Hôm nay,  

Khí Hậu Thay Đổi Hại Quả Đất, Tàn Phá Hơn Bom Nguyên Tử

30/12/200700:00:00(Xem: 2356)

Một lần nữa loài người phải đối mặt với một nguy cơ lớn. Nỗi lo sợ về vũ khí nguyên tử đã trở nên lạc hậu nhường chỗ cho một sự thật về sự thay đổi của khí hậu toàn cầu.

Mặc dù mức độ quan trọng của đe dọa môi sinh lên sự tồn tại của con người đã được công nhận trên lý thuết nhưng các cường quốc thế giới vẫn không có một hành động nào để bảo vệ trái đất này. Những họp báo kéo dài lê thê chủ yếu xoay quanh vấn đề nòng cốt như phát triển kinh tế, thoả hiệp thương mại nhưng không thấy ai dặt lên hàng đầu về vấn đề môi sinh.

Eduardo Viola, giáo sư phân ban quan hệ quốc tế trường Cao Đẳng Brasilia cho biết Brazil nên nối gót Liên Âu và cách biệt với Trung Quốc, một đất nước có lượng khí thải lớn nhất thế giới và có thái độ "vô trách nhiệm" đối với môi trường.

Dưới khía cạnh của nhà bác học tiên phong người Brazil này thì an toàn khí hậu toàn cầu là điều tiên quyết mà các khoa học gia và chính trị gia nên phát biểu. Chỉ có sự hợp tác của các nước có lượng khí thải nhiều nhất mới thật sự cần thiết để tránh một thảm họa về môi sinh trong tương lai. Chỉ cần bề mặt trái đất nóng lên 2 độ thôi cũng đủ thay đổi cục diện của nhiều quốc gia.

Một yếu tố không kém quan trọng đối với các dân cử trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2008 sẽ là vấn đề lãnh đạo để đối mặt với khó khăn này. Brazil, quốc gia đứng thứ sáu về khí thải nhà kính, chỉ sau Trung Quốc, Mỹ, Liên Âu, Ấn Độ và Nga có thể đóng góp phần nào vào quá trình làm sạch môi trường hơn bằng cách thân Liên Âu và Nhật.

Mỗi năm Brazil thải khoảng 1 tỷ tấn khí CO2 nhưng cũng bắt đầu giảm vì nạn phá rừng cũng thuyên giảm.

Nhóm G77 gồm 130 quốc gia được thành lập năm 1964 nhằm bảo vệ kinh tế chung của các nước đang phát triển. Tuy nhiên nó hoàn toàn không có kết quả gì đối với môi trường bởi vì có sự xuất hiện của Trung Quốc và các quốc gia xuất cảng dầu thô.

Sức mạnh chính trị đã ngăn cản không cho những quốc gia công nghệ cao giảm từ 25 đến 40% lượng khí thải của mình cho đến năm 2020. Hội nghị tại Bali tuy vậy vẫn có một số quá trình khả quan như là những bước nhằm vảo vệ khu rừng thiên nhiên tại Bali, quỹ giúp các nước ngheò bảo vệ thiên tai v.v...

Những kết quả này vẫn còn quá nhỏ nhoi so với tiêu chí ban đầu đặt ra của các nhà hoạt động. Thật ra nhiều người cho là phi lý để đặt Trung Quốc chung với những quốc gia Châu Phi khác khi mà nước này đã đạt đến một nền kinh tế và kỹ thuật nhất định. Trong khi những nước ở Châu Phi như Burundi hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố tài trợ về tài chính lẫn kỹ thuật để đáp ứng với sự thay đổi về thời tiết.

Trung Quốc vào năm 2006 thải khoảng 5,7 tỷ tấn CO2 vượt qua cả Hoa Kỳ (5.6 tỷ tấn). Đáng báo động là mức độ tăng trưởng về khí thải hằng năm của Trung Quốc là 8% trong khi của Mỹ là 1%. Theo giáo sư Viola thì Trung Quốc đang đi theo mô hình kinh tế lấy chủ lực từ ảnh hưởng môi trường làm nền tảng. Cả Mỹ và Trung Quốc đều có số lượng 43% khí thải trên toàn thế giới. Các con số đo đạc ngày càng cho thấy đến năm 2100 nhiệt độ trái đất sẽ tăng ở mức trên 2 độ.

