Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Mùa Xuân Và Dị Ứng

26/03/200400:00:00(Xem: 6302)
Hàng năm, khi "Đã thấy Xuân về với gió đông"(1) , thì vạn vật đều hân hoan đón nắng vàng rực rỡ sau mấy tháng âm u tuyết lạnh. Nhưng vào Xuân cũng là thời gian mà nhiều người "chẳng tiếc thương mà lệ nhòa, mũi nghẹt; vì rủi ro mang đến tự thiên nhiên".
Đó là rủi ro Viêm-Mũi-Dị-Ứng.
Nhiều người được Viêm chiếu cố cho hay rất khó mà tránh khỏi dị ứng này, ngoại trừ lang thang nơi sa mạc, vân du trên đỉnh núi tuyết trắng hoặc thu mình trong căn phòng điều hòa nóng lạnh.
Dị Ứng Viêm Mũi (Allergic Rhinitis) hoặc " Sốt Cỏ Khô" (Hay fever) là bệnh rất thông thường, ảnh hưởng tới 15% dân chúng, từ người lớn tới trẻ em.
Bệnh có thể xẩy ra theo mùa hoặc quanh năm. Theo mùa thì vào đầu Xuân, trong Hạ hay sớm Thu mà nguyên nhân là phấn hoa của cây cỏ hoặc do bào tử mốc meo. Còn suốt năm là do bụi rệp trong nhà, lông chó lông mèo.
Cho tới nay, đã có vài giả thuyết nhưng chưa có giải thích thỏa đáng tại sao cùng nô nức đi ngắm hoa anh đào mà nhiều người an toàn thưởng ngoạn, người khác thì ngứa mắt, hắt xì, luôn luôn Kleenex trên tay lau chùi mũi mắt. Hoặc bằng cách nào mà cha hoặc mẹ bị dị ứng thì con cái có 40% nguy cơ mắc bệnh và nếu song thân cùng bị thì rủi ro của con sẽ cao hơn, tới 60%.
Có ý kiến cho là bệnh càng ngày càng thường xảy ra vì đời sống văn minh hơn, con người khỏe mạnh hơn, hệ thống miễn dịch hữu hiệu hơn. Và hệ thống này với lương tâm chức nghiệp quá cao, đã đáp ứng hơi quá đáng với những chất mà bình thường vẫn được coi là vô hại.
Mới đây, Cơ Quan Y Tế Thế Giới cho hay có tới 25% dân số của các quốc gia kỹ nghệ cao bị viêm mũi dị ứng.
Bác sĩ Donald Leung, Trưởng Khoa Dị Ứng của National Jewish Medical and Research Center, Denver đặt vấn đề là " có một cái gì đó ở đời sống Tây phương làm tăng số bệnh dị ứng". Vì dân chúng Ấn Độ, Nam Dương ít bị phản ứng trong khi đó tỷ lệ dị ứng của dân Mỹ tăng tới 31 % từ năm 1985 tới năm 1995.
Nhưng may mắn là khoa học đã làm sáng tỏ một số nguyên do gây dị ứng cũng như đưa ra những biện pháp phòng ngừa, điều trị khá hữu hiệu.
Tác động dị ứng
Tưởng cũng nên phân biệt dị ứng (Allergy) với hiện tượng quá nhạy cảm (Sensitive). Một người thấy khó chịu cay mắt khi ngồi gần khói thuốc lá là người đó quá nhạy với khói thuốc chứ không dị ứng. Còn dị ứng thì phức tạp hơn.
Trong tác động dị ứng, có ít nhất ba thành phần tham dự: chất gây ra dị ứng (allergens) chất kháng thể (Antibody) và hóa chất trung gian Histamine.
a-Chất gây dị ứng là những hạt phấn của cỏ cây hoa lá, hạt bụi bặm và vi sinh vật lởn vởn trong không khí.
b-Chất kháng thể IgE hiện diện trong máu là một thành phần của hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể khi chất gây dị ứng xâm nhập.
c-Hóa chất Histamine là sản phẩm của sự tác động giữa chất gây dị ứng và kháng thể. Histamine làm giãn nở các mạch máu ở mũi, chất lỏng thoát ra và đưa đến những dấu hiệu, triệu chứng khó chịu của người bệnh.
Nguyên nhân
Những hạt phấn hoa thường là thủ phạm gây ra phản ứng dây chuyền trong Viêm Mũi Dị Ứng. Tùy địa phương, tùy mùa mà tác nhân này có nhiều hay ít.
