Hôm nay,  

Chuyện Vui Về Ngày Lễ Cha Tại Hải Ngoại

01/06/201600:00:00(Xem: 7371)
Tại rất nhiều quốc gia, mỗi năm, ngày lễ cha rơi vào ngày chúa nhật thứ ba của tháng 6… Đây là một loại lễ theo phong tục Tây phương và có đượm hơi hám thương mại trong đó…

What do people do?

The date when Fathers Day is celebrated varies from country to country. It is celebrated in Canada, the United Kingdom, and the United States on the third Sunday of June. It is also observed in countries such as Argentina, Canada, France, Greece, India, Ireland, Mexico, Pakistan, Singapore, South Africa, and Venezuela. InAustralia and New Zealand Fathers Day is on the first Sunday in September. In Thailand it is celebrated on December 5, which is the birthday of the countrys king. Brazilian dads are honored on the second Sunday of August.

On Fathers Day many people make a special effort for their fathers or father figures. Some people visit their fathers, while others give cards, flowers or other gifts, such as clothing or sporting equipment, or luxury food items. Father's Day is a relatively modern holiday, so different families have different traditions. These can range from a simple phone call or greetings card to large parties honoring all father figures in an extended family. Father figures can include fathers, step-fathers, fathers-in-law, grandfathers, great-grandfathers and even other male relatives.

Father's Day in India is a relatively new concept but it is celebrated in similar ways as in the United Kingdom or the United States, although on a smaller scale. There is a greater awareness of Fathers Day events in metropolitan cities and bigger towns due to the greater exposure of people to the western cultures in these areas. In Mexico Fathers Day is referred to as "Día del Padre", where many families get together, prepare meals and distribute gifts to fathers or father figures. In South Africa, many social and cultural societies host Father's Day celebrations to stress the important role of fathers in nurturing children and building stronger society.(WIKIPEDIA)

BONNE FÊTE PAPA

* * *

blank
Các cha hải ngoại thường có nghề thợ lặn

Không biết tại sao cái nghề rửa chén rửa bát, muỗng nĩa, dọn dẹp chùi rửa nhà bếp bên Tây và Tại Québec, Canada họ thường gọi là plongeur (thợ lặn)?

Có lẽ là tại vì suốt ngày phải thọc tay mò mẩm trong nước chăng?

Video-mon métier c'est: Plongeur
https://www.youtube.com/watch?v=0maYobJZbVU

Theo văn chương Sài Gòn thời trước 75, thì "thợ lặn" là từ để ám chỉ những tay tổ siêu khôn mánh. Thí dụ như mỗi khi có người nào cần mượn hay nhờ vả họ làm việc gì đó thì họ tìm cách né liền hay phịa ra đủ mọi lý do để trốn tránh khỏi làm, hoặc nói rõ hơn là để…lặn, theo đúng câu "ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau". Và hình như những tay tổ nầy thấy hơi nhiều!

Bí quyết được cha áp dụng để… bảo vệ hạnh phúc gia đình

Theo tôn chỉ của Tổng Hội Thờ Bà VN Hải Ngoại (THTBVNHN), nể vợ hay sovo là bí quyết để bảo vệ hạnh phúc gia đình! THTBVNHN là một chi nhánh của The World Sovo Organization (WSO) thuộc tổ chức LHQ.

Ngộ thiệt, ngày xưa bên nhà, cái bếp là vùng bất khả xâm phạm, một thứ no mans land đối với đàn ông con trai. Lỡ rủi có láng cháng xuống bếp thì bị mấy bà sửa lưng hay mấy bả la lên: "Ê, đi lên nhà trên đi"– "đi chỗ khác chơi" –"đây là chỗ của đàn bà con gái, xuống đây chàng ràng làm cái gì?"

Đó là nói theo hoàn cảnh của riêng từng gia đình mà thôi.

Năm 78-79, vì sa cơ thất thế, mất hết nhà cửa, mất luôn cả hộ khẩu nên cha phải về tá túc chung với gia đình bên vợ tại Sài Gòn. Nhà đông người lắm. Trong nhà, có nhiều dì quá nhờ đó mà phe cánh đàn ông con trai được miễn xuống bếp. Các cậu có bổn phận ở nhà trên, phụ dọn chén dĩa dơ đem xuống bếp, xong lau bàn, lau ghế, quét nhà cho sạch sẽ là xong trách nhiệm.

Trường hợp hai vợ chồng ở riêng thì chia sẻ nhau công việc bếp núc. Nhưng thường thì vợ biểu gì thì làm y vậy để khỏi rắc rối và nhức lỗ tai. Nguyên tắc là nình ông làm theo lệnh nình bà, biểu gì thì làm y vậy đúng theo loại yes mam.

