Hôm nay,  

Tq: 10,000 Xưởng Dệt Đóng Cửa, Kinh Tế Suy Sụp Nặng

26/10/200800:00:00(Xem: 1623)

CHINA - Trong những ngày trước khá giả - ồ, 3 tháng trước - Tao Shoulong đã thong thả lăn bánh trên đường phố cổ kính này với chiếc xe Mercedes-Benz cáo cảnh của ông ta. Vợ ông và người hợp tác, Yan Qi, thì dạo phố trong chiếc xe Toyota Land Cruiser của bà. Rồi, họ cùng nhau đi uống vào ban đêm với những khách hàng, nhà cung cấp, người tài trợ, bàn thảo các kế hoạch mở rộng công ty nhuộm và in hàng dệt Long Giang. Tao đã xây dựng công ty Long Giang từ lúc bắt đầu với 4 công nhân đến khi trở thành là một trong những công ty in hàng dệt lớn nhất Trung Quốc chỉ trong 5 năm. Ông ta đã có những mơ ước lớn hơn: Ông muốn nhìn thấy mậu dịch chứng khoán của công ty trên bản chợ Nasdaq giống như Microsoft và Intel.

Giấc mơ của ông đã tan tành. Long Giang đã bị đóng cửa vào ngày 7 tháng 10. Tao và Yan đã biến mất, để lại một món nợ hơn 290 triệu đô la và rất nhiều người giận dữ trong thành phố này, cách Thượng Hải 140 dặm về phía Nam trong bình nguyên của sông Dương Tử. Sự tiêu tan của công ty đã để lại 4,000 nhân công trên đường phố và phụ rẩy hàng trăm nhà cung cấp và ngân hàng.

Lên nhanh và xuống càng nhanh hơn của công ty Long Giang là câu chuyện quen thuộc một cách bi đát xã hội Trung Quốc những ngày này. Hàng ngàn xưởng Trung Quốc đã đóng cửa trong năm vừa rồi, bởi vì:

- Ngạch xuất cảng toàn cầu xuống dốc bắt đầu với sự sụp đổ của thị trường nhà cửa Mỹ và tiếp theo với khủng hoảng tài chánh. Người mua bán dệt địa phương như Fang Xingquan, một thân chủ của Long Giang, là một trong số nhiều người tin rằng một sự suy sụp mạnh trong xuất cảng là yếu tố chính của sự tiêu tan công ty.

- Giá vật liệu tăng cao.

- Một cuộc vận động của chính quyền Trung Quốc có tính toán để quản lý các hãng xưởng đồ lạnh làm ăn thất bại. Văn phòng Quốc Gia về Thống Kê của Trung Quốc trong tuần này nói rằng kinh tế toàn quốc phát triển ở tỉ lệ 9% hằng năm trong quý kết thúc vào ngày 30 tháng 9, mức thấp nhất kể từ năm 2003. Cơ quan thông tin Xinhua của nhà nước nói rằng chính quyền đang cứu xét một loạt những hành động để vực dậy ngạch xuất cảng và kích thích thương vụ nhà cửa.

Nhiều nhà kinh tế, gồm Yu Yongding của Học Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc, tin rằng Trung Quốc cần giữ mức tăng trưởng kinh tế hằng năm 8% hay 9% để thu nhận 24 triệu người tham gia vào lực lượng lao động mỗi năm nếu không sẽ xảy ra tình trạng bất ổn xã hội.

Stephen Green, nhà kinh tế tại Ngân Hàng Standard Chartered ở Thượng Hải, nói rằng, "Trung  Quốc đang bị tổn hại nặng nề bởi cả hai khủng hoảng toàn cầu và sự sút giảm nội địa."

Những tác động toàn cầu nào xảy ra đối với  Trung Quốc: Trung Quốc đóng góp 17% cho sự phát triển kinh tế thế giới trong năm rồi, ngang hàng với Hoa Kỳ, theo Liên Hiệp  Quốc.

Kinh tế Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng khác ngoài sự suy sụp ngạch xuất cảng: Việc sụp đổ giá nhà. Nicholas Lardy, ở Học viện Kinh Tế Quốc Tế Peterson tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, cho là một cuộc xuống dốc trong ngành xây cất có thể làm mất 1 tới 2% điểm cho sự phát triển kinh tế Trung Quốc.

Tổng hợp các luật lệ khó khăn, xuất cảng yếu kém, chi phí gia tăng và đồng bạc Trung Quốc mạnh hơn đã làm hại hàng ngàn hãng xưởng nhỏ. Cơn đau đặc biệt hoành hành tại Quảng Đông, một trung tâm hãng xưởng chi phí thấp chạy khắp biên giới từ Hồng Kông ở phía nam Trung Quốc. Ngạch xuất cảnh của Quảng Đông tăng 14% trong 7 tháng đầu của năm 2008 sau sự phát triển 27% một năm trước đó. Lợi nhuận kỹ nghệ lên 4% trong năm nay tính đến tháng 5, so với 49% một năm trước đó và so với 21% trên toàn quốc.

Các hãng xưởng mà đã phải vật lộn với sự thu hẹp lợi tức thì đã đóng băng. Hơn một nửa tất cả các nhà xuất cảng đồ chơi - 3,631 công ty - đã đóng cửa trong 6 tháng đầu năm nay, theo tường trình chính thức của hãng thông tấn nhà nước Xinghua.

Kỹ nghệ dệt của Trung Quốc cũng đang gặp cơn suy sụp. Ngạch xuất cảng dệt đã đổ nhào từ tháng 3. Hơn 10,000 xưởng dệt nhỏ đóng cửa trong 6 tháng đầu năm nay, theo lời của giới chức chính quyền. Yu Xin, của China Chemical Fibers và Textile Consultancy ở HangZhou, nói rằng, "Khủng hoảng toàn cầu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỹ nghệ dệt địa phương."

Nhà kinh tế độc lập Xie nói rằng Trung Quốc đã trở nên lệ thuộc quá nhiều vào mức cầu từ Mỹ, và Châu Âu mà đã bị đốt cháy vì mượn tiền nhiều quá và lạm phát các giá trị tài sản. Ông ta nói: "Tất cả rồi sẽ đi đến bế tắc. Bạn cần phải tìm cách khác để sinh tồn. Người Mỹ không thể chi tiền nhiều hơn nữa."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.