Vào đầu Xuân, có phấn từ hoa cây cối; cuối Xuân phấn từ cỏ; rồi vào Hạ có phấn từ cỏ dại phấn hương; mùa Thu có dị ứng do các bào tử của mốc meo. Với thời tiết nắng ấm, phấn lởn vởn trong không khí có khi cả mấy tháng.
Phấn là những hạt nho nhỏ hình tròn hoặc bầu dục mà chức năng chính yếu làsinh sản qua sự thụ phấn, để làm giầu cỏ cây cho trái đất. Thụ phấn có thể trong cùng một cây hoặc nhờ gió và ong bướm trao duyên từ hoa này sang hoa khác.
Điểm đáng lưu ý là phấn hoa không hương thơm của cây cối cần gió đưa đi thụ phấn lại gây nhiều dị ứng hơn làphấn do những ong thợ bay từ hoa này sang hoa khác hút mật. Phấn hoa thường có nhiều vào buổi sáng và chỉ cần vài chục hạt là đủ gây phản ứng.
Hạt phấn theo gió bay đi rất xa, cả mấy trăm dặm, nên muốn chạy trốn cũng khó, mà chặt cây gây dị ứng ở vườn nhà thì còn phấn từ vườn người.
Cỏ dại phấn huơng (ragweed) là thủ phạm gây dị ứng nhiều nhất ở Bắc Mỹ, rồi đến cỏ Bermuda, phấn cây sồi (oak), tần bì (ash), cây du (elm), cây hồ đào (pecan).
Triệu chứng
Phấn hoa bay vào mũi khi ta hít thở không khí, kháng thể chống lại và cơ thể tiết ra Histamine. Hóa chất này gây ra những triệu chứng của dị ứng như: chảy nước mũi, ngứa lỗ mũi và miệng, nghẹt mũi khiến phải thở bằng miệng, hắt xì hơi; mắt ngứa, chảy nước mắt, mí mắt sưng húp. Nghẹt mũi là triệu chứng mà 90% nạn nhân than phiền đồng thời cũng làm họ khó chịu nhất.
Nhiều người ho khan, thở hụt hơi, khò khè trong phổi nhất là ban đêm gây mất ngủ. Trường hợp nặng, có thể đưa tới viêm xoang mũi, viêm tai trong, mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, cáu kỉnh, ói mửa, ăn uống không được.
Thực ra những triệu chứng dị ứng không nguy hại lắm nhưng làm ta bực mình, đôi khi cản trở sinh hoạt hàng ngày. Có người hắt xì hơi cả vài chục lần liên tiếp. Cơn dị ứng kéo dài có khi tới nửa giờ, xảy ra nhiều lần trong ngày. Bệnh có thể hành hạ cả vài tuần và là nguyên do nghỉ sở của nhiều người đi làm cũng như nghỉ học của nhiều học sinh.
Điều trị
Việc điều trị có mục đích giảm thiểu các khó chịu do chất histamine gây ra. Dược phẩm thường dùng gồm các thuốc Anti- Histamine uống và xịt mũi; thuốc uống, chích hoặïc xịt mũi có chất steroids; thuốc Pseudoephedrine chống nghẹt mũi; phối hợp thuốc chống Histamine và thuốc chống nghẹt mũi.

Antihistamine là thuốc căn bản được dùng trước tiên để làm giảm các triệu chứng như ngứa ngáy, hắt xì hơi, chẩy nước mũi, ngứa và chẩy nước mắt. Thuốc ngăn sự sinh sản hóa chất histamine nhưng không có công hiệu với nghẹt mũi.
Thuốc cũng được dùng như điều trị phòng ngừa: Bệnh nhân dị ứng theo mùa có thể dùng thuốc trước hoặc ngay đầu mùa dị ứng ; còn dị ứng quanh năm thì dùng trước khi tiếp cận với chất gây bệnh. Cũng không lấy làm lạ khi thấy có người phải uống thuốc quanh năm, tuỳ theo tình trạng bệnh. Và cũng tùy theo ý kiến của thầy thuốc.
Thuốc anti-histamine được mua bán hoặc tự do hoặc cần toa bác sĩ.
Một vài loại anti-histamine thế hệ cũ được dùng từ năm 1930 có thể vào não bộ và gây ra sự ngây ngất, buồn ngủ nên ta cần cẩn thận khi lái xe hơi hay điều khiển máy tự động.