Nhưng thường thì đa số các bà Việt Nam cũng biết giữ thể diện cho chồng nên ít khi nào áp dụng cái nguyên tắc như thế mỗi khi có khách khứa đến chơi.

Mà cũng độc, có nhiều cha nội lợi dụng tình hình bỏ ngõ đó nên đôi khi họ làm bộ ra lệnh, nạt nộ vợ sai biểu thế nầy thế nọ hoặc chỉnh vợ trước mặt khách để bắt le và cũng để tỏ ra là ta đây đúng là đấng tu mi, xứng đáng mặt mày râu, là chủ gia đình đây nè…

Khách về thì sẽ biết tay bà!

NGHỀ THỢ LẶN TẠI GIA-CHÚ TÂM RỬA CHÉN LÀ…THIỀN?

Lúc người gõ còn ở bên nhà, việc đàn ông con trai vô bếp, rửa chén và xách giỏ đi chợ là chuyện rất hiếm thấy. Bếp núc là chuyện của đàn bà con gái. Xã hội chưa quen mắt thấy đàn ông chui vô bếp. Mỗi lần phải bắt buộc xách giỏ đi chợ, mắc cở thấy mồ tổ.

Rồi còn vụ đàn ông cưng vợ quá mức (lúc đầu mà!) có thể bị mấy bà già trầu rũa tắt bếp, nào là ăn phải bùa mê thuốc lú, nào là đội quần nó lên đầu lên cổ, vân vân và vân vân. Những chuyện nầy thường thấy xảy ra 50 năm về trước.

Cưới vợ cho con trai, thì đố khỏi bà không dặn cậu em đừng để vợ mầy qua mặt, bắt nạt, coi thường mầy và bên nhà chồng, phải dạy vợ từ thuở ban sơ mới dzìa. Lâu hơn thì vợ dạy chồng.

Giai cấp thầy chú càng hiếm thấy vô bếp hơn giai cấp bình dân. Đó là chưa dám nói tới giai cấp bác sĩ,dược sĩ, thú y sĩ, chủ bút,chủ báo, luật sư, giáo sư, sĩ quan …hét ra khói. Mấy năm trước đây, báo chí có đề cập đến cựu TT Tunisie Ben Ali ngán vợ hết cở thợ mộc. Chính mệnh phụ phu nhân Leila Trabelsi đã quyết định tất cả kể cả việc kéo mũi chồng ôm vàng đào tẩu qua Arabie Saoudite.

Riêng người gõ thì nằm trong ngoại lệ. Chuyện bếp núc, rửa chén là một phần trong đời sống của mình. Mình quen quá rồi không xem việc đó là một hình phạt làm tổn thương đến cái tôi.

Mà theo Phật giáo thì cái tôi, cái ngã làm gì có được. Tây thì nói cái tôi là cái thật đáng ghét.

Làm những gì mình thấy vui và vợ mình cũng vui… là được rồi. Nói thiệt mà!

Vô ngã
http://thuvienhoasen.org/a23041/vo-nga

Theo nhà văn Nguyễn thị Cỏ May, đàn ông tại hải ngoại ngày nay cũng thăng tiến lắm chớ bộ.

"Có hơn phân nửa trong số những người làm chồng, làm cha trong gia đình thừa nhận vai trò mới này, điều đang làm nổi bật đặc tính bình đẳng trong gia đình ngày nay. Người đàn ông, vì tôn trọng tinh thần bình đẳng nam/nữ, tích cực tham gia lau nhà, nấu cơm, rửa chén, giặt ủi áo quần, …tức lảnh làm tất cả việc "nội trợ" và người phụ nữ đã phải thán phục, tự nhìn nhận người phụ nữ không thể giỏi hơn được giai cấp "Nội tướng" mới này.

(Ngưng trích Nguyễn thị Cỏ May - Sự Thăng Tiến Của Người Đàn Ông Ngày Nay)

Nhà văn Tràm Cà Mau thì khác.Trong bài Ngục Tù Êm Ái, có viết

"Sau mỗi bữa ăn, ông Ba nói cho có lệ:

Em có cho anh dịp may, hôm nay được dọn dẹp chén dĩa và rửa bát không?

Bà Ba gạt phắt đi như mọi hôm:

Không được đâu, việc nầy của em. Anh rửa chén bát rồi sắp xếp lung tung, đến khi cần, em không biết đâu mà tìm.

