Hôm nay,  

Y Học: Đứng Tim, Ợ Chua Và Lễ Tết

1/1/200500:00:00(View: 7261)
Liên Hệ Tử Vong Vì Đứng Tim Với Lễ Giáng Sinh và Những Ngày Đầu Năm
Ts David Phillips và các đồng nghiệp thuộc Đại Học California, San Francisco và San Diego và Đại Học Y Khoa Tuffs, Boston, Mass, nghiên cứu những ngày lễ như Giáng Sinh Và Năm Mới liên hệ cơn đau tim như heart attack, bằng cách so sánh tử vong do cơn đau tim trong những ngày lễ với tử vong vì những lý do khác.
Kết quả cho thấy có nguy cơ tử vong vì cơn đau tim trong thơì gian lễ Giáng sinh và những ngày đầu năm mới.
Tử vong vì cơn đau tim tăng cao khi bênh nhân tơí phòng cấp cứu hay chết trong vòng cấp cứu, hay trong phòng ngoại chẩn, cao nhất trong lễ Giáng Sinh Và Dịp Ngày Đầu Năm Mới.
Số tử vong không do bệnh tim cũng tăng cao trong 2 ngày lễ kể trên.
Kết quả kể trên cho thấy những ngày lễ như dịp Giáng Sinh hay Ngày Đầu Năm có nguy cơ tử vong cao cho cả bệnh tim mạch lẫn bệnh không do tim mạch. Giả thuyết cho rằng có lẽ bệnh nhân không chịu chữa bệnh kịp thơì hay chậm trễ trong những ngày lễ khi bị bệnh nặng. (Circulation, 110: 3781, 2004).
(Bàn thêm: Trong một nghiên cứu khác cùng các cộng sự viên do Bs Trip Meine tại Đại Học Y Khoa Duke thep dõi 134,609 bệnh nhân tại các bệnh viện ở Mỹ trong thơì gian từ 1994 tới 1996. Các chuyên gia nghiên cứu cách điều trị và kết quả điều trị trong 2 tuần lễ cuối tháng Mười Hai và 2 tuần lễ đầu tháng Giêng mỗi năm, so vơí các thơì điểm khác.
Kết quả cho thấy 77% bệnh nhân vào phòng cấp cứu trong ngày lễ uống Aspirine so với 78% bệnh nhân uống Aspirine trong ngày thường vào phòng cấp cứu.
43% bệnh nhân vào phòng cấp cứu trong ngày lễ đã từng uống thuốc beta blockers so với 45% bệnh nhân trong ngày thường đã từng uống beta blockers.Thuốc beta blockers dùng để trị bệnh cao máu.
Như vậy có lẽ bệnh nhân đã chểnh mảng trong việc uống thuốc chữa bệnh tim mạch trong những ngày lễ.
Phần khác, chỉ 13% bệnh nhân bị bệnh tim mổ tạo hình mạch trong ngày lễ, so vơí 15% bệnh nhân mổ tim tạo hình trong ngày thường. Hơn nữa, 23% bệnh nhân bị đau tim tử vong trong 4 tuần vào thơì điểm những ngày lễ Giáng Sinh và ngày Đầu Năm so vơí 21% tử vong vào những ngày thường. Như vậy có thể là ngày lễ thiếu hụt nhân viên nên không thể thực hiện giải phẫu tim so sánh với ngày thường.

