Hôm nay,  

TQ Làm Khó Nhà Báo, Đặt Máy Quay Lén Nhiều Nhất Thế Giới

13/07/200800:00:00(Xem: 2022)

Một tháng trước khi Thế Vận Hội Mùa Hè 2008 khai mạc, tường trình về đất nước và con người Trung Quốc diễn ra một cách âm thầm. Quan trọng nhất là những bản báo cáo về sự tự do tại đây đã gặp phải vô số khó khăn khi các phóng viên phải tác nghiệp.

Những vùng cấm, thường được chính phủ Trung Quốc liệt vào những nơi nhạy cảm như Tây Tạng đã bị chính phủ từ chối gián tiếp không cho ký giả đi vào. Có vẻ như chính phủ sợ những hình ảnh xấu xa này phản ánh thực trạng bất ổn của khu vực. Đa số những báo cáo từ nhà báo đến cơ quan chính phủ về những cú điện đe dọa hoặc hành vi bạo lực từ những người bịt mặt đã bị cơ quan chức năng thờ ơ.

Tháng 9 năm ngoái, Chris Buckley, phóng viên tác nghiệp quốc tế của thông tấn Reuters đã bị một toán người mặc đồ đen đánh đập và nhốt trong một nơi tăm tối thuộc thành phố Bắc Kinh. Trước đó ông này đã phỏng vấn những người nông dân bị ngược đãi.

Một số những nhà báo khác cho biết họ cũng gặp ít nhiều khó khăn để có được giấy tờ thông hành và thẻ phóng viên. Số khác lên tiếng về những giới hạn và không được phép chụp ảnh hay phỏng vấn người tại Quảng Trường Thiên An Môn.

Sau vụ động đất tại tỉnh Tứ Xuyên có vẻ như chính sách đối đãi với giới phóng viên phâ nào cởi mở hơn khi nhiều người được phép xuất hiện và ghi lại những hoạt động xung quanh thiên tai này. Tuy nhiên, sau khi một số bài báo đăng những tin tức về các viên chức tham những cũng như nhà thầu nghèo nàn xây cất không đủ tiêu chuẩn thì giớ chức chính quyền Trung Quốc lại trở về với thái độ lạnh lùng với giới ký giả.

Tổ Chức Nhân Quyền Thế Giới thì cho rằng Hiệp Hội Thế Vận Hội đã không công khai chỉ trích chính quyền Trung Cộng việc họ vi phạm những quy ước ký giả quốc tế. Cũng theo một tin khác thì vào năm 1986, các lãnh đạo Trung Quốc đã đề xuất dự án bí mật mang mã số 863 nhằm phát triển các loại siêu vũ khi trong 7 lãnh vực khác nhau. Dự án này quan trọng vì nó là sự phát triển khoa học kỹ thuật mang tầm cỡ quốc tế. Từ dự án này mà những sáng chế, phát minh, khám phá mang tính "trước thời đại" được lập nên.

Năm nay, với Thế vận Hội đang đến gần, chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh cho Dự Án này hoạt động để đảm bảo "an ninh" cho các vận động viên. Câu hỏi được các nhà quan sát thế giới nêu lên là liệu có nhất thiết phải mang "bí mật quân đội" ra để đảm bảo an ninh hay đó chỉ là một cái cớ để chính quyền cộng sản tiếp tục những trò hiếp đáp dân oan, nhà báo tác nghiệp.

Chỉ hai năm trở lại, khoảng 200,000 hệ thống camera theo dõi đã được thiết lập khắp nơi trong thành phố. Nhiều máy quay này đã được trá hình để người thường không để ý tới. Điều này khiến Trung Quốc là nơi được theo dõi gắt gao nhất trên thế giới, và được mệnh danh "nhà tù khổng lồ."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.