Hôm nay,  

Y Học: Đứng Tim, Ợ Chua Và Lễ Tết

1/1/200500:00:00(View: 7408)
Liên Hệ Tử Vong Vì Đứng Tim Với Lễ Giáng Sinh và Những Ngày Đầu Năm
Ts David Phillips và các đồng nghiệp thuộc Đại Học California, San Francisco và San Diego và Đại Học Y Khoa Tuffs, Boston, Mass, nghiên cứu những ngày lễ như Giáng Sinh Và Năm Mới liên hệ cơn đau tim như heart attack, bằng cách so sánh tử vong do cơn đau tim trong những ngày lễ với tử vong vì những lý do khác.
Kết quả cho thấy có nguy cơ tử vong vì cơn đau tim trong thơì gian lễ Giáng sinh và những ngày đầu năm mới.
Tử vong vì cơn đau tim tăng cao khi bênh nhân tơí phòng cấp cứu hay chết trong vòng cấp cứu, hay trong phòng ngoại chẩn, cao nhất trong lễ Giáng Sinh Và Dịp Ngày Đầu Năm Mới.
Số tử vong không do bệnh tim cũng tăng cao trong 2 ngày lễ kể trên.
Kết quả kể trên cho thấy những ngày lễ như dịp Giáng Sinh hay Ngày Đầu Năm có nguy cơ tử vong cao cho cả bệnh tim mạch lẫn bệnh không do tim mạch. Giả thuyết cho rằng có lẽ bệnh nhân không chịu chữa bệnh kịp thơì hay chậm trễ trong những ngày lễ khi bị bệnh nặng. (Circulation, 110: 3781, 2004).
(Bàn thêm: Trong một nghiên cứu khác cùng các cộng sự viên do Bs Trip Meine tại Đại Học Y Khoa Duke thep dõi 134,609 bệnh nhân tại các bệnh viện ở Mỹ trong thơì gian từ 1994 tới 1996. Các chuyên gia nghiên cứu cách điều trị và kết quả điều trị trong 2 tuần lễ cuối tháng Mười Hai và 2 tuần lễ đầu tháng Giêng mỗi năm, so vơí các thơì điểm khác.
Kết quả cho thấy 77% bệnh nhân vào phòng cấp cứu trong ngày lễ uống Aspirine so với 78% bệnh nhân uống Aspirine trong ngày thường vào phòng cấp cứu.
43% bệnh nhân vào phòng cấp cứu trong ngày lễ đã từng uống thuốc beta blockers so với 45% bệnh nhân trong ngày thường đã từng uống beta blockers.Thuốc beta blockers dùng để trị bệnh cao máu.
Như vậy có lẽ bệnh nhân đã chểnh mảng trong việc uống thuốc chữa bệnh tim mạch trong những ngày lễ.
Phần khác, chỉ 13% bệnh nhân bị bệnh tim mổ tạo hình mạch trong ngày lễ, so vơí 15% bệnh nhân mổ tim tạo hình trong ngày thường. Hơn nữa, 23% bệnh nhân bị đau tim tử vong trong 4 tuần vào thơì điểm những ngày lễ Giáng Sinh và ngày Đầu Năm so vơí 21% tử vong vào những ngày thường. Như vậy có thể là ngày lễ thiếu hụt nhân viên nên không thể thực hiện giải phẫu tim so sánh với ngày thường.

Kết quả kể trên được trình bày ngày March 8, 2004 tại Hội Tim Mạch Hoa Kỳ hàng năm tại New Orleans.
Tưởng cũng cần nói thêm rằng trong thơì điểm lễ tết, bệnh nhân tim mạch thường không cẩn thận trong việc kiêng cữ, như buông thả vui chơi, thức khuya và uống nhiều rượu, có thể cũng là thêm những nguyên nhân tăng cao cơn đau tim).
Mùa lễ dễ bị heartburn hay heart attack, nhưng 2 bệnh khác nhau
Heartburn và heart attack đều tăng nguy cơ trong dịp Lễ Gia’ng Sinh hay những ngày đầu năm. Nhưng heart burn là bệnh bao tử ợ chua, còn heart attack là cơn đau tim. Heart attack có thể gây nguy cơ tử vong.
Trong bệnh ợ chua, khoảng dưới thực quản co’ bắp thịt không thể khép kín. Nhưng nếu bắp thịt này khép kín được sau mỗi bữa ăn thì đồ ăn hay những phân hoá tô’ không thể dội ngược lại được vào miệng: do đo’ tra’nh nạn ợ chua.
Không những bị ợ chua mà nhiều bệnh nhân còn than phiền đầy bụng, đau bụng, đau chấn thủy và đôi khi còn làm đau ngực khiến nhiều bệnh nhân hiểu lầm như đang bị cơn đau tim-heart attack.
Rất nhiều đồ ăn kích thích gây thêm nguy cơ bệnh ợ chua. Thi’ dụ: đồ ăn chứa nhiều nước sauce, hay đồ ăn có nước màu nhiều dầu mỡ (graves), đồ tráng miệng, nước uống eggnog, rượu martinis, thịt mỡ, da gà hay pho’ ma’t.
Có nhiều đồ ăn còn gây kích thích chất chua trong bao tử khiến ợ chua tăng thêm, thí dụ như mỡ, đồ ăn chua như chanh, cam, bưởi, cà chua, hoặc chocolate, mint, rượu, cà phê hay thuốc lá.
Bởi vậy vào những dịp lễ tết như Giáng Sinh hay New Year đầu năm, mọi người thường ăn uống bừa bãi, cẩu thả, dễ sinh bệnh ợ chua.
Sau đây là vài điều khuyên nhủ tránh heart burn, bệnh ợ chua, đặc biệt những ai đã từng bị ợ chua nhiều lần lại cần phải thận trọng hơn:
Đồ ăn không để nhiều chất mỡ, nên ăn từng bữa nhỏ tốt hơn ăn no quá, không nên uống rượu (kể cả bia hay rượu vang đỏ) mà chỉ nên uống đồ ngọt không có rượu. Nếu ai muốn uống rượu quá thì nên pha rượu với soda hay vơí nước làm rượu loãng đi.
Đặc biệt không nên ăn quá nhiều hay quá trễ trước khi đi ngủ.

Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; E-mail: [email protected]; Điện Thoại: (714) 547-3915; Diễn Đàn Y Khoa: http://groups.yahoo.com/group/DienDanYKhoa/; www.KhoaHoc.Net (SucKhoe).

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Lời phi lộ: Tình cờ đọc tin này cách đây 4 ngày nhưng nghĩ là mùa World Cup có lẽ độc giả ưu tiên giải trí với môn đá banh nên tôi dời lại vài ngày. Có thể quý ông bà, quý vị niên trưởng nhiều kinh nghiệm sống đã biết nhưng tôi cũng mạn phép phổ biến giới thiệu để quý độc giả nào chưa nghe đến những cách thức đơn giản "đuổi kiến đi" như tôi cùng tham khảo để từ đó áp dụng (LNC).
Trong mấy chục năm gần đây, dân chúng ở các quốc gia Âu Mỹ bắt đầu tiêu thụ một số lượng rất lớn đậu nành. Họ đã được các nhà nghiên cứu khoa học thông báo nhiều ích lợi về dinh dưỡng cũng như trị liệu của loại thực vật này. Đã có ít nhất là ba cuộc hội thảo quốc tế về vai trò của đậu nành trong việc phòng ngừa và trị các bệnh kinh niên. Giới truyền thông, báo chí cũng đăng tải nhiều nghiên cứu về công dụng của đậu nành.
Sức khỏe tốt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như gen di truyền, tuổi tác, nếp sống cá nhân, môi trường chung quanh, sự chăm sóc sức khỏe, kiến thức tổng quát và cách thức ăn uống.
Nhiều nhà chuyên môn đề nghị chính xác hơn: sốt là khi nhiệt độ lên cao vì một bệnh nào đó chứ không phải vì các lý do thông thường như sự tiêu hóa thực phẩm, khi có cảm xúc mạnh, khi vận động cơ thể, có thai, có kinh nguyệt...
Thân thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành năng lượng, có đơn vị cơ bản là calori (Cal) . Một calorie là số năng lượng cần có để nâng nhiệt độ của 1 gr nước lên 1ºC. Vì đơn vị calori quá nhỏ, nên khi tính toán năng lượng người ta thường dùng kilocalori (Kcal), tương đương với 1.000 calori. Mặc dù theo thói quen người ta vẫn gọi là calori, nhưng trong dinh dưỡng nên hiểu là được dùng để chỉ cho kilocalori (Kcal)
Kích thích tố mà tiếng Anh gọi là Hormone. Có nhiều loại khác nhau và đây là những chất rất cần cho cơ thể. Xin cùng tìm hiểu về chất này.
Móng là nói chung cho cả móng tay và móng chân. Bệnh của móng có thể phục hồi sau khi điều trị, nhưng móng mọc lại rất chậm. Cho nên chăm sóc, bảo vệ móng, tránh hư hao là điều cần lưu ý.
Việc đọc hiểu các nhãn thực thực phẩm có thể giúp chúng ta chọn lựa đúng loại thực phẩm thích hợp với nhu cầu sức khỏe, có thể so sánh những món ăn tương tự để chọn được món ăn tốt hơn
Bột Ngọt là chất kết tinh không mùi, mầu trắng nom giống như muối. Dù không có mùi nhưng bột ngọt lại có đặc tính làm nổi bật hương vị của thịt và một số thực phẩm khác.
Mấy phút sau khi ăn món kem tráng miệng với dâu tươi, bà Cúc thấy trong người bần thần, mặt nóng bừng, lưng ngứa và đổ mồ hôi. Sau đó ruột bà cồn cào như muốn ói. Chạy vội vào nhà vệ sinh, bà tống xuất hết những thức ăn vừa ăn vàọ. Đây không phải là lần đầu tiên bà bị như thế này. Bà nhớ lại là mình không ăn được món dâu tươi!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.