Hôm nay,  

Cách Chữa Và Ngừa Hôi Miệng

18/03/200000:00:00(Xem: 9228)
Lần trước, chúng ta đã nói về bệnh hôi miệng, và những nguyên nhân gây bệnh hôi miệng. Hôm nay, chúng tôi xin trình bày những phương pháp đề phòng và chữa bệnh hôi miệng (Family Practice Recertification, 21: 95, 1999).

Mục đích chính của cách chữa hôi miệng là phải diệt trừ nguyên nhân bệnh hôi miệng. Nói chung, nếu dùng vệ sinh tối đa cho răng lợi và miệng là đã giúp giảm bệnh hôi miệng rất nhiều (J. Tonzetic and SK Ng, Oral Surg Oral Med Oral Pathol, 54: 521, 1976).

Những cách đề phòng hôi miệng gồm có:
- Đánh răng thường xuyên mỗi ngày, nhất là sau mỗi bữa ăn. Lúc chà răng, phải dùng bàn chải chà lợi, chà mặt lưỡi. Đôi khi phải dùng dồ nạo lưỡi cho sạch.
- Dùng sợi giây để móc đồ ăn trong kẽ răng, ít ra mỗi ngày phải làm một lần.
- Nên dùng nước xúc miệng thường xuyên. Tuy nhiên dùng nước xúc miệng không chữa được bệnh hôi miệng lâu dài, chỉ tốt cho một thời gian ngắn. Xúc trong miệng ít ra là 30 giây rồi nhổ đi.
Có thuốc xúc miệng chứa chất clhorine dioxide (bạn có thể hỏi ở các tiệm thuốc Tây-Pharmacy), có tác dụng rất mạnh khử mùi hôi có Sulfur. Bạn có thể vừa dùng thuốc xúc miệng có chlorine dioxide, vừa chà lưỡi bằng bàn chải đánh răng, vừa nạo lưỡi, đều rất tốt.
Còn một cách khác để giữ vệ sinh miệng là có thể dùng bộ phận phun nước vào miệng (oral irrigator), nước có tính chất ion hóa (ionize), ngăn cản thành lập tảng (plaque) và cặn răng (tartar), cũng giúp đỡ hôi miệng.
Ngoài ra, bạn hãy:
- Uống nhiều nước.
- Ăn uống điều hoà. Nên ăn nhiều rau và trái cây, ăn ít thịt, mỡ.


