Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Dinh Dưỡng Và Thai Nghén

12/05/200600:00:00(Xem: 2551)

Việt nam ta có câu chúc cho “Mẹ tròn con vuông”. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Ý giả là sản phụ sanh con thuận lợi, mẹ con đều khỏe mạnh. Được như vậy là nhờ ở nhiều yếu tố, trong đó sự dinh dưỡng của người mẹ đóng vai trò rất quan trọng.

 

Trước khi thụ thai, trong thời kỳ mang thai cũng như khi cho con bú mà mẹ có một dinh dưỡng đầy đủ thì cả mẹ lẫn con đều tránh được một số bệnh tật, rủi ro. Con sẽ tròn trĩnh đủ cân đủ lạng, cơ thể vẹn toàn, trí óc phát triển tốt. Cũng có trường hợp mẹ thiếu dinh dưỡng mà con vẫn tốt lành. Nhưng thực ra mẹ đã trả giá hơi đắt, vì thai nhi đã rút tỉa khá nhiều chất dinh dưỡng của mẹ.

 

Từ mấy thế kỷ trước, các danh y Hippocrates, Galen đã nhận thấy rằng một dinh dưỡng tốt ở người mẹ đều có thể tránh được nguy cơ xẩy thai, sanh con nhẹ ký.

 

Ngày nay mọi người đều đồng ý rằng ăn uống đầy đủ rất cần cho người mẹ không những trong thời kỳ có thai mà cả sau khi sanh, nuôi con với sữa mẹ.

 

Trong tam cá nguyệt đầu, thai cần nhiều chất đạm để con tạo ra các bộ phận, đặc biệt là não bộ. Trong tam cá nguyệt kế,  cần nhiều calcium cho xương tăng tưởng và sản xuất tế bào máu. Tam cá nguyệt cuối nhu cầu chất dinh dưỡng quan trọng hơn nữa vì đây là lúc thai lớn lên gấp đôi. Do đó  mẹ không những không nên cắt giảm ăn uống vào giai đoạn này mà còn phải gia tăng.

 

Khi vợ chồng manh nha ý định có con thì mẹ đã phải nghĩ tới chuyện ăn uống đủ chất bổ dưỡng. Vì ngay từ vài tuần lễ đầu của thai kỳ, đa số các bộ phận của thai nhi đã thành hình và cần vật liệu để tạo lập. Nếu kém dinh dưỡng con sẽ có tử vong cao; thai nhi nhỏ hơn, có nhiều rủi ro bệnh tật, khuyết tật thính thị giác, IQ thấp, chậm trí.

 

Cổ nhân nói mẹ ăn cho hai người, nhưng thực ra cũng chẳng cần phải ăn gấp đôi số lượng, vì đây chỉ là cho một người trưởng thành với một thai nhi bé nhỏ. Khi sanh mà con nặng khoảng 3.5 ký là tốt rồi.

 

Thay đổi cơ thể mẹ khi có thai.

 

Có rất nhiều thay đổi về cấu tạo và nhiệm vụ trong cơ thể người nữ mang thai. Sau đây là một số thay đổi quan trọng:

 

1-Hệ tuần hoàn.

 

Khối lượng máu từ tim ra tăng lên 1/3; tim co bóp tăng từ 70 lên 85 nhịp một phút; khối lượng máu từ 4lít tăng lên 5.2 lít; khối huyết tương tăng 40%; hồng huyết cầu tăng 18%.

 

Các gia tăng này đều để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho người mẹ và thai nhi.

 

2- Tuyến nội tiết.