Ngược lại trong các nước tiên tiến thì Nhật có lượng khí thải thấp nhất là 0,15 tấn CO2 mỗi năm cho mỗi 1000 đồng GDP so với con số 0,4 của Hoa Kỳ. Tuy nhiên Nhật vẫn chưa đối mặt với Hoa Kỳ vì nước này còn lệ thuộc quân sự Mỹ. Nếu Mỹ và Brazil chấp nhận theo Liên Âu và Nhật thì có thể tương lai của trái đất còn có hy vọng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ Tân Hoa Xã, TQ: Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ để tìm ra cách thức phù hợp nhằm hòa hợp với nhau - chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi. ✱ Al Jazeera, Qatar: Chính quyền Biden cho biết Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh duy nhất của Hoa Kỳ “với mục đích định hình lại trật tự quốc tế và ngày càng có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để thúc đẩy mục tiêu đó” ✱ Kyodo News, Jp: Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết việc thắt chặt kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế khả năng Trung Quốc tiếp cận một số chip cao cấp được Bắc Kinh sử dụng để sản xuất các hệ thống quân sự tiên tiến. ✱ Global Times, CN: Cuộc chiến chip ngày càng leo thang của Mỹ chống lại Trung Quốc đã tạo ra sự bất ổn to lớn cho ngành công nghiệp chip thế giới và đặt các nhà sản xuất chip hàng đầu vào tình thế cực kỳ khó khăn có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng. ✱ Asia Nikkei, Jp: Những hạn chế sẽ khiến Bắc Kinh khó khăn hơn nhiều trong việc mua hoặc chế tạo chất bán dẫn tiên tiến cho một quân đội...
✱ Declassified Uk.: Các hồ sơ giải mật cho thấy, Vương quốc Anh đã dự đoán về một "cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Nga và Ukraine" từ năm 1992. ✱ The Grayzone: Bài thuyết trình vào tháng 4 năm 2022 dành cho các sĩ quan tình báo cao cấp của Anh, vạch ra một kế hoạch phức tạp để làm nổ tung Cầu Kerch ở Crimea. ✱ TASS Ru.: Các nhân viên thuộc các cơ quan tình báo của Mỹ và Anh trực tiếp tham gia vào các hoạt động bí mật với Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và đào tạo nhân viên để thực hiện công tác ✱ Yahoo News: CIA đã bí mật đào tạo các lực lượng Ukraine tại vùng tiền tuyến phía đông của Ukraine - CIA huấn luyện các đối tác Ukraine về các kỹ thuật bắn tỉa, cách vận hành tên lửa chống tăng Javelin và các thiết bị khác...
Trước khi ngưng đọc vì cho rằng chúng ta đã nói rất nhiều về những điều tương tự trong nhiều tháng qua, xin hãy để tôi nói rõ: Tôi không nói về Nga. Không, đây là một vấn đề lớn hơn. Nó mang tên Trung Quốc...
Sáng thứ Hai 10/10/22 vùa qua, phải chăng Putin đã thay đổi bản chất cuộc chiến ở Ukraine khi phóng 83 hỏa tiễn nhằm thẳng 11 cơ sở vật chất dân sự và nhà cửa dân chúng? Putin đã áp dụng đúng lý thuyết chiến tranh của cộng sản là tiêu diệt sự sống xã hội của quốc gia địch khi mục tiêu không đạt được. Nhưng có người cho rằng oanh tạc Ukraine hôm thứ Hai thực chất không phải Putin thay đổi chiến thuật mà đó chỉ để vớt vát thể diện trước dân chúng Nga và thế giới sau nhiều thất bại liên tiếp ở Ukraine và, đau đớn hơn nữa, « cầu Putin » (Kertch) bị đặc công Ukraine phá hỏng...
