Hôm nay,  

Sữa Bò và Sức Khỏe

14/09/201800:00:00(Xem: 5524)
BS_NGUYEN_Y_DUC nguyen y du
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

 
Ngoài giá trị dinh dưỡng, sữa bò còn có một số ích lợi về y học cũng như có thể gây ra một vài trở ngại cho người dùng sữa. Vì thế, khi dùng thì cũng cần phải có những hiểu biết nhất định.

 
Lợi ích về Y Học
 
Nhiều nghiên cứu y khoa học cho thấy sữa có một số ích lợi đối với sức khỏe.

  1. Ngăn ngừa bệnh loãng xương, còn gọi là bệnh xương xốp. Loãng xương thường xẩy ra ở người cao tuổi nhất là nữ giới vào thời kỳ mãn kinh, kích thích tố nữ estrogen giảm thiểu. Loãng xương dễ đưa đến gẫy xương, đặc biệt là xương đùi.

    Loãng xương có thể tránh được nếu ta dùng đủ số lượng calcium cần thiết, tức là khoảng 1200mg mỗi ngày. Ba ly sữa không chất béo cung cấp đủ số calcium này.

  2. Vì được tăng cường thêm sinh tố D nên sữa có thể ngăn ngừa bệnh còi xương trẻ em.

  3. Một nghiên cứu tại bệnh viện St. Luke, Nữu Ước cho hay, uống thêm 1200mg calcium mỗi ngày có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu của Hội chứng tiền kinh nguyệt. Sữa bò có nhiều calci nên có thể được dùng làm nguồn cung cấp calci dễ dàng.

  4. Năm 1985, Bác sĩ Cedric Garland thuộc trường Đại Học California-San Diego, công bố kết quả quan sát hơn hai ngàn người đàn ông trong 20 năm. Ông ta thấy rằng những người mỗi ngày uống hai, ba ly sữa thì có ruột già tốt lành hơn và cũng ít bị ung thư hơn người không uống sữa. Một nghiên cứu khác ở Úc vào năm 1987 cũng xác định nhận xét này.

    Tạp san của Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ (JAMA) số ra ngày 23-9-1998 có đăng kết quả một cuộc nghiên cứu, theo đó sữa và các phó sản như pho mát, kem... đang trở thành những công cụ hữu hiệu trong việc ngăn ngừa ung thư ruột.

    Nhiều khoa học gia cho rằng đó là nhờ sữa có nhiều calcium. Trong ruột khoáng chất này vô hiệu hóa acid mật (bile acid), một chất được coi như có nguy cơ gây ra ung thư ruột già.

  5. Theo bác sĩ George Mann thì sữa đã bỏ bớt chất béo có thể làm hạ mức độ cholesterol trong máu. Một nghiên cứu bên Nhật Bản cũng tìm thấy cùng kết quả là ở loài chuột, sữa ít béo làm bớt những bựa cholesterol bám trong động mạch.

  6. Nhờ nhiều calci nên sữa có thể làm hạ huyết áp. Kết quả nghiên cứu của Viện Tim, Phổi và Huyết Học Quốc Gia tại Hoa Kỳ cho hay người không uống sữa bị cao huyết áp nhiều gấp đôi người uống sữa mỗi ngày.

  7. Những người nghiện  thuốc lá nếu uống nhiều sữa sẽ ít bị viêm cuống phổi kinh niên hơn  so với người hút thuốc mà không uống sữa. Đó là kết quả nghiên cứu của các khoa học gia tại Đại học danh tiếng John Hopkins bên Hoa Kỳ.

  8. Đã từ lâu, các cụ ta vẫn biết là sữa có công dụng làm giảm các dấu hiệu khó chịu khi bị loét bao tử. Cách đây vài chục năm, một nghiên cứu tại Đại học Harvard cũng thấy là nhóm sinh viên uống nhiều sữa ít bị viêm bao tử hơn nhóm không uống sữa. Đó là nhờ chất prostaglandin có trong sữa.

    Nhưng nên chú ý rằng nếu đã bị viêm bao tử thì sữa lại làm bệnh trầm trọng hơn vì sữa kích thích dạ dầy tiết ra nhiều acid.

  9. Kết quả nghiên cứu của bác sĩ Robert Yolken, Đại học Y khoa Johns Hopkins, Baltimore cho hay sữa bò chứa một loại kháng thể có khả năng bảo vệ trẻ em khỏi bị chứng tiêu chẩy gây ra do  Rotavirus.