 

Có nhiều thay đổi đáng kể:

 

a-Nang thượng thận tăng sản xuất kích thích tố aldosterone để giữ  nước và muối trong cơ thể cho nhu cầu của thai nghén;

 

b-Số lượng kích tố Estrogen và progesteron sản xuất từ noãn sào đều gia tăng để bảo vệ thai kỳ, tránh sẩy thai trong hai tháng đầu;

 

c-Khi lượng đường huyết  trong máu mẹ lên cao để nuôi thai thì insulin do tụy tạng tiết ra sẽ gia tăng để kiểm soát cao đường này;

 

d-Tuyến yên tăng sản xuất prolactin để sữa được sản xuất nhiều cho con bú;

 

e-Tuyến giáp hơi lớn để tăng hấp thụ khoáng iodine;

 

g-Các kích thích tố Progesteron, estrogen, Human  chorionic gonadotropins từ nhau thai  được sản xuất để duy trì thai trong 8 tuần lễ đầu;

 

3- Hệ tiêu hóa.

 

Thực phẩm sẽ ở lại bao tử và ruột lâu hơn để được tiêu hóa kỹ hơn và sự hấp thụ chất dinh dưỡng cao hơn cho nhu cầu thai nghén. Vì thai nhi ép vào trực tràng, nhu động ruột chậm nên mẹ hay bị táo bón.

 

4- Cơ quan sinh dục

 

Nhũ hoa căng lớn, sữa được sản xuất sữa để sẵn sàng nuôi con;

 

Dạ con tăng trưởng nặng khoảng một kí lô.

 

Nhu cầu chất dinh dưỡng

 

Một chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân bằng và hơi nhiều hơn thường lệ là điều cần thiết để có sức khỏe lành mạnh cho cả mẹ lẫn thai nhi.

 

Bình thường, người đàn bà cần 2200 Calories mỗi ngày.Theo các các nhà chuyên môn, khi có thai, mẹ cần  thêm 300 Calories mỗi ngày, theo tỷ lệ từ 40-50% chất carbohydrates; 20% chất đạm và 30% chất béo. Các chất dinh dưỡng ăn thêm này là để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng của thai nhi cũng như các thay đổi ở cơ thể người mẹ.

 

1-Chất đạm:

 

Đạm là vật liệu căn bản tạo ra các mô bào của thai nhi cũng như là nguồn dự trữ mà mẹ cần khi sanh con.

 

 Bình thường, nhu cầu đạm mỗi ngày là 47 gram. Khi có thai, cần thêm 30 gr mỗi ngày, nhất là ba tháng cuối của thai nghén vì đây là lúc mà thai nhi tăng trưởng mạnh. Ngoài ra mẹ cũng cần nhiều đạm chất vì tử cung, tuyến vú và các tế bào khác đều lớn hơn để hỗ trợ thai nhi và cho con bú sau này.

 

Một nửa số đạm chất này phải có nguồn gốc động vật  như thịt nạc, trứng, pho mát, gà, cá, sữa vì một số thực vật thiếu vài loại amino acids cần thiết.

 

Nếu mỗi bữa cơm, người mẹ uống hai ly sữa, ăn một miếng thịt nạc, miếng cá bằng lòng bàn tay kèm thêm các loại hạt, rau  là đủ nhu cầu.

 

2- Carbohydrates.

 

Vì chất đạm được dùng cho sự tăng trưởng tế bào, nên carbohydrates sẽ  là nguồn năng lượng chính cho mẹ và con. Đó là gạo còn cám, bánh mì, ngũ cốc khô tăng cường sinh tố, rau, trái cây, khoai.

 

3- Chất béo.

 

Rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi cũng như là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể.

 

4- Nước.

 

Mẹ cần uống thêm nước để gia tăng khối lượng máu; tránh khô da, táo bón cũng như tạo ra nước đầu ối, che trở phôi thai nằm trong dạ con.

 

5-Sinh tố A:

 

Giúp da lành mạnh, thị giác tốt và xương mau lớn.

 

Nhu cầu giống như khi không có thai với 800 RE hoặc 360 IU mỗi ngày. Sinh tố này có đầy đủ trong cheese, sữa, bơ, các loại rau.

 

Tránh uống thêm quá nhiều vì rủi ro ngộ độc. Mẹ có thể bị nhức đầu, đau cổ, buồn nôn. Con dễ bị khuyết tật ở tai, tứ chi, rối loạn chức năng thận và hệ thần kinh.

