Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Sắc Dân Thiểu Số Và Y Tế

21/05/200400:00:00(Xem: 6344)

Một nhà giáo tình nguyện đi thông dịch cho một bệnh nhân đồng hương than phiền bị nhân viên y tế của một bệnh viện kỳ thị, làm khó dễ, đối xử bất nhẫn với bệnh nhân này.
Một phụ nữ da mầu than phiền khi tới khám bệnh, bác sĩ nhìn bà ta với cặp mắt hơi khác, rất hà tiện lời giải thích, khám bệnh cho xong.
Nữ bác sĩ thuyết trình kể lại câu chuyện một bệnh nhân được điều trị với phương tiện không đáng làm, khiến bệnh nhân bị hậu quả không đáng có.
Và nhiều than phiền khác nữa được nêu ra trong ngày hội thảo về Cách Biệt Y tế tại một quận hạt nọ của tiểu bang Texas. Người ta đã bỏ ra cả gần năm chục ngàn tiền đô, để tổ chức buổi hội thảo này. Ban Tổ Chức là một cơ quan y tế chính quyền. Họ quyết tâm ngồi lại với nhiều nhân vật của các nhóm thiểu số để tìm hiểu thêm và giải quyết vấn đề.
Lập pháp và Hành Pháp Hoa Kỳ cũng như nhiều tổ chức y tế tư nhân đều có những chương trình để giảm thiểu hoặc xóa bỏ sự cách biệt này.
Như vây thì vấn đề cách biệt trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân ở quốc gia này có thật hay sao"!
Xin hãy nghe các ý kiến.
"Trong các bệnh viện công, người Mỹ gốc Phi châu và Châu Mỹ La tinh thường nhận được sự điều trị thấp kém hơn người da trắng và sự cách biệt, chênh lệch này đe dọa tình trạng sức khỏe của cả nhiều ngàn cư dân ở Texas. Bệnh nhân tiểu đường thường được cắt cụt chân thay vì được điều trị bằng phương pháp kém quyết liệt hơn; phụ nữ thường bị cắt tử cung nhiều hơn; bệnh tim bị chữa một cách lơ là hơn. Sự khác biệt đều thấy ở mọi lãnh vực bệnh tật trên toàn nước Mỹ. Người ta đã liên tục nghiên cứu để giải quyết mà vấn đề vẫn còn y nguyên. Tại sao thế nhỉ""
Đó là thắc mắc do ký giả y khoa Mitch Mitchell của nhật báo Star-Telegram- Fort- Worth, Texas.
Bộ Trưởng Y Tế Hoa Kỳ Tommy Thompson đã thông báo cho giới cung cấp dịch vụ y tế cho dân thiểu số hay là, chính quyền của Tổng Thống Bush sẽ quyết tâm xóa bỏ mọi cách biệt trong chăm sóc y tế. Chính quyền sẽ hỗ trợ các chương trình nghiên cứu về sức khỏe của dân thiểu số, cung cấp nhiều tài khoản cho việc điều trị bệnh AIDS ở dân thiểu số, sẽ xây cất nhiều trung tâm y tế cho cộng đồng thiểu số.
Ngày 19 tháng 5 năm 2003, Chủ Tịch Khối Đa Số Thượng Viện Bill Frist đã đệ trình một đạo luật "Closing the Health Care Gap Act" - Khép kín khoảng cách trong chăm sóc y tế. Đạo luật có mục đích khích lệ sự xóa bỏ cách biệt y tế ở giới cung cấp các dịch vụ y tế cho các nhóm thiểu số.
Dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ J.C. Watts đã tuyên bố: "Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong lãnh vực y khoa học mà vẫn có một sự chênh lệch rất lớn trong vấn đề sức khỏe của dân thiểu số so sánh với phần còn lại của khối dân chúng Hoa Kỳ. Người Mỹ gốc châu Phi, Hispanic và các nhóm thiểu số khác bị bệnh ung thư, bệnh tim mạch, tai biến não, tiểu đường, trẻ em tử vong nhiều hơn. Đây là điều bất hạnh và chúng ta phải hành động tức thì để xóa bỏ"
Theo bác sĩ Adela Valdez, Chủ Tịch Uûy Ban Health Disparity Task Force-Texas: "Sự đối thoại, văn hóa kinh tế khác nhau là căn nguyên của vấn đề. Hãy nhìn vào các dữ kiện và tự hỏi, liệu có phải ta đã áp dụng lối chữa trị quá thấp đối với bệnh nhân thiểu số. Ai trong chúng ta cũng có một chút kỳ thị dù ta có nhận hoặc phủ nhận. Và cho tới khi có người nêu lên sự thật thì chẳng ai muốn nghe".