Từ năm 1980, một số anti-histamine không gây ngây ngất được tung ra thị trường, cần toa bác sĩ và cũng khá đắt tiền.
Xin liệt kê tên vài dược phẩm như sau:
a-Thuốc antihistamine gây ngây ngất buồn ngủ như Diphenhydramine (Benadryl), Chlotrimeton.
Benadryl là loại thường dùng nhất. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt nhất là với quý vị trên 60 tuổi. Chẳng hạn: mất định hướng, chóng mặt, xỉu, kém chú ý, ngây ngất buồn ngủ, hay quên, khô miệng, táo bón, đi tiểu khó khăn, mờ mắt. Khi uống Benadryl thì không nên uống rượu, thuốc ngủ vì sẽ ngủ nhiều hơn. Và để tránh kích thích bao tử, nên uống thuốc với chút sữa hoặc ăn chút thực phẩm.
b-Thuốc không gây buồn ngủ: Thuốc uống Allegra, Claritin, Zyrtec. Claritin đã được mua không cần toa bác sĩ. Các thuốc này có lợi điểm là không gây ngây ngất buồn ngủ nên thuận lợi cho người phải lái xe hoặc làm việc trí óc cần nhiều tập trung.
Mới đây, bên Gia Nã Đại có thuốc Aerius không gây ngây ngất, công hiệu cho cả nghẹt mũi lẫn ngứa chẩy nước mắt, nước mũi và không cần đơn thuốc lang y.
Ngoài ra còn các loại huốc xịt mũi Sinarest, Afrin, Astelin, các loại thuốc có chất steroid như Beconase, Vancenase, Nasocort đều rất công hiệu.
Để tránh tác dụng phụ của antihistamine, thuốc chống nghẹt mũi, cũng như các thuốc khác, xin tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhất là với quý vị bị tăng nhãn áp (glaucoma), viêm sưng nhiếp tuyến, cao huyết áp.
Phòng ngừa
Dị ứng thường do tác nhân từ môi trường gây ra nên sự phòng ngừa nhắm vào việc ngăn chặn tiếp xúc với các tác nhân đó. Sau đây là một vài phương thức:
1-Dị ứng với phấn hoa: Số lượng phấn hoa trong không khí cao nhất từ nửa đêm tới 8 giờ sáng, đặc biệt vào những ngày nắng ấm và khô. Trong khoảng thời gian này cần tránh tối đa việc đi ra ngoài trời; đóng cửa nhà và cửa xe, dùng máy điều hòa không khí. Nếu cần ra ngoài, mang mạng che mũi miệng.
Thời gian an toàn để ra ngoài là sau một cơn mưa, những giọt nước sẽ rửa sạch không khí khỏi những phấn hoa bay lượn.
Không nên phơi quần áo ngoài sân vườn, tránh vướng phấn hoa, mặc vào bị dị ứng.
Nếu ban ngày làm việc ngoài vườn, thì tắm rửa, gội đầu trước khi lên giường chứ chẳng nên nằm ngủ với mớ phấn hoa trên tóc, trên mình.
2- Dị ứng với mốc meo: Trong nhà, mốc meo thường có ở phòng tắm, cầu tiêu nên cần được lau rửa với dung dịch chlorine; tránh làm vườn, cào lá để khỏi hít mốc, bụi.
3- Dị ứng với bụi bặm trong nhà: Giữ cho nhà ít bụi chừng nào hay chừng đó, nhất là ở buồng ngủ; bọc gối, nệm; giặt khăn trải giường hàng tuần với nước nóng để trừ mạt; dùng loại màn cửa giặt được dễ dàng; chạy máy điều hòa không khí để làm giảm độ ẩm trong nhà.
4- Dị ứng với súc vật: đừng nuôi chó mèo trong nhà; tắm chúng hàng tuần; đừng để chó mèo nằm trên thảm trong phòng khách, phòng ngủ.
Tiêm ngừa.
Bác sĩ chuyên khoa dị ứng có thể nghiên cứu, thử nghiệm xem ta có vấn đề với tác nhân nào rồi chích ngừa để tăng cường cơ chế miễn dịch của cơ thể với tác nhân đó.
Nhắc lại miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại bệnh nhiễm hoặc tác nhân gây bệnh bằng kháng thể (antibodies) và bạch cầu trong máu.
