Hôm nay,  

Toàn Cầu Còn 40% Đất Trồng Sợ Đói Vì Hết Đất Phì Nhiêu

11/12/200500:00:00(Xem: 6619)
Các bản đồ mới cho thấy rằng địa cầu đang mất đi rất nhanh đất mầu mỡ và sản lượng thực phẩm sắp không nuôi nổi dân số trên thế giới. Các bản đồ cho thấy rằng hơn 1/3 đất đai trên thế giới được dùng để trồng trọt hoặc để nuôi trâu bò.

Các nhà khoa học tại trường University of Wisconsin-Madison đã kết hợp những hình ảnh về đất đai từ vệ tinh với con số thống kê điều tra về nông nghiệp từ các nước trên thế giới để hoàn thành các bản đồ chi tiết về sự sử dụng đất đai toàn cầu.

Bản đồ hiện tại cho thấy một ảnh chụp đất đai toàn cầu sử dụng trong năm 2000, nhưng các nhà khoa học cũng có dữ liệu sử dụng đất đai từ năm 1700 trở lại đây, cho thấy mọi vật đã bị thay đổi như thế nào.

"Các bản đồ cho thấy, một vùng rộng rất nổi bật của hành tinh của chúng ta (áng chừng 40%) được sử dụng để hoặc trồng các vụ mùa hoặc để trâu bò ăn cỏ," theo Tiến sĩ Navin Ramankutty, thành viên của nhóm Wisconsin-Madison. Khi so sánh thì chỉ 7% đất đai thế giới được sử dụng cho nông nghiệp vào năm 1700.

Vùng Amazon (Nam Mỹ) đã có một số thay đổi lớn lao nhất trong thời gian gần đây, với đồng cỏ vĩ đại của rừng nhiệt đới bị đốn hạ để trồng đậu nành.

"Một trong những sự thay đổi chính yếu mà chúng tôi thấy được là sự mở rộng nhanh chóng các vùng trồng đậu nành ở Ba Tây và Á Căn Đình, trồng để xuất cảng sang Trung Quốc và Liên Au," Tiến Sĩ Ramankutty nói.

Sự mở rộng vùng nông nghiệp này cũng bằng với sự hao hụt rừng nhiệt đới ở cả hai nước này.

Trong khi đó, cách làm nông nghiệp thâm canh có nghĩa các vùng đất trồng trọt đã bị giảm dần tại Hoa Kỳ và Liên Âu và đất đai ngày bị mất dần vì đô thị hóa.

"Chỉ có châu Mỹ Latinh và châu Phi, hơn tất cả mọi nơi khác trên thế nơi, là nơi chúng ta có thể trồng các vụ mùa, sẵn sàng để trồng trọt. Những nơi còn lại hoặc quá lạnh hoặc quá khô để có thể trồng trọt được," Tiến Sĩ Ramankutty nói.

Cũng theo Tiến Sĩ Ramankutty, "Câu hỏi thực tế là, làm cách nào để chúng ta có thể tiếp tục sản xuất thực phẩm từ đất đai, trong khi việc ngăn chặn những hậu quả gây hại môi sinh bị vô hiệu, chẳng hạn như nạn phá rừng, nhiễm độc nước và sự ăn mòn đất ""

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
LONDON - Vào ngày 11 tháng 7, Bộ Quốc Phòng Anh cho biết: 3 tàu Iran nghênh cản tàu dầu Heritage của Anh đã rút lui, sau khi khinh tốc đỉnh HMS Mont-rose của Hải Quân Anh chen vào giữa để bảo vệ.
MOSCOW - Điện Kremlin báo tin: Vào ngày 11 tháng 7, TT Putin và tân TT Ukraine Zelensky đã điện đàm lần đầu tiên để thảo luận về khủng hoảng tại Đông Ukraine và về trao đổi tù.
SEOUL - Bắc Hàn đã sửa đổi Hiến Pháp để cho ông Kim Jong Un lên lãnh đạo nhà nước, là một thăng tiến mà có thể giúp bình thường hóa các quan hệ ngoại giao của đất nước bị cô lập này với phần còn lại của thế giới, theo bản tin của Bloomberg cho biết hôm 11 tháng 7.
TOKYO - Cơ quan không gian của Nhật (JAXA) báo tin: sóng chuyển tín hiệu từ phi thuyền Hayabusa 2 xác nhận nó đã đổ bộ 1 thiên thạch xa và lấy mẫu đất đá để phân tích.
NEW DEHLI - Viên chức Ấn Độ loan báo vào ngày 11 tháng 7: Ấn Độ vừa giao 250 nhà tiền chế tại tỉnh bang Rakhine của Myanmar trong nỗ lực tái định cư dân thiểu số Rohingya.
GENEVA - Báo cáo viên nhân quyền LHQ Agnes Callamard tuyên bố: Hoa Kỳ phải hành động về báo cáo nhà báo Khashoggi bị thủ tiêu tại lãnh sự quán của Saudi Arabia đầu Tháng 10-2018.
LONDON - Trong lúc căng thẳng gia tăng vì thẩm lậu thông tin phê bình chính quyền Trump là thiếu năng lực, vào ngày 10 tháng 7, Sir Kim Darroch từ chức ĐS Anh tại thủ đô Hoa Kỳ.
BRUSSELS - Bà Ursula Von Der Leyen, Bộ Trưởng Quốc Phòng Đức, ứng viên chủ tịch ủy hội điều hành EU, cam kết chú tâm vào việc cổ vũ nguyên tắc pháp trị, thực hành kỹ thuật số, củng cố sức cạnh tranh của tập thể cùng lúc ứng phó với biến đổi khí hậu.
VIENNA - Hoa Kỳ dùng phiên họp khẩn cấp ngày 10-7 tại cơ quan nguyên tử năng quốc tế (IAEA), để tăng áp lực với Iran về các cắt giảm cam kết trong thỏa ước nguyên tử Vienna 2015.
OSLO - Các nhà nghiên cứu báo tin: tàu ngầm Nga chìm tại vùng Biển Na Uy năm 1989 vẫn phát phóng xạ từ đáy biển sâu 1700 mét.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.