Hôm nay,  

Toàn Cầu Còn 40% Đất Trồng Sợ Đói Vì Hết Đất Phì Nhiêu

11/12/200500:00:00(Xem: 6301)
Các bản đồ mới cho thấy rằng địa cầu đang mất đi rất nhanh đất mầu mỡ và sản lượng thực phẩm sắp không nuôi nổi dân số trên thế giới. Các bản đồ cho thấy rằng hơn 1/3 đất đai trên thế giới được dùng để trồng trọt hoặc để nuôi trâu bò.

Các nhà khoa học tại trường University of Wisconsin-Madison đã kết hợp những hình ảnh về đất đai từ vệ tinh với con số thống kê điều tra về nông nghiệp từ các nước trên thế giới để hoàn thành các bản đồ chi tiết về sự sử dụng đất đai toàn cầu.

Bản đồ hiện tại cho thấy một ảnh chụp đất đai toàn cầu sử dụng trong năm 2000, nhưng các nhà khoa học cũng có dữ liệu sử dụng đất đai từ năm 1700 trở lại đây, cho thấy mọi vật đã bị thay đổi như thế nào.

"Các bản đồ cho thấy, một vùng rộng rất nổi bật của hành tinh của chúng ta (áng chừng 40%) được sử dụng để hoặc trồng các vụ mùa hoặc để trâu bò ăn cỏ," theo Tiến sĩ Navin Ramankutty, thành viên của nhóm Wisconsin-Madison. Khi so sánh thì chỉ 7% đất đai thế giới được sử dụng cho nông nghiệp vào năm 1700.

Vùng Amazon (Nam Mỹ) đã có một số thay đổi lớn lao nhất trong thời gian gần đây, với đồng cỏ vĩ đại của rừng nhiệt đới bị đốn hạ để trồng đậu nành.

"Một trong những sự thay đổi chính yếu mà chúng tôi thấy được là sự mở rộng nhanh chóng các vùng trồng đậu nành ở Ba Tây và Á Căn Đình, trồng để xuất cảng sang Trung Quốc và Liên Au," Tiến Sĩ Ramankutty nói.

Sự mở rộng vùng nông nghiệp này cũng bằng với sự hao hụt rừng nhiệt đới ở cả hai nước này.

Trong khi đó, cách làm nông nghiệp thâm canh có nghĩa các vùng đất trồng trọt đã bị giảm dần tại Hoa Kỳ và Liên Âu và đất đai ngày bị mất dần vì đô thị hóa.

"Chỉ có châu Mỹ Latinh và châu Phi, hơn tất cả mọi nơi khác trên thế nơi, là nơi chúng ta có thể trồng các vụ mùa, sẵn sàng để trồng trọt. Những nơi còn lại hoặc quá lạnh hoặc quá khô để có thể trồng trọt được," Tiến Sĩ Ramankutty nói.

Cũng theo Tiến Sĩ Ramankutty, "Câu hỏi thực tế là, làm cách nào để chúng ta có thể tiếp tục sản xuất thực phẩm từ đất đai, trong khi việc ngăn chặn những hậu quả gây hại môi sinh bị vô hiệu, chẳng hạn như nạn phá rừng, nhiễm độc nước và sự ăn mòn đất ""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
QUITO - TT Moreno và các bô lão bộ tộc bản địa Ecuador đạt thỏa thuận hưu chiến hồi chiều Chủ Nhật, để hủy bỏ chương trình khăc khổ bị bài bác, và gần 2 tuần biểu tình phản đối gây tê liệt kinh tế và 7 người chết.
BRUSSELS - Các đại diện của EU và UK đang thương lượng trước ngày họp thượng đỉnh EU.
MADRID - Vào ngày 14/10, Tòa tối cao Tây Ban Nha quyết định án phạt 9 thủ lãnh Catalonia dẫn đầu phong trào ly khai từ 9 đến 13 năm tù.
KIEV - Quân đội Ukraine âm thầm rút tại miền đông, khiến dân chúng thủ đô xuống đường ngày Thứ Hai 14-10 để phản đối.
IDLIB - Dân quân Kurd SDF thỏa thuận dàn xếp của Nga để được hậu thuẫn chống lại cuộc tiến công của của Thổ Nhĩ Kỳ.
TOKYO - Bão Hagibis để lại 40 người chết và 16 người mất tich, buộc bãi bỏ 3 trận tranh tài của giải Rugby World Cup.
HONG KONG - Dân Hong Kong cảm thấy lạnh người với lời nhắn gửi từ chủ tịch Xi Jinping “chớ mưu định gây chia rẽ để không bị trừng trị đến tan xương nát thịt”.
OSLO - Nhân vật nhận giải Nobel Hòa Bình 2019 (là giải thứ 100) là Thủ Tướng Abiy Admed của Ethiopia, theo tin từ thủ đô Na Uy ngày 11 tháng 10.
BRUSSELS - Liên Âu và vương quốc UK đồng ý tăng tốc thương lượng Brexit, sau cuộc tiếp xúc giữa bộ trưởng Brexit Steve Barclay của UK và trưởng đoàn Michel Barbier của Liên Âu vào ngày 11 tháng 10.
LONDON - Vào ngày 11 tháng 10, khoảng 5, 6 người bị thương trong 1 vụ đâm chém tại thương xá Arndale tại trung tâm thành phố Manchester, Anh Quốc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.