 

Xin nhắc là thuốc trị bệnh Trứng cá da Accutane có hoạt chất là sinh tố A nên không được dùng khi mang thai..

 

6- Mẹ cần  1.5 mg thiamine, 1.6 mg Riboflavin, 17 mg Niacin  mỗi ngày. Các sinh tố này đều có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt động vật, các loại hạt, sữa, pho mát, rau nên ít khi xẩy ra tình trang  thiếu.

 

Khi thiếu nhiều Thiamine thì hài nhi bị bệnh beriberi; thiếu Riboflavin  mẹ hay ói mửa, con sanh thiếu tháng; ảnh hưởng của thiếu niacin chưa biết rõ.

 

7- Sinh tố E.

 

Mỗi ngày mẹ cần thêm 2 mg sinh tố E (nhu cầu bình thường là 8 mg). Số lượng này đều có trong các loại thực phẩm như dầu thực vật olive, dầu bắp, các loại hạt. Cho nên cũng không  cần uống thêm

 

8- Folate và sinh tố B.12. 

 

Thiếu cả hai sinh tố này thì khối lượng máu của mẹ sẽ giảm với hậu quả kém thực phẩm, dưỡng khí và đưa tới sẩy thai, con nhẹ ký.

 

Nếu chỉ thiếu folic acid thì hài nhi bị tật Nứt- đốt-sống (spina bifida), khuyết tật ống thần kinh (neural tube defect).

 

Mẹ cần gấp đôi bình thường, tức là cần 400 mcg mỗi ngày. Số lượng này được cung cấp đầy đủ trong rau lá xanh, trái cây, ngũ cốc khô tăng cường, gan động vật.

 

Nếu nhiều folic acid qúa thì sự hấp thụ khoáng chất zinc sẽ giảm.

 

Sinh tố B 12 ít khi thiếu vì có nhiều trong thực phẩm động vật. Nhu cầu bình thường là 2 mcg. Mẹ cần thêm 0.2 mcg mỗi ngày.

 

9-Sinh tố C .

 

 Mẹ cần thêm 10 mg với nhu cầu bình thường là 60 mg mỗi ngày Chỉ uống một ly nước cam là ta có số lượng này.

 

 Sinh tố C giúp thai nhi có xương và bộ răng lợi tốt lành, tăng cường hấp thụ khoáng sắt.

 

10-Sắt-

 

Sắt rất cần thiết cho việc sản xuất hồng huyết cầu.

 

 Nhu cầu sắt cao nhất là vào đệ tam cá nguyệt, khi thai nhi cần để tồn kho, vì sáu tháng sau khi sanh nó uống sữa mẹ có rất ít sắt.

 

Con ít khi bị thiếu sắt vì bé lấy ở mẹ, nhưng mẹ sẽ thiếu nếu không ăn đầy đủ và mẹ sẽ bị bệnh thiếu máu.

 

Nhu cầu bình thường là 15 mg, khi có bầu mẹ cần thêm 15 mg mỗi ngày. Nếu mẹ cần uống thêm thì uống với nước chanh vì chất acid ascorbic giúp ruột hấp thụ sắt tốt hơn.

 

Sắt có nhiều trong thịt đỏ, rau spinach, đậu phụ, trái cây khô, các loại hạt, bánh và ngũ cốc khô được tăng cường khoáng.

 

11-Zinc:

 

Mẹ cần thêm 3 mg cho nhu cầu thường lệ 12 mg  mỗi ngày. Zinc rất cần cho tế bào tăng trưởng. Thiếu khoáng này, con sẽ nhẹ ký, thần kinh kém phát triển.

 

12-Calcium và Phosphore.

 

Nhu cầu hai khoáng này rất quan hệ nhất là trong ba tháng cuối của thai nghén vì thai nhi cần nhiều để lớn, tạo xương và mọc răng. Mỗi giờ nó cần 13 mg calcium. Bình thường cần 800 mg calcium và phosphore; mẹ có thai cần 400 mg thêm.