Ông Ba hỏi, chứ đã biết chắc câu trả lời của vợ rồi. Bởi đôi khi ông cũng áy náy, muốn giúp vợ một tay, vì việc gì bà cũng dành lấy mà làm. Khi có việc bà không làm nổi, mới kêu ông phụ giúp." (Ngưng trích Tràm Cà Mau)

blank
Cha phải tiếp mẹ một tay

Thuộc loại yes mam, nên cha thường răm rắp làm theo thê lệnh... đúng với tôn chỉ của Hội Thờ Bà Hải Ngoại: "Đèn nhà ai nấy sáng, vợ mình mình ngán, ngán luôn vợ bạn mới là chồng ngoan".(tác giả Ó Đâm)

Khi quê hương đổi chủ thì tình hình xã hội cũng có thay đổi… Hiện tượng các cha vô bếp hoặc đi chợ có khuynh hướng tăng nhiều. Ai cũng giống nhau hết, nên bớt mắc cỡ và bớt thấy quê, riết rồi cũng quen con mắt mà thôi.

Tại hải ngoại thì "hầu hết" cha VIỆT đều biết phụ vợ rửa chén.

Tại xứ người, vì hoàn cảnh của cuộc sống, vợ chồng đều đi làm hết nên chuyện nhà cửa, bếp núc và con cái là chuyện chung của cả hai người. Bắt buộc chồng có bổn phận phải san sẻ công việc nội trợ với bà xả mình.

Nình ông Tây và nình ông Việt đều đi chợ và vô bếp rửa chén hết. Đây là chuyện quá thường tình trong xã hội Tây phương. Bất luận ông gì cũng vậy.… đều phải a lê hấp xuống bếp hết, phải tiếp vợ, chia sẻ công việc với vợ mình.

Năm 2012 nhà văn Trần Văn cho ra mắt cuốn "Trung tướng Đặng Văn Quang, Vinh quang và Đau khổ" tại San José. Trong tác phẩm có nói trong thời gian tị nạn cố Trung tướng cũng đã từng đi rửa chén như mọi người.

"…Ngay cả Sở Di Trú Canada cũng đạt giấy tống xuất ông ra khỏi đất nước Canada tự do dân chủ. Không nước nào nhận, Canda đòi trục xuất ông Tướng trở về VN và việt cộng cũng cho ông về và phải phải bị tống giam để xét xử về tội ác chiến tranh.

Vì lý do nhân đạo, chính quyền Canada làm ngơ cho ông ở lại Canada mà không được vào quốc tịch Canada và chỉ vợ con ông đều được chấp nhận là công dân, nhập quốc tịch Canada. Vì vậy, ông Tướng cư trú bất hợp pháp chỉ được làm những công việc tay chân ít lương trong xã hội như làm janitor cho một apartment, rửa chén ly tách của một quán cà phê hay làm công nhân sản xuất đồ dùng bằng thủy tinh vô cùng vất vả mới đồng lương nuôi vợ và 3 con còn nhỏ.

Nhờ sự vận động, tranh đấu tích cực của nhiều người bạn Mỹ, ông Tướng mới được sang Mỹ định cư từ tháng 9 năm 1989…" (ngưng trích Hồi ức Trung Tướng Đặng Văn Quang - Vinh Quang & Đau Khổ của Trần Văn ra mắt thành công ở San Jose ngày 12.5.12! Tuệ Ngọc ghi thuật)

Ông qua đời tại thành phố Sacramento, California ngày 15 tháng 07 năm 2011.

Phải rửa chén, phụ một tay dọn dẹp nhà cửa, lo cho con cái tiếp vợ để bả đỡ mệt và bớt đổ quạu cái mặt cho một đống bất tử thấy rất tội nghiệp..và cũng đáng ngại lắm. Ráng chịu riết rồi cũng quen các cụ ơi…Suy bụng ta ra bụng người mà!

Đó cũng là thể hiện nguyên tắc nam nữ bình quyền mà thôi.

Người thiệt, việc thật

Mệt nhứt là khi nhà có đãi đằng hay làm đám giổ. Trước một hai tuần là mình được giao công tác. Coi quét dọn lại nhà cửa cho tươm tất. Đem chén dĩa, dao muỗng thứ xịn ra để sử dụng và để khoe của luôn một thể. Ngày thường thì không có đụng tới nó.