Nghiên cứu công bố trên New England Journal of Medicine năm 1999 cho hay nhiều bác sĩ có thành kiến với bệnh nhân khác mầu da. Nhưng đây không phải do kỳ thị chủng tộc mà là kết quả một sự vô tình chứ không cố ý. Tác giả nói vậy.
Giáo sư Thomas LaVeist, John Hopkins University-Baltimore: "Cho tới đầu thập niên 1970, các trường y khoa đều nói là nối mạch máu tim (heart by pass) không giúp ích gì cho dân da mầu và phụ nữ . Có sự khác biệt ở các lãnh vực giáo dục, việc làm, gia cư thì trong vấn đề săn sóc sức khỏe chắc là cũng có."
Quá lưu tâm tới sự trầm trọng của vấn đề, Quốc Hội Hoa Kỳ đã yêu cầu Institute of Medicine làm một cuộc nghiên cứu và đề nghị phương thức giải quyết.
Viện Y Học này được thành lập từ năm 1970, gồm các chuyên gia thượng thặng để cố vấn cho chính quyền liên bang về các vấn đề y tế bao gồm khảo cứu, chăm sóc cũng như giáo dục.
Một Uûy Ban phụ trách đã được thành lập. Sau nhiều tham khảo, nghiên cứu, Uûy Ban đã công bố tài liệu mang tên " Unequal Treatment: Confronting Racial and Ethnic Disparity in Health Care". - Đối xử Bất Bình Đẳng : Đương đầu với sự khác biệt chủng tộc, nhóm sắc dân trong Chăm Sóc Y Tế".
Khi dùng các chữ "Đối xử bất bình đẳng", Uûy Ban có mục đích đối sánh với tuyên ngôn " đối xử bình đẳng" mọi công dân Mỹ trong tu chính thứ 14 Hiến Pháp Hoa Kỳ. Các tác giả cương quyết đề nghị những phương thức để loại trừ sự chênh lệch đó.


Là nhóm thiểu số còn son trẻ ở đất nước này, chúng ta đã vô hình chung được hưởng nhiều phúc lợi xã hội mà cách đây nửa thế kỷ, các nhóm thiểu số khác trong mơ cũng không bao giờ có đươc. Họ đã gian nan, kiên nhẫn tranh đấu bằng ý chí, bằng khôn ngoan, bằng lý luận đôi khi với một chút máu và rất nhiều nước mắt.
Luật pháp bảo vệ đã có nhưng khe hở và đối sử với nhau theo cảm tính, quyền lợi riêng tư cũng còn nhiều. Nên chính trong báo cáo, Uûy Ban đã xác định: " Điều quan trọng phải ghi nhận là kỳ thị chủng tộc và nhóm dân tộc đã thấy có trong nhiều lãnh vựcï của đời sống người Mỹ". Rằng "Nhiều nếp sống xã hội và kinh tế Hoa Kỳ còn bị chi phối bởi chủng tộc với nhiều bất lợi cho các nhóm thiểu số so với sắc dân da trắng." Rằng " dân thiểu số chịu đựng phẩm chất chăm sóc y tế thấp hơn và ít được hưởng những phương tiện trị bệnh như dân da trắng".Và " sự kỳ thị là khác biệt về chăm sóc gây ra do thiên vị, thành kiến, theo khuôn mẫu có sẵn".
Bản tường trình nêu ra một số lý do đưa tới sự không đồng đều trong chăm sóc y tế như:
a-Ngôn ngữ khác nhau là một khó khăn cho người thiểu số khi cần đến dịch vụ y tế. Vì không diễn tả được điều mình muốn nói, không lãnh hội được điều mà giới chức y tế muốn hướng dẫn, không cùng nhau hoạch định chương trình điều trị và tái khám, theo dõi. Cũng vĩ trở ngại ngôn ngữ mà lấy hẹn đi khám bệnh không làm được, không gắn bó với việc dùng thuốc men, không hài lòng với giới cung cấp dịch vụ chăm sóc.
b-Sự tham gia tích cự của bệnh nhân vào việc điều trị cũng rất quan trọng. Vì không nắm vững vấn đề hoặc vì tập quán riêng, nhiều người thiểu số không tuân thủ với chương trình điều trị, từ chối thực hiện thử nghiệm, chậm trễ đi khám bệnh. Cho nên cần cung cấp cho họ nhiều kiến thức căn bản về sức khỏe, đường hướng tìm kiếm và sử dụng dịch vụ y tế dành cho họ.
c-Thành kiến của người thầy thuốc mà đa số là da trắng đối với các sắc dân thiểu số có thể là không công khai, nhưng đào xâu thì thấy có một khác biệt nào đo
d- Không đồng đều hoặc không cần thiết khi áp dụng các phương tiện định bệnh trị bệnh. Thí dụ trong bệnh tim mạch, có sự dùng quá ít hoặc lạm dụng các phương tiện để định bệnh; trong bệnh ung thư người thiểu số không được xét nghiệm định bệnh như dân da trắng; bệnh nhân da đen bị HIV không được cung cấp thuốc để điều trị; bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối bị giới hạn điều trị.
