Hôm nay,  

Các Siêu Cường Sắp Đánh Nhau Giành Tài Nguyên Nam-Bắc Cực

09/12/200700:00:00(Xem: 3790)

- Các siêu cường quốc có thể chuẩn bị đánh nhau tranh giành tài nguyên ở hai cực địa cầu. Có vẻ như Bắc Cực sẽ là khu vực đầu tiên bị xẻ ra nhiều nhất. Vùng này vào hồi thế kỷ 20 đã bị chia cắt thành nhiều vùng, đa số là các quốc gia nằm quanh khu vực này.

Vào mùa hè năm 2007, Nga đã cắm cờ tại đáy biển Bắc Băng Dương như một biêu hiện thách thức cộng đồng quốc tế. Lời phát ngôn từ Bộ Trưởng Tài Nguyên Tư Nhiên của Nga nói rằng diện tích đáy biển của Nga trải dài trên 1,2 triệu cây số vuông với nhiều tiềm năng về hydrocaron tương đương với 4.9 tỷ tấn dầu khí. Việc này làm dẫn đến các sự tranh chấp về chủ quyền giữa các quốc gia khác.

Những hành động tương tự cũng có thể được quan sát tại Nam Cực. Anh đã đứng ra nhận một phần chủ quyền của châu lục này vào tháng 10 năm ngoái. Khoảng 1 triệu cây số vuông thuộc sở hữu của Anh. Trong khi đó, toàn bộ diện tích Nam Cực chiếm 14 triệu cây số vuông. Điều này cũng có nghĩa là các quốc gia khác cũng muốn nhảy vào cuộc chạy đua sở hữu lãnh thổ này. Tuy nhiên, Hiệp Ước Nam Cực được ký năm 1959 quy định vùng đất này thuộc chủ quyền của toàn nhân loại và là vùng đất chung.

Nhìn sơ qua có vẻ như không có gì đáng chú ý ngoại trừ tuyết và mùa đông băng giá quanh năm tại đây. Để ý kỹ hơn, đất Nam Cực có 90% là nước và giàu sinh thái cho cá và sinh vật khác.

Các nhà sinh thái nói đáy đại dương Nam Cực có nhiều giàu. Khí tự nhiên, than, quặng sắt, đồng, chì và các hóa chất hiếm quý khác có thể được tìm thấy tại đây.

Cuộc tranh giành đất đai Nam Cực đã bắt đầu từ những năm 1819 khi lục địa này được khám há bởi một nhà thám hiểm người Nga. Nga đã từ chối công nhận các khám phá đất liền của các quốc gia khác trong 150 năm qua. Qua thời gian, Nam Cực không còn là sở hữu của riêng Nga nữa. Liên Xô và 11 quốc gia khác đã ký một hiệp ước vào năm 1959. Thêm vào đó luật không cho phép họat động và xây dựng cơ sở hạ tầng tại đây.

Một số nước vẫn tiếp tục dùng miền đất này cho công cuộc thí nghiệm và xem nó như là một nguồn lợi tức cho quốc gia mình. Cho đến nay nó được chia thành một số khu vực mang tính quốc gia.