  10. Nhiều người tin là muốn dễ dàng đi vào giấc ngủ thì uống một ly sữa nóng trước khi lên giường, vì hóa chất tryptophan trong sữa làm dịu các sinh hoạt não. Nhưng một số nghiên cứu khác lại cho rằng sữa, nhất là sữa ít béo, làm ta tỉnh táo, khó ngủ hơn.

  11. Ngoài ra sữa còn được cho là có khả năng ngăn ngừa ung thư, làm bớt sâu răng, chống nhiễm vi khuẩn...

 
Dị ứng-Bất dung Sữa

Dị ứng và bất dung với một thực phẩm là hai hiện tượng hoàn toàn khác biệt.

Không dung nạp sữa là không dùng được sữa vì không tiêu hóa được đường lactose trong sữa. Những người này không có diếu  tố lactase trong cơ thể,  đặc biệt thường thấy ở người châu  Á và châu Phi. Diếu  tố này chuyển hóa lactose thành glucose và galactose, là các dạng dễ tiêu hóa hơn. Người không dung nạp mà vẫn uống sữa thì thấy đầy bụng, đi tiêu chẩy, lâm râm đau bụng.

 Dị ứng với sữa là những trường hợp mà cơ thể phản ứng, đôi khi rất mạnh, với chất đạm trong sữa. Dị ứng sữa khá hiếm và cần được sự xác định cũng như hướng dẫn giải quyết bởi các giới chức y khoa chuyên môn.

Theo nhiều nghiên cứu, một người dù có bất dung với sữa có lactose vẫn có thể uống được một vài ly sữa mỗi ngày nếu biết áp dụng một vài biện pháp như sau:

  • Uống sữa từng ít một, chia làm nhiều lần trong ngày cùng với bữa ăn chính hoặc thời gian giữa các bữa ăn.

  • Có thể dùng pho-mát hay sữa chua thay cho sữa hoặc chọn loại sữa đã được giảm bớt lactose.

  • Dùng kèm với men lactase dạng tổng hợp (Lactaid) hiện có  bán trên thị trường. Có thể uống một viên hay mươi giọt Lactaid trước khi uống sữa.

 
Calci trong sữa

Calci có trong rất nhiều loại thực phẩm, nhưng theo nhiều nhà dinh dưỡng thì sữa vẫn là nguồn cung cấp calci nhiều và tốt hơn cả.

Theo mức tiêu thụ hiện nay, sữa cung cấp tới 73% tổng số calcium trong tất cả các loại thực phẩm,  và calcium trong sữa được cơ thể hấp thụ dễ hơn. Không thực phẩm nào cung cấp được lượng calcium tương dương như sữa.

Chẳng hạn như muốn có lượng calcium tương đương với một ly sữa , ta phải ăn bốn ly súp lơ trắng, bốn ly đậu, ba ly cải xoăn, hoặc một ly hạt hạnh nhân.

Ngoài ra sữa còn có nhiều chất đạm, riboflavin, sinh tố A và D có thể giúp sự hấp thụ calci dễ dàng hơn.

Nhiều người cũng e ngại là nếu dùng nhiều calci quá thì có hại.

Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ta cần 1200 mg calci, với lượng tối đa có thể chấp nhận được là 2500mg và nếu chỉ dùng quá nhiều trong một vài ngày thì không sao. Nếu dùng nhiều hơn nữa và kéo dài  liên tục thì sẽ có ảnh hưởng không tốt cho thận, mắt, và gây các triệu chứng như ăn mất ngon, mệt mỏi, ói mửa, suy nhược...

 
Sữa mẹ

Hiện nay, không ai phủ nhận việc nuôi con bằng sữa mẹ có nhiều lợi điểm hơn sữa bò. Xin tìm hiểu thêm về vấn đề  này.

Các nhà y học đều đồng ý là trẻ bú mẹ được  cung cấp những chất dinh dưỡng hoàn hảo và đầy đủ nhất. Ngoài ra còn có các lợi điểm sau:

  1. Sữa mẹ hội đủ những nhu cầu dinh dưỡng của hài nhi trong mấy tháng đầu sau khi sanh.

  2. Sữa mẹ không tốn tiền mua, sẵn sàng khi cần mà không phải pha chế.

  3. Sữa được chứa trong vú, rất  an toàn, không sợ nhiễm chất có hại, lại ở nhiệt độ thích hợp, không phải hâm nóng.

  4. Có sẵn một số kháng thể giúp con tăng cường hệ thống miễn nhiễm.

  5. Sữa mẹ có nhiều đường lactose giúp trẻ hấp thụ calci và sắt dễ dàng hơn cũng như ngăn chặn sự tăng trưởng của vi sinh vật trong ruột.

