Hôm nay,  

Toàn Cầu Còn 40% Đất Trồng Sợ Đói Vì Hết Đất Phì Nhiêu

11/12/200500:00:00(Xem: 6622)
Các bản đồ mới cho thấy rằng địa cầu đang mất đi rất nhanh đất mầu mỡ và sản lượng thực phẩm sắp không nuôi nổi dân số trên thế giới. Các bản đồ cho thấy rằng hơn 1/3 đất đai trên thế giới được dùng để trồng trọt hoặc để nuôi trâu bò.

Các nhà khoa học tại trường University of Wisconsin-Madison đã kết hợp những hình ảnh về đất đai từ vệ tinh với con số thống kê điều tra về nông nghiệp từ các nước trên thế giới để hoàn thành các bản đồ chi tiết về sự sử dụng đất đai toàn cầu.

Bản đồ hiện tại cho thấy một ảnh chụp đất đai toàn cầu sử dụng trong năm 2000, nhưng các nhà khoa học cũng có dữ liệu sử dụng đất đai từ năm 1700 trở lại đây, cho thấy mọi vật đã bị thay đổi như thế nào.

"Các bản đồ cho thấy, một vùng rộng rất nổi bật của hành tinh của chúng ta (áng chừng 40%) được sử dụng để hoặc trồng các vụ mùa hoặc để trâu bò ăn cỏ," theo Tiến sĩ Navin Ramankutty, thành viên của nhóm Wisconsin-Madison. Khi so sánh thì chỉ 7% đất đai thế giới được sử dụng cho nông nghiệp vào năm 1700.

Vùng Amazon (Nam Mỹ) đã có một số thay đổi lớn lao nhất trong thời gian gần đây, với đồng cỏ vĩ đại của rừng nhiệt đới bị đốn hạ để trồng đậu nành.

"Một trong những sự thay đổi chính yếu mà chúng tôi thấy được là sự mở rộng nhanh chóng các vùng trồng đậu nành ở Ba Tây và Á Căn Đình, trồng để xuất cảng sang Trung Quốc và Liên Au," Tiến Sĩ Ramankutty nói.

Sự mở rộng vùng nông nghiệp này cũng bằng với sự hao hụt rừng nhiệt đới ở cả hai nước này.

Trong khi đó, cách làm nông nghiệp thâm canh có nghĩa các vùng đất trồng trọt đã bị giảm dần tại Hoa Kỳ và Liên Âu và đất đai ngày bị mất dần vì đô thị hóa.

"Chỉ có châu Mỹ Latinh và châu Phi, hơn tất cả mọi nơi khác trên thế nơi, là nơi chúng ta có thể trồng các vụ mùa, sẵn sàng để trồng trọt. Những nơi còn lại hoặc quá lạnh hoặc quá khô để có thể trồng trọt được," Tiến Sĩ Ramankutty nói.

Cũng theo Tiến Sĩ Ramankutty, "Câu hỏi thực tế là, làm cách nào để chúng ta có thể tiếp tục sản xuất thực phẩm từ đất đai, trong khi việc ngăn chặn những hậu quả gây hại môi sinh bị vô hiệu, chẳng hạn như nạn phá rừng, nhiễm độc nước và sự ăn mòn đất ""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
SOEUL - TT Moon Jae-in tuyên bố: Nam Hàn không chịu thua áp lực kinh tế từ Nhật, và cảnh báo “Nhật sẽ chịu thiệt hại nặng hơn nếu đối đầu tiếp diễn”.
MANILA - Vào ngày Thứ Hai 15/07, thẩm quyền y tế Philippines báo động nguy cơ truyền nhiễm sốt xuất huyết.
BEIJING - Tăng trưởng GDP quý 2 của Trung Cộng là 6.2%, thấp nhất từ Tháng 3-1992, theo tin từ Cục thống kê.
HONG KONG - Trong ngày Chủ Nhật 14/07, cảnh sát trưởng đặc khu lên án biểu tình bạo động chống luật dẫn độ - 22 người bị thương, gồm 6 trường hợp nguy kịch.
GRAFTON - 4 đứa trẻ tuổi từ 10 đến 14 ôm tiền và cần câu lên 1 xe 4x4 bị đánh cắp, lái từ Queensland đến New South Wales, trên chặn đường dài 900 kilomet.
Li & Fung, nhà cung cấp hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới nói rằng những nhà xưởng của Trung Cộng đang trở nên “nguy cấp và tuyệt vọng”, do những nhà bán lẻ Hoa Kỳ vì lo lắng nên đã quyết định rời khỏi quốc gia này, do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa có chiều hướng giảm nhiệt.
Điều đầu tiên và chắc chắn nhất, đó là sẽ không có thành phố nào của Mỹ cả! Bởi vì ở quốc gia mà người dân chết vì súng đạn cao nhất thế giới, thì không có thành phố nào an toàn!
CARACAS - Tình báo Venezuela là đối tương trừng phạt của Hoa Kỳ, tiếp theo cái chết của 1 hải quân đại tá chống Maduro 1 tuần sau khi bị bắt với tố giác âm mưu đảo chính.
ANTARCTICA - Hình ảnh vệ tinh cho thấy băng sơn lớn nhất thế giới danh hiệu A68 đang di chuyển, 2 năm sau khi tách ra khỏi Nam Băng Dương, là biển bao quanh lục địa Nam Cực.
HONOLULU - Vào ngày 11 tháng 7, 1 chuyến bay của Air Canada cất cánh từ Vancouver để đi Sydney gặp vùng rối loạn không khí 2 giờ sau khi bay qua không phận Hawaii.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.