Tuy nhiên nơi này vẫn là tân điểm của nhiều cuộc tranh chấp. Úc, chẳng hạn, tin vào chủ quyền của một nửa khu vực này. Có thể nói cuộc chiến đã bắt đầu. Anh và Argentina đã kiện nhau về chủ quyền đảo Falkland từ 25 năm qua. Có khoảng 20 nước đang muốn giành một miếng đất cho mình tại Nam Cực. Một vài quốc gia như Pháp, Nhật và Na Uy còn tranh giành cả Bắc lẫn Nam Cực. Nhật cho rằng chỉ có họ mới có khả năng khai thác dầu tại khu vực này. Trong khi các nước khác thì muốn chiếm đất chỉ vì họ tin trong vào sự hữu dụng của nó trong tương lai. Và có thể đây sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua về kỹ thuật và vũ trang mới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cơ quan Hàng hải Madagascar cho biết, một vụ tai nạn chìm tàu ngoài khơi bờ biển đông bắc Madagascar đã giết chết ít nhất 83 người, theo trang CNN đưa tin ngày Thứ Tư, 22 tháng 12 năm 2021. Theo Cơ quan Hải Cảng Sông và Biển (APMF), con tàu chở 138 người bị chìm vào khuya Thứ Hai, 20 tháng 12 năm 2021. Hiện có 50 người đã được cứu và 5 người vẫn đang mất tích.
Tân tổng thống của Chile, ứng viên cánh tả thuộc thế hệ Millennial, đã giành chiến thắng sau một chiến dịch căng thẳng và được ví như Donald Trump, theo trang APnews đưa tin ngày Chủ Nhật, 19 tháng 12 năm 2021. Ứng viên cánh tả Gabriel Boric đã giành chiến thắng với 56% số phiếu bầu, so với 44% của đối thủ là nhà lập pháp José Antonio Kast. Kast đã ngay lập tức nhận thất bại và đăng tweet chúc mừng Boric về “chiến thắng vĩ đại.” Trong khi đó, Tổng thống sắp mãn nhiệm Sebastian Pinera đã tổ chức một cuộc họp video với Boric và cho biết chính phủ của ông sẽ hỗ trợ đầy đủ trong quá trình chuyển giao quyền lực ba tháng.
Tổng số người chết từ Siêu Bão Nhiệt Đới Rai đã tăng lên tới ít nhất 75 người, theo các viện chức địa phương báo cáo hôm Thứ Bảy, sau khi trận bão đã tàn phá Phi Luật Tân vào cuối tuần rồi, theo CNN tường thuật hôm Chủ Nhật, 19 tháng 12 năm 2021. Các hoạt động tìm và cứu người đã tiếp tục vào cuối tuần sau khi trận bão Rai, cơn bão nhiệt đới thứ 15 đổ bộ vào Phi Luật Tân trong năm nay, gây đất chùi hôm Thứ Năm tại Đảo Siargao, nơi du lịch và lướt sóng nổi tiếng trên bờ biển miền đông.
Cô là một trong ít nhất 10 nhà báo và nhà bình luận đầu tiên đã cố thúc giục chính quyền TQ làm rõ hơn về ảnh hưởng của vi khuẩn và bị bịt miệng bởi các viên chức đang chật vật để kiểm soát tin tức về đại dịch. Dù nhiều người khác đã được thả sau đó, Zhang vẫn bị ở tù, và gia đình, bạn bè và những người ủng hộ của cô sợ cô có thể chết trong cuộc tuyệt thực phản đối mà cô đang thực hiện để chống đối. “Cô ấy đứng lên vì sự thật, và cô ấy đứng lên vì công lý,” theo Jane Wang, nhà hoạt động có trụ sở tại Anh Quốc vận động thả Zhang, đã nói với NBC News. “Và cô tiêu biểu cho điều tốt nhất của TQ.”
Đây là biện pháp mới nhất trong một loạt các biện pháp nhằm gia tăng các hình phạt của Hoa Kỳ dành cho Trung Quốc, với cáo buộc lạm dụng có hệ thống và rộng rãi đối với các dân tộc thiểu số và tôn giáo ở khu vực phía tây, đặc biệt là người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi Giáo ở Tân Cương. Chính quyền Biden cũng công bố các lệnh trừng phạt mới nhắm vào một số công ty công nghệ sinh học và giám sát của Trung Quốc, một nhà sản xuất máy bay không người lái hàng đầu, và các tổ chức chính phủ vì các hoạt động ở Tân Cương.
Ít nhất 62 người đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương sau khi một xe bồn chở xăng phát nổ ở Cap-Haitien, thành phố lớn thứ hai ở Haiti, theo trang CNN đưa tin ngày Thứ Ba, 14 tháng 12 năm 2021. Phó Thị trưởng Patrick Almonor cho biết, tình hình vẫn còn đang “rất nguy hiểm” và đã mở rộng lời kêu gọi hiến máu. Almonor cho biết thêm chiếc xe bồn xăng đã phát nổ sau khi dừng lại do các vấn đề về máy móc và xăng bắt đầu bị rò rỉ. Người dân tụ tập lại để hốt xăng chảy ra từ xe bồn thì vụ nổ xảy ra.
Các bộ trưởng ngoại giao từ Hoa Kỳ, Anh và các nước còn lại của nhóm G-7, với sự tham gia của người đứng đầu các vấn đề đối ngoại của Liên minh châu Âu, đã đưa ra một tuyên bố chung về việc “thống nhất lên án việc xây dựng quân sự của Nga và những lời lẽ hung hăng đối với Ukraine.” G-7 kêu gọi Nga hãy “giảm leo thang, theo đuổi các kênh ngoại giao và tuân thủ các cam kết quốc tế về tính minh bạch của các hoạt động quân sự,” đồng thời ca ngợi “sự kiềm chế” của Ukraine. “Mọi hành vi sử dụng vũ lực để thay đổi biên giới đều bị nghiêm cấm theo luật pháp quốc tế. Nga nên chắc chắn rằng việc tiếp tục gây hấn quân sự đối với Ukraine sẽ gây ra những hậu quả lớn và cái giá phải trả là rất đắt,” tuyên bố viết.
Thứ Tư, ngày 08 tháng 12 năm 2021: Thời đại Angela Merkel đã kết thúc. Quốc hội Đức bầu Olaf Scholz làm Tân Thủ tướng Liên bang. Tổng thống Đức Steinmeier trao giấy chứng nhận bổ nhiệm cho ông ta. 16 bộ trưởng sau đó cũng nhận được chứng nhận bổ nhiệm.
Mỹ đã bày tỏ thái độ rõ rệt đối với việc Campuchia ngày càng bị lệ thuộc vào TQ qua việc Mỹ ra lệnh cấm vận vũ khí và hạn chế xuất cảng mới đối với Campuchia vì cho rằng quân đội TQ ngày càng gia tăng ảnh hưởng lên Campuchia, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật trong buổi phát thanh ngày 9 tháng 12 năm 2021.
Olaf Scholz đã được tuyên thệ nhậm chức tân thủ tướng Đức, chính thức kế vị sau 16 năm lãnh đạo lịch sử của Angela Merkel, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Tư, 8 tháng 12 năm 2021. Ông cam kết sẽ làm tất cả những gì ông có thể làm được để hướng tới một khởi đầu mới cho nước Đức. Khi bà rời chức vụ thủ tướng tại Berlen, chấm dứt 31 năm sự nghiệp chính trị, Bà Merkel nói với cựu phó thủ tướng của bà rằng hãy nhận lấy nhiệm vụ “với niềm vui.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.