  6. Chất đạm trong sữa mẹ chỉ bằng 1/3 trong sữa bò, nhưng dễ tiêu hơn và có nhiều chất làm tăng cường hệ miễn nhiễm của trẻ.

  7. Chất béo trong sữa mẹ nhiều hơn sữa bò một chút nhưng hầu hết thuộc nhóm bất bão hòa, ít có tác dụng xấu.

  8. Sữa mẹ có đủ các sinh tố hòa tan trong nước và trong chất béo, ngoại trừ sinh tố D, cho nên trẻ em bú sữa mẹ cần dùng thêm sinh tố này.

  9. Những giọt sữa non (colostrum) trong mấy ngày đầu sau khi sinh có nhiều chất đạm, ít lactose và chất béo, có nhiều kháng thể. Sữa non có tác dụng nhuận tràng rất tốt và giúp kích thích chức năng bài tiết của ruột.

  10. Sữa mẹ còn bảo vệ trẻ chống lại  các bệnh nhiễm trùng màng não, ruột, hô hấp...

  11. Khi lớn, trẻ em nuôi bằng sữa mẹ cũng ít bị một số bệnh như dị ứng, béo phì, tiểu đường, suyễn, vài bệnh tim, phổi cũng như vài loại ung thư.

  12. Nuôi con bằng sữa mình, bà mẹ cũng có nhiều lợi ích. Quan trọng nhất là đã tạo ra tình cảm gắn bó, ràng buộc thân yêu mẹ và con.

 Ngoài ra, khi con ngậm hút núm vú, dạ con của mẹ được kích thích mau co trở lại kích thước bình thường do đó bớt băng huyết. Người  mẹ cũng bớt mập vì mỡ béo tích tụ trong khi mang thai được sử dụng chuyển sang sãu.

Đây cũng là cách ngừa thai tự nhiên vì khi cho con bú sữa thì sự rụng trứng của người mẹ cũng như thời gian trở lại vòng kinh sẽ chậm lạikhoang 10 tuần lễ, có khi đến 1 năm

Người mẹ cũng giảm thấp được nguy cơ ung thư vú và loãng xương khi vào tuổi mãn kinh.

 
Rủi ro của Sữa

Mặc dù có nhiều lợi điểm, nhưng sữa cũng  thể mang lại một số rủi ro cho người dùng, nhất là khi lạm dụng sữa quá mức bình thường..

  1. Là thực phẩm từ động vật, sữa nguyên trạng là nguồn chất béo bão hòa và cholesterol đáng kể mà hai chất này khi tiêu thụ nhiều lại là những nguy cơ gây ra bệnh tim mạch. Cho nên cần giới hạn cholesterol không quá 300mg và số calori do chất béo không quá 30% tổng số nhu cầu calori trong ngày. Nếu dùng, nên chọn các loại sãu ít béo hoặc không béo.

  2. Sữa là một trong 12 loại thực phẩm dễ gây ra dị ứng, với các triệu chứng như nổi ban ngứa trên da, sưng môi và mi mắt, khó chịu trong hệ tiêu hóa.

  3. Hiện tượng bất dung sữa có đường lactose, như đã trình bày.

  4. Sữa tươi chưa nấu có thể nhiễm vi khuẩn Salmonella, Listeria, gây ra các triệu chứng như là ói mửa, tiêu chẩy...

  5. Calci trong sữa có thể làm giảm công hiệu của vài loại thuốc kháng sinh như Terramycin, Minocin, Vibramycin khi dùng chung với nhau.

 
Kết luận

Sữa là nguồn dinh dưỡng dồi dào và thích hợp với mọi lứa tuổi, là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người. Chỉ cần hiểu biết đầy đủ và không lạm dụng thái quá, sữa không mang lại những rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe như một số thực phẩm khác, chẳng hạn như thịt, chất béo...