Miễn dịch chủ động khi chính các tế bào của cơ thể sản sinh ra kháng thể thích đáng sau khi bị nhiễm bệnh hoặc được kích thích bằng tiêm chủng chất gây nhiễm (vaccin). Còn miễn dịch thụ động là chích kháng thể làm sẵn lấy từ người khác hoặc từ súc vật đã bị nhiễm.
Mới đầu, người bệnh sẽ được chích mỗi tuần lễ một lượng rất nhỏ chất gây dị ứng rồi tăng phân lượng lên từ từ cho tới khi triệu chứng thuyên giảm và để bệnh nhân quen dần với tác nhân này. Lúc đó thay vì có tác động dị ứng thì cơ thể sẽ tạo ra một kháng thể chống lại chất gây dị ứng và chặn không cho chất histamine được sản xuất.
Phương pháp thường được áp dụng cho bệnh nhân không thuyên giảm sau khi dùng dược phẩm hoặc đã tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng. Người mang thai không nên khởi sự tiêm ngừa cũng như không nên chích khi đang có bệnh suyễn nặng.
Nếu được thực hiện chính xác, miễn dịch trị liệu khá công hiệu, nhất là với phấn hoa, nhưng rất tốn kém và thời gian thực hiện kéo dài tới vài ba năm mới hoàn tất.
Nhưng để đền đáp lại, ta có thể bình an theo nhà thơ Nguyễn Bính thung dung lần bước vào khung cảnh " Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng, Ngào ngạt hương bay bướm vẽ vòng". Để vui với cụ Xuân thứ tư của tân thiên kỷ.
Chẳng cũng thích thú lắm sao!
Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Texas Xuân Phân-2004
(1)- Thơ -Nguyễn Bính

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ bốn năm ngàn bé trai ra đời là có một bé bị một chứng bệnh di truyền làm chúng bại liệt, yếu dần và tử vong sớm. Ngày 22 tháng 6, 2023 Cơ quan quản trị thực phẩm và thuốc của Hoa Kỳ FDA chuẩn thuận một trị liệu dùng gen (di thể) mới nhất, với giá cao chưa từng thấy là trên 3 triệu đô la cho mỗi liều thuốc (may mắn là chỉ cần một liều duy nhất). Trước hết chúng ta bàn về bệnh này. Tên của bệnh là “loạn dưỡng cơ Duchenne” dịch từ danh từ khoa học quốc tế: tiếng Anh là Duchenne Muscular Dystrophy (DMD). Duchenne là tên của một bác sĩ chuyên khoa thần kinh tiên phong thế kỷ thứ 18 công bố về bịnh này (sau vài người khác) và bs đầu tiên làm sinh thiết (biopsy) các cơ bắp trong những đứa trẻ bị liệt trong bịnh này.
Một loại thuốc hứa hẹn mới sẽ là phương pháp đầu tiên trên thế giới giúp người lớn có thể mọc lại răng một cách tự nhiên, hoặc giúp trẻ em mắc chứng “anodontia” bẩm sinh có thể mọc răng như bình thường. Nghiên cứu mới do các khoa học gia tại Trường Kyoto và Trường Fukui thực hiện, dẫn đầu bởi Katsu Takahashi. Ông cho biết: “(Phương pháp) làm mọc răng mới là giấc mơ của mọi nha sĩ. Tôi đã nghiên cứu nó từ khi còn là sinh viên. Tôi tin rằng mình có thể làm được điều đó.”
Hiện nay, có khoảng 10% người dân Hoa Kỳ mắc bệnh ù tai (tinnitus) dạng nặng. Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi trong tai luôn có tiếng ù ù và o o dù không có bất kỳ tác động nào từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, giờ đây, những người bị ù tai sẽ có thêm niềm hy vọng, bởi sắp có một phương pháp điều trị kết hợp sử dụng âm thanh và kích thích điện từ.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ nhanh hơn sự ứng đối của con người như hiện nay không ít người quan ngại về nguy cơ các sản phẩm trí thông minh nhân tạo có thể thoát khỏi tầm kiểm soát của con người. Điều trớ trêu là sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật cũng từ con người mà ra. Hay nói cách khác, chính con người là tác nhân của các sản phẩm khoa học kỹ thuật tân tiến đó lại lo ngại tạo vật của mình. Tuy nhiên, thực tế còn có một nghịch lý khác, đó là cho đến ngày nay, con người thông qua sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật vẫn chưa biết rõ, hay nói chính xác hơn là vẫn chưa chứng minh được bằng phương thức khoa học khách quan ai là tác nhân thực sự của các sản phẩm khoa học kỹ thuật tân tiến đó: tâm trí hay não bộ hay cả hai?