e-Thiếu dịch vụ y tế dành cho người thiểu số ở các cộng đồng kém lợi tức;
g-Thiểu số vốn không tin tưởng ở thầy thuốc, không có sự cảm thông, đôi thoại;
h-Nhóm thiểu số không được giải thích tường tận về bệnh trạng;
i-Không được sàng lọc để phát hiện nguy cơ gây bệnh như với dân da trắng
k-Không có bảo hiểm y tế nên không khám bệnh được mà cũng không có tiền mua thuốc
l-Không có phương tiện di chuyển đi khám bệnh
m-Nhập viện nhiều khi bệnh đã quá trầm trọng rồi còn bị điều trị quá nặng tay;
n-Bệnh nhân nghèo nhiều khi phải đợi lâu hơn mới được bác sĩ chuyên khoa khám khiến bệnh nặng thêm
o-Bênh nhân thiểu số cũng ít kể lể bệnh tình cho bác sĩ, vì không tin tưởng và cũng cứ nghĩ là bác sĩ không thèm nghe mình
p-Có nhiều vi phạm về quyền hạn dân sự mà cơ quan y tế không có đủ nhân sự để điều tra, giải quyết;
q-Nhóm thiểu số không có đại diện trong các chương trình bảo hiểm y tế được chính quyền trợ cấp;
s- Không có hướng dẫn cho giới cung cấp dịch vụ y tế hiểu biết về phong tục của bệnh nhân để tăng hiệu quả việc trị liệu vì Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, đa chủng tộc.
Bàn tường trình cho thấy quả tình là có sự bất đồng đẳng, khác biệt trong việc chăm sóc sức khỏe đối với dân thiểu số. Từ nhiều năm các cơ quan chính quyền từ lập pháp tới hành pháp đều đã quyết tâm san bằng.
Nhưng người thiểu số chắc cũng cần tích cực hơn để tìm hiểu về chính sách quốc gia về y tế xã hội, nói lên những nhu cầu của mình, đòi hỏi được quyền hưởng thụ phúc lợi đồng đều như khối đa số. Vài nhóm thiểu số khác dường như mạnh dạn hơn người mình trong việc tranh đấu đòi hỏi quyền lợi đó. Tiếng nói của họ được chú ý nhiều hơn và đáp ứng cũng nhiều hơn.
Mình đã đóng góp rất nhiều vào việc xây dựng, bảo vệ đất nước này kể cả xương máu và đóng thuế cho ngân sách quốc gia. Thì mình cũng có quyền được hưởng các dịch vụ chung do quốc gia cung cấp.
Cho nên phải cùng nhau nói ra nhu cầu chính đáng của đời sống. Kẻo lại bị trách móc ngược là quý vị cần, sao quý vị quá dè đặt, im lặng, không cho chúng tôi biết để giúp đỡ.
"Con có khóc thì mẹ mới cho con bú", cổ nhân ta vẫn hằng nhắc nhỡ.
Và như Goethe đã từng lý luận:
Knowing is not enough; we must apply.
Willing is not enough; we must do"
Vâng: Biết chưa đủ, cần mang ra áp dụng sự hiểu biết của mình; có ý muốn nhưng cũng cần hành động để thực hiện ý muốn đó.
Kẻo thiệt thòi rồi lại bực tức, than phiền.
Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Texas 5-04

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
11 năm trước, các khoa học gia Jennifer Doudna và Emmanuelle Charpentier lần đầu tiên mô tả một phương pháp mới để chỉnh sửa gen, được gọi là CRISPR, trong một bài báo khoa học. Phát hiện mới rất quan trọng và đã giúp cho hai khoa học gia đoạt giải Nobel Hóa học năm 2020: nó có thể thay đổi cách điều trị các căn bệnh di truyền. Vào ngày 8 tháng 12 năm 2023, Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chính thức chuẩn thuận phương pháp điều trị đầu tiên dựa trên công nghệ này ở Hoa Kỳ.
Dù lệnh cấm đã được công bố rộng rãi và có hiệu lực, người dân California – kể cả trẻ vị thành niên – vẫn có thể mua thuốc lá điện tử có hương vị trên mạng. Điều này được chỉ ra qua một nghiên cứu mới được xuất bản trên JAMA Network Open. Vào ngày 21 tháng 12 năm 2022, California ban hành Senate Bill 793 của Thượng viện, cấm bán hầu hết các sản phẩm thuốc lá có hương vị (flavored tobacco), bao gồm cả thuốc lá điện tử (e-cigarettes), cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Shisha, các loại xì gà cao cấp và thuốc lá không khói (loose-leaf tobacco) được miễn khỏi luật này.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, tình trạng buồn nôn và nôn mửa thường xảy ra trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ chủ yếu do một loại hormone gây ra. Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này có thể dẫn tới những phương pháp điều trị tốt hơn cho tình trạng ốm nghén, kể cả những trường hợp hiếm gặp, nguy hiểm đến tánh mạng.