- Đôi khi ăn làm nhiều bữa nhỏ, hoặc uống nước chanh, nhai kẹo gum, hay ngậm kẹo không có đường, nhưng có chút bạc hà (mint), để cho nước miếng ra nhiều hơn, sạch miệng, và giảm vi trùng.
- Tránh đồ ăn làm hôi miệng như: tỏi, hành, ớt, salami, và pastrami. Chất hôi của đồ ăn thoát qua đường phổi, ra ngoài. Sản phẩm Breathasure có chất cần tây (parsley) có thể làm giảm mùi hôi. Hoặc bạn có thể ăn nhiều cần tây hơn thường lệ.
- Tránh ăn phó mát có mùi vị mạnh.
- Không uống rượu, không hút xì-gà.
- Nếu dùng răng giả, thì ban đêm phải tháo răng giả ra, rửa và chà bằng bàn chải, rồi ngâm vào nước sát trùng. Đôi khi, mỗi lần ăn cơm xong phải rửa răng giả. Nếu ban đêm đeo răng gỉa, miệng bị khô nước miếng, vi trùng sẽ mọc nhiều hơn, làm hôi miệng.
- Giảm dùng caffeine, tức là giảm uống cà-phê.
- Gặp Nha sĩ một năm 2 lần để chùi răng, chữa bệnh hư lợi (periodontal disease), sửa chữa những răng hư, kẽ hở, răng sâu.
- Gặp bác sĩ để chữa bệnh, như: viêm xoang, bệnh viêm thịt dư hay làm mủ (tonsillar infections), bệnh dị ứng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hay nghẹt ống dẫn nước bọt. Tất cả đều làm cho hôi miệng. Những bệnh khác như: bệnh bao tử, bệnh phổi, bệnh thận, bệnh gan, bệnh máu, bệnh tiểu đường, bệnh túi mật, vấn đề kinh nguyệt và ung thư, cũng đều làm hôi miệng.
- Sau hết, bạn nên giữ cho cơ thể khỏe mạnh, không bị căng thẳng tâm trí. Bạn nên tập thể dục nhẹ mỗi ngày như chạy chậm hay đi bộ lẹ, hít thở để giúp cho bộ phận hô hấp và hơi thở được trong sạch.
Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., FAAFP; E-mail: [email protected]; Fax: (714) 547- 4968; Điện thoại: (714) 547-3915.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người đàn ông 69 tuổi đứng dậy khỏi bàn làm việc tại trạm bảo vệ ở sảnh trước của Veterans Administration Medical Center ở Birmingham, Ala. Ông thường tuần tra lối vào đông đúc của phòng khám, mỗi tiếng một hoặc hai lần. Lần này, chưa đi được chục bước thì ông cảm thấy những triệu chứng quen thuộc và bắt đầu sợ hãi. Tầm nhìn mờ đi. Ông thấy lâng lâng, đồng thời cảm nhận được đôi chân của mình đang run lên như thể ông nặng hơn bình thường rất nhiều. Ông dựa vào tường nhưng biết rằng mình sẽ không trụ được lâu. Ông rút điện thoại ra và kêu cứu.
Khi cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng, bạn sẽ bị sốt. Nếu bạn bị viêm khớp, khớp của bạn sẽ bị đau. Nếu một con ong chích vào tay bạn, bàn tay của bạn sẽ tấy đỏ, sưng lên và cứng lại. Đây đều là những biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong cơ thể.
Cơ Quan Kiểm Soát Thực - Dược Phẩm (FDA) lần đầu tiên chuẩn thuận một phương pháp điều trị được thực hiện bằng cách cấy ghép phân người. Loại thuốc điều trị được gọi là Rebyota, chứa vi khuẩn đường ruột được thu thập từ phân của những người khỏe mạnh hiến tặng và được FDA phê chuẩn để giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng đường ruột có khả năng đe dọa tính mạng.
Twitter đã không còn thực thi chính sách cấm thông tin sai lệch về COVID-19. Quyết định được đăng âm thầm trong phần quy định trên trang web công ty, được để là có hiệu lực từ ngày 23 tháng 11 năm 2022. Điều này đã khiến các chuyên gia nghiên cứu và sức khỏe cộng đồng lo ngại về những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Để đề phòng các bệnh về đường hô hấp trong mùa đông, một số người đã “tăng cường” hệ thống miễn dịch của mình bằng các thực/dược phẩm bổ sung và thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Một số người còn kết hợp với các biện pháp như giữ khoảng cách xã hội, đeo khẩu trang, tiêm phòng cúm và COVID-19, giúp giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh hoặc phát bệnh nặng; đối với một số khác, họ chỉ dựa vào các thực/dược phẩm bổ sung.
Nghiên cứu từ những năm 1950 và 1960 cho thấy các loại nấm gây bệnh chỉ sinh sống ở một số vùng nhất định tại Hoa Kỳ. Nhưng hiện nay, các khoa học gia tin rằng các loại nấm này đang lan rộng và gây nhiễm trùng phổi nghiêm trọng trên toàn quốc. Nghiên cứu mới được công bố trong tháng 11 trên tạp chí Clinical Infectious Diseases chỉ ra rằng, các bác sĩ đang dựa vào các bản đồ đã lỗi thời về nấm gây bệnh và họ có thể bỏ sót các triệu chứng của nhiễm trùng phổi nghiêm trọng do nấm gây ra.
Theo nghiên cứu “The neurons that restore walking after paralysis” (Tế bào thần kinh phục hồi khả năng đi lại sau khi bị liệt) được công bố trên tạp chí Nature trong tháng 11 năm 2022, chín người bị liệt do chấn thương tủy sống nghiêm trọng đã lấy lại được khả năng đi lại nhờ sự kết hợp của kích thích điện từ cột sống dưới và vật lý trị liệu.
Cặp song sinh một trai một gái, tên là Lydia và Timothy Ridgeway, có thể đã phá vỡ kỷ lục phôi thai đông lạnh lâu nhất từng sinh ra. Người giữ kỷ lục trước đó là Molly Everette Gibson, sinh ra từ một phôi thai đã được đông lạnh trong khoảng 27 năm. Mẹ của cô, Tina Gibson, người cấy phôi thai vào cơ thể mình và sinh ra cô mới được 1 tuổi khi phôi thai đó được đông lạnh.
Vì Vi-rút Hợp Bào Đường Hô Hấp (RSV), bệnh cúm, và COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng đến người dân California sớm hơn thường lệ trong năm nay, nên Nhà Dịch Tễ Học của tiểu bang, cũng chính là bác sĩ Erica Pan, kêu gọi mọi người trên toàn tiểu bang bảo vệ bản thân và gia đình của họ trước nhiều loại vi-rút đang hoành hoành.
Cơ Quan Kiểm Soát Thực Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chuẩn thuận loại thuốc điều trị đầu tiên có khả năng trì hoãn – có thể trong nhiều năm – sự khởi phát của bệnh tiểu đường Loại 1, một căn bệnh thường xuất hiện ở thanh thiếu niên.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.