Vào giữa tháng 3, chưa đầy một tháng sau khi Nga xâm lăng Ukraine, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đã đưa ra một dự đoán nổi bật: Ukraine sẽ chiến thắng. Sáu tháng sau, Ukraine đang trên đà tấn công và tái chiếm lãnh thổ quan trọng giữa nhiều dấu hiệu là quyết tâm của Nga đang suy yếu. Các bản tường thuật chỉ ra rằng vũ khí và thông tin tình báo do Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh khác cung cấp đang mang lại cho cuộc phản công của Ukraine một sự thúc đẩy nghiêm trọng. Liên minh NATO vẫn bền vững và đoàn kết đứng sau Ukraine, bất chấp nỗ lực của Nga nhằm làm suy yếu sự thống nhất đó bằng cách hạn chế xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu...
Trong thời đại kinh tế toàn cầu hoá dựa vào tri thức và thông tin, thì kiến thức trở thành sức mạnh và Internet là phương tiện kết nối. Các kiến thức mới đang được phổ biến tự do trên khắp thế giới và mọi người có thể truy cập được dễ dàng hơn. Trước các chuyển biến dông bão này, tình hình cạnh tranh giữa các cường quốc không chỉ còn nằm trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh mà còn canh tân kỹ thuật và nhiều quốc gia cảm thấy đang bị đe dọa bởi sự tụt hậu về kiến thức và trang bị kỹ thuật số...
Cả hai nhà lãnh đạo nữ này đều là những nhân vật xuất chúng, những phụ nữ đầu tiên giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp bậc nhất trên đất nước họ. Hình ảnh hai bà kề vai sát cánh trên trường thế giới bất chấp một siêu cường do đàn ông thống trị chuyên đi bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn, quả là một thách thức tương phản và là một biểu tượng dũng cảm của thời đại...
Chuyến thăm của bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ở Đài Loan tạo thêm sự đe doạ mới của Trung Quốc đối với hòn đảo này, nó được tạo ra do nhu cầu duy trì việc kiểm soát đối với tình hình ở eo biển Đài Loan sau những chiến thắng bầu cử liên tục của đảng ủng hộ sự độc lập của Đài Loan...
Bản đồ thứ ba về thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh bắt nguồn từ cái thường được gọi là “Lý thuyết Hiện thực” (Realist Theory) về quan hệ quốc tế. Theo lý thuyết này, các quốc gia thực sự là chủ thể quan trọng duy nhất trong các vấn đề thế giới, mối quan hệ giữa các quốc gia là một mối quan hệ hỗn loạn (anarchy), và do đó để đảm bảo sự tồn tại và an ninh của họ, các quốc gia luôn cố gắng tối đa hóa quyền lực của mình... Một cái nhìn viễn kiến về mối hiểm họa xung đột giữa các quốc gia trên thế giới, của nhà Chính trị học lừng danh Samuel P. Huntington, do Bác sĩ Hồ Văn Hiền chuyển ngữ và chú thích. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ MI5: ĐCSTQ áp dụng cách tiếp cận cấp nhà nước, trong đó các doanh nghiệp và cá nhân bị pháp luật TQ buộc phải hợp tác với Đảng ✱ SHU Yenjoon, sĩ quan tình báo Trung Quốc đã bị kết án về tội đánh cắp bí mật thương mại trong lĩnh vực hàng không Hoa Kỳ ✱ MI5: Để ngăn chặn, năm 2020, Hoa Kỳ ngừng cấp thị thực mới cho các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Quân đội PLA ✱ ALJ: Giám đốc FBI Cảnh báo các công ty phương Tây rằng Bắc Kinh quyết tâm đánh cắp công nghệ của họ để đạt được lợi ích cạnh tranh. ✱ ĐS Trung Quốc tại London đã bác bỏ các cáo buộc của McCallum (MI5) và Wray (FBI), là "hoàn toàn vô căn cứ”. ✱ AFP: TMT Liên Quân Mỹ cáo buộc ông Tập Cận Bình thất hứa...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.