Là cơ quan lớn nhất của cơ thể, da luôn cần được giữ cho khỏe mạnh và sạch sẽ. Thêm vào đó, một làn da khỏe đẹp luôn hấp dẫn trong mắt mọi người và là điều mà bất kỳ ai cũng muốn sở hữu. Ngành chăm sóc da (skincare) đã bùng nổ, đạt giá trị 133.9 tỷ MK vào năm 2018, và dự kiến sẽ đạt mức 200.25 tỷ MK vào năm 2026. Danh sách các sản phẩm chăm sóc da thì ngày càng dài ra với vô số thành phần gây tranh cãi. Thật khó để tìm ra những gì làn da của chúng ta thật sự cần. Trong bài này, các chuyên gia sẽ giải thích cách làn da bảo vệ chúng ta, cách giữ gìn da dẻ và những thói quen tốt đối với làn da của quý vị.
Bờ Tây Hoa Kỳ đang ở trong một tuần lễ nhiệt độ tăng cao, và các nhà dự báo thời tiết hôm đầu tuần đã cảnh báo nhiệt độ vào cuối tuần này sẽ lên quá cao tại một số khu vực đông dân cư nhất ở Arizona, đồng thời cảnh báo cư dân ở các vùng của Nevada và New Mexico nên ở trong nhà tránh nhiệt.
Bước tiến lớn tiếp theo trong điều trị ung thư có thể là vắc xin. Sau nhiều thập niên miệt mài làm việc, các khoa học gia cho biết nghiên cứu đã đạt đến một bước ngoặt quan trọng, dự đoán sẽ có thêm nhiều loại vắc xin trong 5 năm tới. Tuy nhiên, đây không phải là những loại vắc xin truyền thống giúp ngăn ngừa bệnh tật, mà là những mũi tiêm để giúp thu nhỏ khối u và ngăn chặn ung thư tái phát. Các phương pháp điều trị thử nghiệm này nhắm mục tiêu vào những loại ung thư như ung thư vú và ung thư phổi, nhưng cũng đã có một số thành tựu đối với ung thư tế bào hắc tố (melanoma) và ung thư tụy tạng được thử nghiệm trong năm nay.
Đa xơ cứng, (Multiple Sclerosis, MS), là một bệnh thần kinh thường bắt đầu ở độ tuổi từ 20 đến 40. Bệnh này phổ biến ở phụ nữ hơn ở nam giới. Bệnh đa xơ cứng xảy ra do hệ thống miễn dịch rối loạn tấn công nhầm vào não và tủy sống. Mặc dù có những điều trị mới và hiệu quả hơn, hầu hết những người bị chứng bệnh này vẫn ngày càng bệnh nặng hơn theo thời gian.
Quý vị có thường bị đau lưng mỗi khi bị cúm, cảm lạnh, hay khi bị COVID? Đau lưng là triệu chứng khá phổ biến ở nhiều loại bệnh. Nó không phải là một triệu chứng kiểu hên xui, mà là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa hệ thống miễn dịch và não, được gọi là “khớp thần kinh miễn dịch” (neuroimmune synapse). Khi ta bị bệnh, kết quả của ‘cuộc trò chuyện’ giữa hệ thống miễn dịch và não bộ khá là thú vị, bởi vì sự chú ý sẽ được tập trung đặc biệt ở vùng lưng dưới. Đây là một trong những vùng nhạy cảm nhất của cơ thể trước các mối đe dọa đối với miễn dịch thần kinh (neuroimmune).
Sau biến cố 30 tháng 4, 1975, người Việt Nam tạo nên một cộng đồng hải ngoại chừng trên 4 triệu người, tương đương với dân số của New Zealand. Cuộc bùng nổ dân số ra hải ngoại này cũng gây nhiều ly tán, con cái thất lạc cha mẹ. Nhờ các tiến bộ về công nghệ gien và DNA chúng ta được chứng kiến những cuộc tái ngộ, đoàn tụ tưởng như không bao giờ có được, đặc biệt là những người con lai “mồ côi” tìm lại được người cha quân nhân Mỹ từng chiến đấu tại Việt Nam sau gần 50 năm. Chúng ta thử tìm hiểu những tiến bộ về lĩnh vực thử máu hay DNA để thiết lập quan hệ cha-con trên bình diện sinh học.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.