Đôi khi trong gia đình tổ chức tiệc theo lối pot luck, nghĩa là ai muốn đem cái gì cũng ok hết.Cái lệ của mấy bà là hể có đãi đằng,tiệc tùng thì có tật hay nấu đủ thứ và nấu quá nhiều. Thường ai muốn đem món gì thì phải báo trước để khỏi đụng hàng. Vậy mà, cũng có một lần, có hai gia đình cùng đem lại món gỏi, cộng thêm chủ nhà cũng làm gỏi sứa tôm thịt nữa. Vị chi là ba món gỏi salade. Xúm nhau cười ngất. Còn vợ chồng đứa cháu thì mười lần như một, nó khệ nệ bưng lại một nồi súp măng cua to tổ bố…Chắc đây là món ruột của tụi nó. Ai làm biếng thì mua vịt quay, heo quay, bánh cuốn hoặc bánh xèo... Ăn làm sao cho hết.. Mấy đứa nhỏ, kêu tụi nầy bằng ông, bằng bà, cô dì dượng… thì phải thủ cho tụi nó một cái pizza, hot dog, hamburger hoặc gà rán KFC gì dó. Trời ơi, thấy đồ đạc bày biện ra đầy bếp, đầy bàn thì chóng mặt quá và cũng đủ no rồi.

Tiệc xong, thì chia ra, năn nỉ khách take out, làm ơn làm phước đem bớt về nhà ăn tiếp… Để lại, tủ lạnh của em hổng có chỗ đâu mà chứa cho hết. Vợ chồng tụi nầy ăn kiêng từ nhiều năm rồi.

Cha thuộc môn phái nhàn vi hưởng lạc thích sướng.

Mình thuộc môn phái "nhàn vi hưởng lạc thích sướng" của nhà hiền triết Épicure. Nói xin lỗi, mình là loại lè phè, tà tà và làm biếng nhớt thây, xin hai chữ bình an, nên đây là những dịp thử thách để mình tu tập và rèn luyện lại cái tính nhẫn.

Nghỉ hưu rồi nên không muốn tạo thêm công việc làm chi cho khổ tấm thân già còm ốm yếu.

Càng ít việc càng tốt và càng khỏe thân khỏe trí. Các bạn già có đồng ý với tui không?

Mình có đề nghị với má nó, sao hổng chịu xài ba cái đồ giấy cho tiện, ăn xong bỏ vào bao rác, khỏe quá mà? Câu trả lời là, làm vậy coi sao được, lâu lâu mới có một lần mà, đồ mua về hổng xài thì chừng nào mới có dịp xài? Đúng quá. Hết ý. Yes mam!

Mệt nhứt là khi tiệc tàn. Chén dĩa, nồi niêu xoong chảo, ly tách, ôi sao mà nhiều quá xá, tùm lum tùm la vậy. Thấy phát chóng mặt lắm. Cũng may là nhà có máy rửa chén tự dộng. Mấy đứa nhỏ phụ một tay chất vào máy và ấn nút thế là xong!

Máy chỉ xài có năm ba lần trong năm mà thôi.

Đôi khi mấy em, cháu hay mấy chị khách tội nghiệp chủ nhà, hè nhau xông ra rửa chén bằng tay. Người rửa, người lau, vừa chem chép với nhau, rồi chất đống trên bàn để chờ bà chủ nhà ra lệnh đem cất ở đâu thì mình mau mau làm y như vậy.

Đúng theo một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.


Nghề thợ lặn tại gia dễ òm

Ngày thường thì người gõ xin vô lông te nhiệm vụ rửa chén bằng tay. Vì nó vừa lẹ, vừa gọn, vừa dễ, và rất écolo đở tốn điện… Chỉ bỏ chén dơ vào bồn chứa, vặn nước nóng, lấy xà bông nước chà trong chà ngoài từng cái. Xong thì xả lại với nước sạch. Úp lên rổ cho ráo. Rửa chén không mất quá mười phút, vì nhà chỉ có hai vợ chồng mà thôi. Nước nôi đầy đủ, nóng và lạnh. Xong, thì xịt thuốc lên bàn, lên kệ bếp, chùi sơ (ý xin lỗi, tui nói chùi kỹ mà) là sạch trơn và thơm phức.

Đôi khi bà xã cũng muốn đổi tay, giành rửa chén để khỏi quên nghề.

Lệ thường thì đứa nào nấu và dọn ra thì đứa kia phải rửa chén và chùi nhà bếp. Còn muốn giành rửa thì cũng tốt thôi. Rất dân chủ. Ai làm cũng được mà.

Có người nói rửa chén là một lối thiền, nhưng người gõ đã rửa 41 năm rồi nhưng sao mình cũng chưa ngộ được.