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
Thường thì ai cũng sẽ nghĩ rằng tế bào sống tốt hơn tế bào chết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: các tế bào thường hy sinh bản thân để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Chúng là những ‘anh hùng thầm lặng’ chẳng màng sinh-tử để bảo vệ chúng ta. Mặc dù cái chết có vẻ thụ động – là một kết thúc đáng tiếc xảy ra theo kiểu “muốn tránh cũng không được” – nhưng cái chết của các tế bào thường có chủ đích và mang tính chiến lược. Tại sao tế bào chết và chết như thế nào là chuyện khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Một người đàn ông 29 tuổi mắc HIV/AIDS giai đoạn cuối, đã qua đời 18 ngày sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đậu khỉ. Trường hợp này nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của hệ thống miễn dịch bị suy giảm trước mối đe dọa mới nổi này, nhắc nhở về nguy cơ gia tăng đậu khỉ đối với một số nhóm dân cư. Riêng tại TPHCM, từ đầu năm đến nay, 20 ca mắc bệnh đậu khỉ được ghi nhận, trong đó có 18 bệnh nhân dương tính với HIV.
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
Vào mùa cảm cúm, nhiều người sẽ ‘khư khư’ một vũ khí phòng thủ quen thuộc: Vitamin C – dạng viên, dạng bột và tất cả các dạng phổ biến khác. Chất dinh dưỡng này là một trong nhiều loại supplements, từ vitamin A đến kẽm, thường được sử dụng bởi những người muốn tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nhưng vitamin C cũng có thể là một trong những chất dinh dưỡng bị lạm dụng nhiều nhất.
Cách đây không lâu, ngôi sao nhạc pop 29 tuổi Justin Bieber đã phải hủy chuyến lưu diễn quốc tế sau khi một phần khuôn mặt của anh bị liệt do biến chứng của bệnh giời leo (shingles), bệnh lo một loại siêu vi gây ra và được cho là chỉ ảnh hưởng đến người cao niên. Tuy nhiên, thực tế là bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh giời leo và có một số bằng chứng cho thấy số trường hợp mắc bệnh ngày càng gia tăng ở người dưới 50 tuổi.
Tập đoàn Nhân sâm Hàn Quốc tại Hoa Kì (KGCUS), nơi sản xuất thương hiệu nhân sâm số một thế giới CheongKwanJang, tự hào giới thiệu thức uống thảo dược có ga HSW kết hợp hồng sâm 6 năm tuổi, tới các khách hàng quan tâm đến sức khỏe tại WaBa Grill, một trong những chuỗi nhà hàng hàng đầu chuyên phục vụ món cơm lành mạnh
Thỉnh thoảng chúng ta mới thấy một thứ thuốc mới làm chấn động không những giới y tế mà còn làm chấn động thị trường kinh tế thế giới. Thí dụ trước đây là thuốc phục vụ trong những nhu cầu căn bản và mạnh mẻ nhất của con người, Viagra, thuốc giúp chữa chứng rối loạn cương cứng (ED) của nam giới, do Pfizer phát triển, đã có tác động kinh tế đáng kể đến ngành dược phẩm kể từ khi được FDA phê duyệt vào năm 1998. Viagra là loại thuốc mang lại lợi nhuận cao cho Pfizer, doanh thu toàn cầu khoảng 1,6 tỷ USD trong năm 2016 mặc dù đã có thuốc generic rẻ tiền hơn nhiều.
Ung thư khởi phát khi các tế bào tích tụ những tổn hại đủ để thay đổi hành vi bình thường của chúng. Khả năng tích tụ tổn hại tăng theo độ tuổi vì các biện pháp bảo vệ trong mã di truyền, nhằm đảm bảo các tế bào hoạt động vì lợi ích tối ưu của cơ thể, sẽ suy yếu theo thời gian. Vậy thì tại sao những đứa trẻ chưa có đủ thời gian để các tế bào tích tụ tổn hại lại có thể mắc bệnh ung thư? Nếu nhìn qua lăng kính tiến hóa, ung thư phát triển từ sự ‘bất hợp tác’ của tế bào, vốn ban đầu các tế bào sẽ cùng kết hợp với nhau và hoạt động như một cơ quan. Ở trẻ em, các tế bào vẫn đang học cách hợp tác. Ung thư ở trẻ em khởi phát khi xuất hiện các tế bào ‘nổi loạn’ không chịu hợp tác và cứ phát triển bất chấp, gây tổn hại cho cơ thể.
Bộ não con người có thể thay đổi – nhưng thường với nỗ lực rất lớn và diễn ra từ từ, chẳng hạn như khi chúng ta học một môn thể thao hoặc ngoại ngữ mới, hoặc hồi phục sau cơn đột quỵ. Học các kỹ năng mới có tương quan với những thay đổi trong não; điều này đã được nghiên cứu khoa học thần kinh với động vật và quét não chức năng ở người chứng minh. Có lẽ, nếu quý vị thành thạo Giải tích 1 (Calculus 1), thì trong não quý vị sẽ có điều gì đó khác một chút. Các tế bào thần kinh vận động trong não mở rộng và co lại tùy thuộc vào tần suất chúng được vận động – một sự phản ánh của tế bào thần kinh về việc “xài hoặc mất” (use it or lose it).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.