 

Sữa là nguồn cung cấp calcium tốt nhất. Ngoài ra calcium còn có trong rau broccoli, cá salmon, sardine.

 

13- Iodine.

 

Nhu cầu iodine bình thường là 150 mg; có thai cần thêm 25 mg.

 

Thực ra thai nhi ít khi bị thiếu iodine ví nó rút rất nhiều iodine của mẹ. Nhưng nếụ thiếu iodine trầm trọng thì mẹ bị bướu tuyến giáp, kích thích tố tuyến này giảm và con bị ảnh hưởng lây. Con sẽ bị Đần Độn (Cretinism) với thiểu năng tuyến giáp bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ, da và nét mặt thô, xương thiếu khoáng chất và cơ thể lùn thấp. Trẻ này cần uống kích thích tố tuyến giáp suốt đời.

 

Tiêu thụ muối có cho thêm iodine và hải sản đều có thể tránh được thiếu khoáng chất này.

 

Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, người mẹ cũng có một vài hiện tượng đáng lưu ý sau đây.

 

 Nôn ọe do thai nghén (Morning sickness).

 

Triệu chứng này thường xẩy ra vào tháng thứ nhất của thai kỳ, khi mà kích thích tố human chorionic gonadotropin lên cao để giúp noãn sào đã thụ tinh nằm ổ ở dạ con. Tới tháng thứ tư, kích thích tố này giảm thì nôn ọe cũng giảm theo.

 

Thực ra nôn có thể xẩy ra bất cứ giờ nào trong ngày, nhưng thường là vào sáng sớm, sau khi thức dậy. Có người bị nhiều, có người chỉ nôn qua loa ít ngày.

 

Không có thuốc để giải quyết “Cơn đau buổi sáng” này. Sau đây là vài mẹo vặt có thể giảm thiểu:

 

-Sáng dậy nên ăn một miếng bánh khô mặn;

 

-Ăn cơm làm nhiều bữa nhỏ;

 

-Tránh thực phẩm nhiều chất béo;

 

-Tránh chất kích thích bao tử như cay chua;

 

-Tránh thực phẩm có mùi dễ gây buồn nôn, như cá tanh; tránh rượu, cà phê, thuốc lá;

 

-Khi thấy muốn nôn ói thì hít thở một hơi xâu không khí trong lành rồi thư giãn tâm hồn.

 

Thèm món ăn bất thường.

 

Có bà bầu thèm ăn của chua, ăn kem, ăn thực phẩm mặn. Các cụ xưa bảo thèm ăn như vậy là dấu hiệu của có thai.

 

Để thỏa mãn, có thể ăn một chút các món ăn đó cũng không sao.

 

Nhưng cũng có người thèm chất không phải là có dinh dưỡng như đất sét, paraffin, tro, sơn, đá, quần áo. Đây là hiện tượng Dị thực (Pica).

 

Sự thèm khát này là có thật nhưng chưa có giải thích tại sao. Có ý kiến cho Pica là dấu hiệu của thiếu khoáng sắt vì khi dùng khoáng này thì không còn ăn dị thực đất sét nữa.

 

Pica đều không tốt cho cơ thể, nhất là khi có thai, nên cần được bác sĩ khám và thảo luận cách đối phó. Đã có trường hợp vì Pica mà mẹ nghẹt ruột, sưng phù; con sanh sớm, có nguy cơ tử vong.

 

Kết luận.

 

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong khi người mẹ  có thai. Với thai nhi, đã có câu nói “Mẹ ăn sao thì con là vậy”. Mẹ dinh dưỡng tốt thì con bụ bẩm, kháu khỉnh, trí tuệ tinh anh, mau lớn. Còn mẹ thì khỏe mạnh, có sức nuôi con và vui với gia đình.

