Hôm nay,  

Y Học: Đứng Tim, Ợ Chua Và Lễ Tết

1/1/200500:00:00(View: 7407)
Liên Hệ Tử Vong Vì Đứng Tim Với Lễ Giáng Sinh và Những Ngày Đầu Năm
Ts David Phillips và các đồng nghiệp thuộc Đại Học California, San Francisco và San Diego và Đại Học Y Khoa Tuffs, Boston, Mass, nghiên cứu những ngày lễ như Giáng Sinh Và Năm Mới liên hệ cơn đau tim như heart attack, bằng cách so sánh tử vong do cơn đau tim trong những ngày lễ với tử vong vì những lý do khác.
Kết quả cho thấy có nguy cơ tử vong vì cơn đau tim trong thơì gian lễ Giáng sinh và những ngày đầu năm mới.
Tử vong vì cơn đau tim tăng cao khi bênh nhân tơí phòng cấp cứu hay chết trong vòng cấp cứu, hay trong phòng ngoại chẩn, cao nhất trong lễ Giáng Sinh Và Dịp Ngày Đầu Năm Mới.
Số tử vong không do bệnh tim cũng tăng cao trong 2 ngày lễ kể trên.
Kết quả kể trên cho thấy những ngày lễ như dịp Giáng Sinh hay Ngày Đầu Năm có nguy cơ tử vong cao cho cả bệnh tim mạch lẫn bệnh không do tim mạch. Giả thuyết cho rằng có lẽ bệnh nhân không chịu chữa bệnh kịp thơì hay chậm trễ trong những ngày lễ khi bị bệnh nặng. (Circulation, 110: 3781, 2004).
(Bàn thêm: Trong một nghiên cứu khác cùng các cộng sự viên do Bs Trip Meine tại Đại Học Y Khoa Duke thep dõi 134,609 bệnh nhân tại các bệnh viện ở Mỹ trong thơì gian từ 1994 tới 1996. Các chuyên gia nghiên cứu cách điều trị và kết quả điều trị trong 2 tuần lễ cuối tháng Mười Hai và 2 tuần lễ đầu tháng Giêng mỗi năm, so vơí các thơì điểm khác.
Kết quả cho thấy 77% bệnh nhân vào phòng cấp cứu trong ngày lễ uống Aspirine so với 78% bệnh nhân uống Aspirine trong ngày thường vào phòng cấp cứu.
43% bệnh nhân vào phòng cấp cứu trong ngày lễ đã từng uống thuốc beta blockers so với 45% bệnh nhân trong ngày thường đã từng uống beta blockers.Thuốc beta blockers dùng để trị bệnh cao máu.
Như vậy có lẽ bệnh nhân đã chểnh mảng trong việc uống thuốc chữa bệnh tim mạch trong những ngày lễ.
Phần khác, chỉ 13% bệnh nhân bị bệnh tim mổ tạo hình mạch trong ngày lễ, so vơí 15% bệnh nhân mổ tim tạo hình trong ngày thường. Hơn nữa, 23% bệnh nhân bị đau tim tử vong trong 4 tuần vào thơì điểm những ngày lễ Giáng Sinh và ngày Đầu Năm so vơí 21% tử vong vào những ngày thường. Như vậy có thể là ngày lễ thiếu hụt nhân viên nên không thể thực hiện giải phẫu tim so sánh với ngày thường.

Kết quả kể trên được trình bày ngày March 8, 2004 tại Hội Tim Mạch Hoa Kỳ hàng năm tại New Orleans.
Tưởng cũng cần nói thêm rằng trong thơì điểm lễ tết, bệnh nhân tim mạch thường không cẩn thận trong việc kiêng cữ, như buông thả vui chơi, thức khuya và uống nhiều rượu, có thể cũng là thêm những nguyên nhân tăng cao cơn đau tim).
Mùa lễ dễ bị heartburn hay heart attack, nhưng 2 bệnh khác nhau
Heartburn và heart attack đều tăng nguy cơ trong dịp Lễ Gia’ng Sinh hay những ngày đầu năm. Nhưng heart burn là bệnh bao tử ợ chua, còn heart attack là cơn đau tim. Heart attack có thể gây nguy cơ tử vong.
Trong bệnh ợ chua, khoảng dưới thực quản co’ bắp thịt không thể khép kín. Nhưng nếu bắp thịt này khép kín được sau mỗi bữa ăn thì đồ ăn hay những phân hoá tô’ không thể dội ngược lại được vào miệng: do đo’ tra’nh nạn ợ chua.
Không những bị ợ chua mà nhiều bệnh nhân còn than phiền đầy bụng, đau bụng, đau chấn thủy và đôi khi còn làm đau ngực khiến nhiều bệnh nhân hiểu lầm như đang bị cơn đau tim-heart attack.
Rất nhiều đồ ăn kích thích gây thêm nguy cơ bệnh ợ chua. Thi’ dụ: đồ ăn chứa nhiều nước sauce, hay đồ ăn có nước màu nhiều dầu mỡ (graves), đồ tráng miệng, nước uống eggnog, rượu martinis, thịt mỡ, da gà hay pho’ ma’t.
Có nhiều đồ ăn còn gây kích thích chất chua trong bao tử khiến ợ chua tăng thêm, thí dụ như mỡ, đồ ăn chua như chanh, cam, bưởi, cà chua, hoặc chocolate, mint, rượu, cà phê hay thuốc lá.
Bởi vậy vào những dịp lễ tết như Giáng Sinh hay New Year đầu năm, mọi người thường ăn uống bừa bãi, cẩu thả, dễ sinh bệnh ợ chua.
Sau đây là vài điều khuyên nhủ tránh heart burn, bệnh ợ chua, đặc biệt những ai đã từng bị ợ chua nhiều lần lại cần phải thận trọng hơn:
Đồ ăn không để nhiều chất mỡ, nên ăn từng bữa nhỏ tốt hơn ăn no quá, không nên uống rượu (kể cả bia hay rượu vang đỏ) mà chỉ nên uống đồ ngọt không có rượu. Nếu ai muốn uống rượu quá thì nên pha rượu với soda hay vơí nước làm rượu loãng đi.
Đặc biệt không nên ăn quá nhiều hay quá trễ trước khi đi ngủ.

Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; E-mail: [email protected]; Điện Thoại: (714) 547-3915; Diễn Đàn Y Khoa: http://groups.yahoo.com/group/DienDanYKhoa/; www.KhoaHoc.Net (SucKhoe).

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo các nhà dinh dưỡng thì ta chỉ nên tiêu thụ trong mỗi bữa ăn một số lượng chất béo đủ để cung cấp không quá 30 phần trăm tổng số năng lượng trong bữa ăn đó.
Theo huyền thoại thì pho mát được một nhà kinh doanh tình cờ khám phá ra cách nay nhiều ngàn năm. Trong một chuyến đi buôn xa, ông mang theo nhiều lương thực, trong đó có sữa đựng trong một cái bao tử lạc đà khô.
Vào buổi sáng hôm đó, khi xuống chuồng vắt sữa bò như thường lệ, một trại chủ thấy bình sữa bỏ quên trong góc nhà. Cầm lên coi, ông ta thấy sữa hơi đông lại, ngửi không thấy hư, ông ta bèn nếm. Sữa có vị hơi chua chua, ngọt ngọt và thơm. Tiếc của Trời, ông ta mang về cho bà vợ và cả nhà cùng ăn. Ai cũng khen ngon và không bị phản ứng gì!
Ngoài giá trị dinh dưỡng, sữa bò còn có một số ích lợi về y học cũng như có thể gây ra một vài trở ngại cho người dùng sữa. Vì thế, khi dùng thì cũng cần phải có những hiểu biết nhất định.
Đi học mà được thầy cô phết cho hai “quả trứng” thì về nhà chắc chắn lại được thưởng thức thêm vài con lươn đỏ mông đít. Nhưng được ăn hai quả trứng gà ốp-la hoặc hai cái hột vịt lộn thì ta đã có một lượng dinh dưỡng đáng kể cho ngày hôm đó.
Con người có nguy cơ mang những cơn đau do bệnh hoạn kinh niên hoặc do thương tích, giải phẫu. Cơn đau sau có thể làm giảm đi bằng thuốc gây tê mê. Cơn đau trước như nhức đầu, đau xương khớp cần sự trị liệu bằng các thuốc giải đau, để người bệnh có thể tiếp tục sinh hoạt, sản xuất. Aspirin là một trong các thuốc giải đau lâu đời đó.
Mùa hè là mùa cao điểm của dưa hấu. Ít ai biết rằng nó không chỉ mang lại sự giải khát, mà còn là một "cú đá vitamin (Vitaminkick)" nữa. Bởi vì dưa hấu có chứa một loạt các vitamin và chất béo tốt.
Trái cây đã được hầu hết mọi người ưa thích vì mùi vị ngon ngọt và nhiều chất dinh dưỡng. Trái cây cũng giúp cơ thể giảm thiểu rối loạn các chức năng và một số bệnh hoạn.
Vị bác sĩ nổi danh nhất của thời cổ Hy Lạp là Hippocrates (400BC). Một y sĩ và giải phẫu gia (mặc dù chỉ thực hiện các tiểu giải phẫu như mổ trĩ và cắt thịt dư), ông trở thành hiệu trưởng của trường y và lãnh đạo ở đảo Aegean tại Cos.
Tháng 12 năm 1998, một cuộc hội thảo kéo dài hai ngày rưỡi đã được tổ chức tại Newport Beach, California, để thảo luận và trình bày kết quả nghiên cứu về công dụng của tỏi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.