Hôm nay,  

Chạy Đua Vũ Trang, Mỹ Dàn Trận Châu Á

20/05/200700:00:00(Xem: 3175)

Trong khi thế giới nhìn về Iraq, Mỹ đang lặng lẽ thúc đẩy cuộc đua vũ trang mới tại Châu Á.

Điển hình số một trong cuộc đua vũ trang mới này là áp lực quốc hội Đài Loan chấp thuận 10 tỉ đô để mua vũ khí Mỹ. Sau khi các vị dân cử Đài Loan mới đây bác bỏ trọn gói tới lần thứ 70, họ đã bị chỉ trích bởi Stephen Young, viên chức Mỹ cao cấp tại Đài Bắc.

Ong nói là khi không chịu mua thêm vũ khí Mỹ, từ tàu ngầm tới phi đạn Patriot, "sẽ làm cho Hoa Kỳ từ vị trí bạn của Đài Loan phải chất vấn là đối tác an ninh của họ có nghiêm túc duy trì sức mạnh quốc phòng hay không."

An tàng phía sau thương lượng với Đài Loan là chiến dịch quy chụp Trung Quốc là hiểm họa quân sự lớn kế tiếp của Mỹ. Quyết định mới đây của Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng 18% có thể là điềm cần suy nghĩ, nhưng thực tế lại thấp so với Mỹ. Ngân sách quân sự Mỹ bây giờ là 440 tỉ đô/năm, chưa kể tới chiến phí tại Iraq và Afghanistan.

Như thế là 5 lần nhiều hơn mức 84 tỉ đô của Hoa Lục. Trong khi đó, các đồng minh khu vực của Mỹ là Uc, Đài Loan, Nhật và Nam Hàn cộng chung lại thì có mức chi phí quân sự hàng năm 82 tỉ đô. Trong khi đó, Mỹ đã lên kế hoạch bán cho An Độ hàng chục tỉ đô trị giá kỹ thuật nguyên tử và phi cơ tác chiến.

Tổng chi như thế, Hoa Lục phải mất thêm 3 thập niên nữa hay nhiều hơn mới bắt kịp chi phí quân sự của Mỹ và đồng minh.

Nhà phân tích William D. Hartung của viện nghiên cứu World Policy Institute tin rằng những thương vụ đó sẽ giúp cho nền kinh tế quân sự Mỹ. Như thương vụ bán chiến đấu cơ tối tân F-22 cho Nhật có thể cứu hãng Lockheed Martin, nơi đã thấy đơn đặt hàng của Không Quân Mỹ giảm từ mục tiêu ban đầu 750 chiếc xuống còn 180 chiếc hay  ít hơn, cho dù là chi phí cho phi cơ này tăng và tính năng giảm.

Thương vụ phi cơ bán cho Nam Hàn và An Độ có thể cứu cả Boeing và Lockheed Martin kéo dài dây chuyền sản xuất cho các loại chiến đấu cơ thế hệ hiện nay. Và gói vũ khí mời bán cho Đài Loan sẽ làm hài lòng các xưởng đóng tàu và chế tạo phi đạn Hoa Kỳ.

Còn một lý do nữa, cũng theo Hartung, là bất kể mọi lời nói hăm he về hiểm họa, Trung Quốc vẫn có tiềm năng là thị trường lớn nhất cho phi cơ dân sự của hãng Boeing - trong cuộc tranh giành thị trường gay go với hãng đối thủ từ Châu Au là Airbus.

Nhưng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc không thuần túy là thế đối đầu quân sự hay các thương vụ, mà còn là lý tưởng nhân quyền của xã hội dân sự Hoa Kỳ đang thúc đẩy các áp lực biến đổi nước cộng sản khổng lồ Châu Á kia. Chạy đua quân sự trước tiên là vì tiền, sau nữa là gây dựng thế lực vùng, và sau nữa mới là cân bằng thế chính trị nội bộ giữa các xã hội dân sự tại Mỹ, các khối áp lực hành lang.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.