Kết quả kể trên được trình bày ngày March 8, 2004 tại Hội Tim Mạch Hoa Kỳ hàng năm tại New Orleans.
Tưởng cũng cần nói thêm rằng trong thơì điểm lễ tết, bệnh nhân tim mạch thường không cẩn thận trong việc kiêng cữ, như buông thả vui chơi, thức khuya và uống nhiều rượu, có thể cũng là thêm những nguyên nhân tăng cao cơn đau tim).
Mùa lễ dễ bị heartburn hay heart attack, nhưng 2 bệnh khác nhau
Heartburn và heart attack đều tăng nguy cơ trong dịp Lễ Gia’ng Sinh hay những ngày đầu năm. Nhưng heart burn là bệnh bao tử ợ chua, còn heart attack là cơn đau tim. Heart attack có thể gây nguy cơ tử vong.
Trong bệnh ợ chua, khoảng dưới thực quản co’ bắp thịt không thể khép kín. Nhưng nếu bắp thịt này khép kín được sau mỗi bữa ăn thì đồ ăn hay những phân hoá tô’ không thể dội ngược lại được vào miệng: do đo’ tra’nh nạn ợ chua.
Không những bị ợ chua mà nhiều bệnh nhân còn than phiền đầy bụng, đau bụng, đau chấn thủy và đôi khi còn làm đau ngực khiến nhiều bệnh nhân hiểu lầm như đang bị cơn đau tim-heart attack.
Rất nhiều đồ ăn kích thích gây thêm nguy cơ bệnh ợ chua. Thi’ dụ: đồ ăn chứa nhiều nước sauce, hay đồ ăn có nước màu nhiều dầu mỡ (graves), đồ tráng miệng, nước uống eggnog, rượu martinis, thịt mỡ, da gà hay pho’ ma’t.
Có nhiều đồ ăn còn gây kích thích chất chua trong bao tử khiến ợ chua tăng thêm, thí dụ như mỡ, đồ ăn chua như chanh, cam, bưởi, cà chua, hoặc chocolate, mint, rượu, cà phê hay thuốc lá.
Bởi vậy vào những dịp lễ tết như Giáng Sinh hay New Year đầu năm, mọi người thường ăn uống bừa bãi, cẩu thả, dễ sinh bệnh ợ chua.
Sau đây là vài điều khuyên nhủ tránh heart burn, bệnh ợ chua, đặc biệt những ai đã từng bị ợ chua nhiều lần lại cần phải thận trọng hơn:
Đồ ăn không để nhiều chất mỡ, nên ăn từng bữa nhỏ tốt hơn ăn no quá, không nên uống rượu (kể cả bia hay rượu vang đỏ) mà chỉ nên uống đồ ngọt không có rượu. Nếu ai muốn uống rượu quá thì nên pha rượu với soda hay vơí nước làm rượu loãng đi.
Đặc biệt không nên ăn quá nhiều hay quá trễ trước khi đi ngủ.

Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; E-mail: [email protected]; Điện Thoại: (714) 547-3915; Diễn Đàn Y Khoa: http://groups.yahoo.com/group/DienDanYKhoa/; www.KhoaHoc.Net (SucKhoe).