 

Texas-Hoa Kỳ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vừa mới mua một thùng raspberry hôm qua, mà hôm nay chúng bắt đầu trông hơi…mốc lên rồi. Mà mang bỏ hết thì tiếc đứt ruột – hay là chỉ lấy những trái bị mốc bỏ ra là được? Không ít người sẽ quyết định như vậy. Tưởng chừng như vô hại, nhưng nấm mốc trên thực phẩm có thể gây ra nhiều vấn đề, từ chứng khó tiêu cho đến những tình huống nghiêm trọng nhất như tổn thương thận hoặc thậm chí là ung thư.
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
Nghệ (turmeric) là một loài thực vật có hoa thuộc họ gừng. Từ lâu, nghệ đã được đánh giá cao trong nền y khoa cổ Ayurvedic ở Ấn Độ nhờ đặc tính chống viêm. Với ẩm thực Châu Á, nghệ cũng được ưa thích bởi hương vị và màu sắc của nó. Trong tiếng Hindi, nghệ được gọi là Haldi, có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là “màu vàng.” Nhưng đối với hàng triệu người Nam Á thường xuyên sử dụng nghệ, màu vàng rực rỡ của nghệ có thể khiến họ mất mạng.
Thời gian Mở Ghi Danh Medicare (Open Enrollment) đang diễn ra. Chúng tôi đã chọn một số câu hỏi về chủ đề này và muốn chia sẻ thông tin trong chuyên mục của tháng này. Chúng tôi đã thêm một câu hỏi để giải quyết rõ ràng hơn những lĩnh vực mà nhiều người còn nhầm lẫn về vắc xin ngừa COVID-19. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm Y tế theo đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/cúm, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Mua thuốc bậy bạ không nguồn gốc là một trò xui rủi. Từ Xanax đến cocaine, thuốc hoặc thuốc giả được mua ở những nơi không phải cơ sở y tế có thể chứa liều lượng fentanyl nguy hiểm cho tính mạng. Các bác sĩ đã chứng kiến sự gia tăng sử dụng fentanyl không cố ý từ những người mua các loại thuốc theo toa thuộc nhóm opioid và các loại thuốc khác có chứa hoặc pha, trộn fentanyl. Người ta nhận thấy Fentanyl đã được đưa vào nguồn cung cấp thuốc heroin ở Massachusetts. Vào năm 2016, Giáo sư Kavita Babu và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng những bệnh nhân đến khoa cấp cứu với báo cáo sử dụng quá liều heroin thường có fentanyl trong kết quả xét nghiệm mẫu thuốc của họ.
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
Thường thì ai cũng sẽ nghĩ rằng tế bào sống tốt hơn tế bào chết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: các tế bào thường hy sinh bản thân để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Chúng là những ‘anh hùng thầm lặng’ chẳng màng sinh-tử để bảo vệ chúng ta. Mặc dù cái chết có vẻ thụ động – là một kết thúc đáng tiếc xảy ra theo kiểu “muốn tránh cũng không được” – nhưng cái chết của các tế bào thường có chủ đích và mang tính chiến lược. Tại sao tế bào chết và chết như thế nào là chuyện khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Một người đàn ông 29 tuổi mắc HIV/AIDS giai đoạn cuối, đã qua đời 18 ngày sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đậu khỉ. Trường hợp này nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của hệ thống miễn dịch bị suy giảm trước mối đe dọa mới nổi này, nhắc nhở về nguy cơ gia tăng đậu khỉ đối với một số nhóm dân cư. Riêng tại TPHCM, từ đầu năm đến nay, 20 ca mắc bệnh đậu khỉ được ghi nhận, trong đó có 18 bệnh nhân dương tính với HIV.
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
Vào mùa cảm cúm, nhiều người sẽ ‘khư khư’ một vũ khí phòng thủ quen thuộc: Vitamin C – dạng viên, dạng bột và tất cả các dạng phổ biến khác. Chất dinh dưỡng này là một trong nhiều loại supplements, từ vitamin A đến kẽm, thường được sử dụng bởi những người muốn tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nhưng vitamin C cũng có thể là một trong những chất dinh dưỡng bị lạm dụng nhiều nhất.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.