Vụ chứng khoán thụt dốc ở New York hôm thứ ba bị coi như một phần là do vụ phi cơ thám sát Mỹ. Bởi vậy sáng thứ tư chưa biết chứng khoán Á châu bị ảnh hưởng vì thị trường New York hay vì thế căng thẳng Mỹ-Trung.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Azerbaijan và Armenia đã đồng ý một cuộc “ngưng bắn nhân đạo” trong cuộc xung đột vì tranh giành khu vực Nagorno Karabakh hôm Thứ Bảy – một tuần sau khi cuộc hưu chiến do Nga làm trung gian đã gãy đổ, theo tuyên bố từ các bộ ngoại giao của hai nước cho biết qua tường thuật của CNN hôm Thứ Bảy, 17 tháng 10 năm 2020.
Chính quyền Thái Lan đã tuyên bố “tình trạng cực kỳ khẩn cấp” tại thủ đô Bangkok, sau một ngày nữa biểu tình chống chính quyền mà đã chứng kiến nhiều người biểu tình chận và hạch hỏi một đoàn xe hoàng gia bất chấp luật nghiêm cấm bất cứ sự chỉ trích nào đối với chế độ quân chủ, theo bản tin của NPR cho biết hôm Thứ Năm, 15 tháng 10 năm 2020.
Quân đội Trung Quốc nên “đặt hết tâm trí và năng lực trong việc chuẩn bị cho chiến tranh,” theo Chủ Tịch Tập Cận Bình tuyên bố hôm Thứ Ba, 13 tháng 10 năm 2020 trong chuyến viếng thăm của ông tới căn cứ quân sự tại Quảng Đông, theo bản tin của The Hill cho biết hôm Thứ Tư.
Cuba, TQ và Nga hôm Thứ Ba, 13 tháng 10 năm 2020 đã được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc – hành động mà Hoa Kỳ gán nhãn hiệu là “sự chế nhạo” của mục tiêu có chủ đích của cơ quan này và như là bằng chứng mà Washington là đúng để rời hỏi hội đồng này vào năm 2018, theo bản tin của Fox News cho biết hôm Thứ Ba.
Trước tham vọng bành trướng của TQ tại Biển Đông, các nước trong vùng mà đứng đầu là Mỹ thường xuyên thực hiện các cuộc đi lại tự do hàng hải và tập trận như hiện nay các tàu chiến Mỹ và Nhật cùng tập trận chung ở Biển Đông, trong khi TQ cảnh báo đe dọa các nước Đông Nam Á đừng ngã theo Mỹ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 13 tháng 10 năm 2020.
Một người đàn ông 38 tuổi tại tiểu bang Telangana của Ấn Độ đã chết sau khi nhịn đói 4 ngày để cầu nguyện cho Donald Trump bình phục khỏi Covid-19, theo bản tin của báo The Independent cho biết hôm Thứ Hai, 12 tháng 10 năm 2020.
Tình hình Biển Đông lại căng thẳng thêm khi 3 tàu chiến của Nhật tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông và Mã Lai đã bắt giữ 60 người và 6 tàu TQ xâm nhập bất hợp pháp vùng biển của họ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 10 tháng 10 năm 2020, và Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết trong chương trình phát thanh về VN hôm 11 tháng 10.
Ủy ban trao giải Nobel Hòa Bình đã quyết định Chương trình Lương thực thế giới, thuộc tổ chức Liên Hiệp Quốc, là người nhận giải thưởng cao quý này năm nay, do bởi những nỗ lực của Chương trình nhằm đối phó với nạn đói toàn cầu đang tăng vọt do ảnh hưởng của trận đại dịch Covid-19.
Schroeder, người "phục vụ được trả lương trong ngành kinh doanh dầu khí của Nga", đang tham gia vào việc che đậy và làm mờ trách nhiệm thuộc về Nga trong vụ Navalny "", Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại ở Quốc hội Đức, Norbert Roettgen (CDU) cho tờ báo "Bild" (ấn bản thứ Năm) biết.
Trong một hành động hợp tác lưỡng đảng hiếm hoi, Đảng Tiến Bộ Dân Chủ Đài Loan (DPP) và đảng đối lập Kuomintang (KMT) đã thông qua một nghị quyết hôm Thứ Ba kêu gọi Bộ Ngoại Giao Đài Loan tái thiết lập mối quan hệ ngoại giao chính thức với Hoa Kỳ, 2 tuần rưỡi sau khi truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa ra đe dọa sự an toàn cá nhân của tổng thống Đài Loan, theo bản tin của Daily Beast cho biết hôm Thứ Tư, 7 tháng 10 năm 2020.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.