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Mùa thu năm ngoái, số liệu thống kê liên bang cho thấy mức tuổi thọ trung bình của người dân Hoa Kỳ năm 2021 đã giảm hai năm liên tiếp. Dễ thấy rằng nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất là do COVID-19. Đại dịch tàn khốc đã cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu người ở Hoa Kỳ. Mức tuổi thọ trung bình đã giảm trong hơn hai năm, và giảm gấp đôi ở những người gốc Tây Ban Nha, người gốc da đen và người Mỹ bản địa, khiến đất nước chúng ta thụt lùi lại hai thập niên. Đây cũng là mức giảm tuổi thọ trung bình đột ngột nhất kể từ Thế Chiến II.
Trong tuần này, Đức Giáo Hoàng, Pope Francis đã trải qua một ca phẫu thuật để loại bỏ một khối thoát vị ở vùng bụng khiến ngài đau đớn không thôi. Nó là một khối thoát vị từ vết mổ của các ca phẫu thuật trước đó, được gọi là thoát vị vết mổ (incisional hernia). Thoát vị (Hernia) khá phổ biến và có nhiều loại khác nhau. Không phải tất cả các loại thoát vị đều phải làm phẫu thuật. Vậy thoát vị thực sự là gì? Và nếu cần phải làm phẫu thuật thì thế nào?
Hoa Kỳ đang bước vào mùa bệnh “Lyme”, và nguy cơ lây nhiễm loại bệnh do bọ ve cắn đang gia tăng, đặc biệt là khi có một nửa số người dân hiện đang sống ở những nơi có bọ ve. Nếu không được điều trị bằng kháng sinh kịp thời, bệnh Lyme có thể gây ra các vấn đề về tim mạch và hệ thần kinh, viêm khớp và các biến chứng khác, khó mà chữa trị. Mặc dù nhiều loại vắc xin đang được phát triển, nhưng số ca nhiễm đã đạt đến mức độ nạn dịch ở Hoa Kỳ. Có khoảng 476,000 ca nhiễm Lyme được báo cáo mỗi năm, tiêu tốn khoảng 1 tỷ MK chi phí y tế.
Trầm cảm là một trong những căn bệnh lớn của thời đại. Hơn một phần ba phụ nữ và gần một phần tư đàn ông ở Thụy Điển bị trầm cảm vào một thời điểm nào đó trong đời. Đối với một số người, thì một sự kiện căng thẳng tâm lý nào đó gây ra trầm cảm, ở những người khác, bệnh dường như bùng phát một cách tự nhiên và với một số ít là do tác dụng phụ của thuốc.
Năm 2011, Gert-Jan Oskam đang sống ở Trung Quốc thì bị tai nạn xe máy, khiến ông bị liệt từ phần hông trở xuống. Giờ đây, với sự kết hợp của các máy móc thiết bị hiện đại, các khoa học gia đã giúp ông kiểm soát lại phần thân dưới của mình, theo trang NYTimes đưa tin vào cuối tháng 5 năm 2023.
Ngày 15 tháng 5 năm 2023, Cơ quan Y tế Quốc tế WHO đưa ra hướng dẫn mới nhất của họ về chất làm ngọt thay thế đường (non-sugar sweeteners) và khuyên không nên dùng các chất này để giảm cân. WHO đã tiến hành một cuộc đánh giá có hệ thống với 283 nghiên cứu về chất tạo vị ngọt mà không dùng đường. Nghiên cứu tổng quan này bao gồm cả các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên và nghiên cứu quan sát (randomized controlled trials and observational studies).
Một số trẻ nhỏ bị dị ứng có thể ăn đậu phộng với liều lượng thấp mà không bị phản ứng nghiêm trọng sau khi đeo miếng dán trong một năm trong một thử nghiệm lâm sàng. Miếng dán thử nghiệm này có thể giúp giảm bớt căng thẳng cho các gia đình có trẻ nhỏ bị dị ứng. Theo kết quả của một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối, đối với trẻ mới biết đi bị dị ứng với đậu phộng, một miếng dán da mới có thể làm tăng khả năng chịu đựng của các em đối với loại đậu này.
Số ca tử vong do Covid-19 ở Hoa Kỳ hiện đã xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2020, theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm Soát và Phòng Dịch Bệnh. Tỷ lệ ca bệnh cũng giảm ở mức tương tự, mặc dù việc lây nhiễm trở nên khó theo dõi hơn do các xét nghiệm nhanh tại nhà được phổ biến rộng rãi; nhiều hệ thống giám sát được thiết lập vào đầu đại dịch cũng đã ngừng hoạt động.
Toát mồ hôi về đêm là một hiện tượng khá phổ biến, và cách giải quyết cũng đơn giản. Tuy nhiên, cũng cần chú ý một số nguyên nhân đáng lo ngại. Chúng ta thường nghĩ rằng nhiệt độ cơ thể người bình thường là 98.6 độ F (37 độ C), nhưng thực tế là nhiệt độ đó sẽ thay đổi trong chu kỳ 24 giờ theo nhịp sinh học của chúng ta. Ngay trước khi đi ngủ, nhiệt độ cơ thể của chúng ta bắt đầu giảm xuống, và sẽ đạt mức thấp nhất là khoảng 97.7 độ F trước khi chúng ta thức dậy khoảng ba tiếng. Đây là mức giảm nhiệt tối thiểu, nhưng để giữ cho cơ thể ở nhiệt độ đó, nhiều người thường phản ứng lại bằng cách đổ mồ hôi – đặc biệt nếu nhiệt độ bên ngoài quá nóng.
Mọi người thỉnh thoảng sẽ bị nấc cụt và đôi khi các cơn nấc cụt khá lì lợm, không chịu biến đi. Nấc cụt là sự co thắt không chủ ý của cơ hoành (diaphragm) – cơ ngăn cách phần ngực với phần bụng, đóng vai trò chính trong việc hít thở – sau đó là các dây thanh âm đóng lại đột ngột.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.