Thời tiết thay đổi có thể khiến cho tâm trạng và cảm xúc thay đổi theo, mùa lễ cũng có thể gây ra những thay đổi trong tâm trạng và hành vi của mọi người. Vào khoảng thời gian này trong năm, sẽ có nhiều người trong chúng ta cảm thấy căng thẳng, lo lắng và bực bội hơn bình thường. Những nguyên nhân gây căng thẳng có thể dẫn tới nguy cơ cao về các bệnh tim mạch, ngộ độc rượu và cả tỷ lệ tử vong do đột quỵ.
Salmonella lại hoành hành. Vào đầu tháng 12, các cửa hàng thực phẩm trên khắp Hoa Kỳ đã thu hồi dưa vàng (cantaloupes) sau khi người ta phát hiện ra rằng cả trái nguyên và loại cắt sẵn đều bị nhiễm khuẩn Salmonella ở 34 tiểu bang – và đã gây ra hai trường hợp tử vong. Dưa cantaloupes nhiễm salmonella cũng được phát hiện ở Canada, các viên chức y tế công cộng cũng ra lệnh thu hồi loại trái cây này.
Mỗi ngày, cơ thể chúng ta đều đối mặt với rất nhiều kẻ xâm nhập tiềm ẩn, đặc biệt là trong mùa lạnh và ở những vùng khí hậu lạnh. Những vi sinh vật này, được gọi là các tác nhân gây bệnh (hay mầm bệnh), xuất hiện dưới nhiều hình thức như vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Hệ thống miễn dịch của cơ thể thiết lập nhiều tuyến phòng thủ để chống lại chúng. Và đây là cách hệ thống đa tầng này hoạt động.
Vào ngày Chủ Nhật 7 tháng 12 2023, tại Trung Tâm Thực Hành Chánh Niệm Nam Cali (MPC), Tiến Sĩ Giáo Dục Bạch Xuân Phẻ đã có buổi chia sẻ về cách hướng dẫn cho các em tuổi teen thực hành chánh niệm. Cùng tham dự buổi chia sẻ còn có chị Chơn Nguyên, y tá của Học Khu Centralia (Buena Park), huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, nhiều bậc phụ huynh có con em đang ở tuổi teen, tăng thân Xóm Dừa, Nụ Hồng…
Thuốc diệt siêu vi (Antiviral drugs) thường được coi là một phát minh của thế kỷ 20. Nhưng một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra một điều bất ngờ trong hệ thống miễn dịch của chúng ta: Nó có thể tự mình tổng hợp các phân tử diệt siêu vi (antiviral) để phản ứng chống lại sự lây nhiễm của vi rút. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về một loại protein tạo ra các phân tử diệt siêu vi tự nhiên. Khác xa với phát minh hiện đại của nhân loại, tự nhiên đã tiến hóa các tế bào tiến hóa để tạo ra “loại thuốc” của riêng chúng – biện pháp phòng vệ xa xưa nhất để chống lại virus.
Trí tuệ nhân tạo / AI (Artificial Intelligence) gần đây được nhắc đến rất nhiều không những trong giới công nghệ máy tính mà cả trong các môi trường chính trị, kinh tế, xã hội vì tác dụng tiềm năng của nó trên mọi lãnh vực của đời sống con người. Riêng trong lãnh vực y học, AI đã và đang có những bước tiến đáng kể. AI đang được sử dụng để cải thiện kết quả của bệnh nhân, giảm chi phí và tăng hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe, có khả năng cách mạng hóa y học bằng cách cung cấp các chẩn đoán chính xác hơn, kế hoạch điều trị cá nhân hóa và cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân.
Cũng giống như một cuốn từ điển vật lý, ‘cuốn từ điển’ trong đầu của chúng ta cũng chứa thông tin về các từ, bao gồm các chữ cái, âm thanh và ý nghĩa hoặc ngữ nghĩa của từ, cũng như thông tin về các thành phần câu cú và cách ghép các từ lại với nhau để tạo thành các câu đúng ngữ pháp. ‘Cuốn từ điển’ đó còn là một cuốn từ điển các từ ngữ đồng nghĩa. Nó có thể giúp chúng ta kết nối các từ ngữ và xem chúng giống nhau về ý nghĩa, âm thanh hoặc chính tả như thế nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.