Hiện tui đang nghiên cứu lối ăn của Tây, đó là ăn bằng dĩa. Mỗi người tự động múc lấy từ nồi trên bếp, để tất cả vào dĩa của mình giống như lúc ăn buffet trong nhà hàng. Như vậy, bớt được công việc phải dọn bàn, rửa "quá nhiều" chén bát, tô dĩa theo kiểu ăn thông thường của gia đình Việt Nam. Vừa tiết kiệm điện, nước và vừa đỡ tốn sức lao động, thời gian rửa chén và dọn dẹp nhà bếp.

Nếu các bạn cho rằng đây là kiểu làm biếng thì tui cũng hổng có dám cãi đâu. Nhưng cũng có thể xem đây là một lối tổ chức rất khoa học, và hợp lý hóa công việc.

Để còn thời giờ xem TV, gõ bài nữa chớ… Thời giờ là vàng bạc mà.

blank
Có bao nhiêu cha và mẹ?

Xin nói rõ đây không phải là các Cha đáng kính trong nhà thờ. Cũng không phải là "Cha nội" trong xã hội, vì số nầy không có trong thống kê nhà nước.

Thống kê Statistique Canada năm 2012 cho biết tại quốc gia nầy có:

*Cha: 8,1 triệu người(kể cả cha đẻ, cha nuôi, cha vợ)

3,7 triệu cha có con dưới 18 tuổi

*Mẹ: 9,2 triệu mẹ (kể cả mẹ đẻ, mẹ nuôi, mẹ chồng)

3,9 triệu mẹ có con dưới 18 tuổi và sống với họ (kể cả mẹ đẻ, mẹ nuôi, mẹ chồng, nhưng không được kể "mẹ mìn" vào danh sách)

Hèn chi, mỗi năm có hai lễ: lễ mẹ và lễ cha. Nhà hàng và con buôn tha hồ hốt bạc là lẽ tự nhiên!

*81% cha tham gia vào công việc nội trợ,bếp núc (tự nguyện hay theo lệnh trên?)

Les hommes et les travaux ménagers

81 % — Le taux de participation des hommes aux travaux ménagers et aux activités connexes en 2010.

Ngày lễ cha trong cơn bão táp

Còn cái vụ hôn nhân đồng tính trở thành cái mode khắp mọi nơi mới thiệt là rắc rối. Không biết thống kê có tiên liệu chuyện nầy không. Ai sẽ là cha, ai là mẹ đây?

Có nhiều phụ nữ cấp tiến cũng hăm he giành ngày lễ cha về phía họ, vì theo họ đàn bà nắm chốt, chỉ huy và quyết định mọi việc trong gia đình. Họ cho rằng chính họ mới thật sự là người cha (?)

Vậy chồng là gì…Chắc nhiệm vụ của anh ta chỉ là để phục vụ mệnh lệnh bà và múa lân thôi hay sao?

Trong thâm tâm các bà, người cha trong gia đình phải là người cứng cõi, quyết định tất cả mọi việc, biết làm ra tiền, nhưng muốn xài thì phải xin phép vợ, biết đủ thứ những gì người vợ muốn và cần, v.v… Họ muốn có một người chồng vừa cương nghị, nam nhi chí khí "machonhư Rambo mà cũng đồng thời vừa là một homme rose dịch là người đàn ông hồng, nghĩa là người đó phải hiền như cục bột dễ nắn, nhiều tình cảm, đảm đang và biết nghe lời vợ vô điều kiện nữa (xem Homme rose ou homme macho, que choisir?The Gentle Man, the Macho Man, Which One to Choose?)

http://www.jcomtesexo.ca/gentle_man_macho_man.htm

Thật khó hiểu quá. Mâu thuẩn quá. Đàn bà muốn là Trời muốn!

Đàn bà là gì?

Một câu hỏi lớn không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau
(Huy Cận)

Thăm dò bỏ túi về ngày Lễ Cha 19/6/2016

Để chuẩn bị bài gõ về ngày Lễ Cha cho được thêm phần phong phú, xin các Anh vui lòng cho biết ý kiến, cảm nghĩ và cảm tưởng vui buồn của một người chồng, người cha Viêt Nam cưng như tại hải ngoại.

- Anh mấy tuổi rồi, mấy năm thâm niên làm chồng, làm cha

- Ngày Father's day đối với Anh là gì?

Anh thường làm gì trong gia đình để giúp vợ con mình.

Ngày Father's day có ai tặng anh cái gì không? anh có tổ chức tiệc tùng gì đặc biệt không?

và etc....

Anh tự do viết... không giới hạn.

Như thường lệ, danh tánh sẽ được giữ kín, tuyệt đối.

Xin Thành thật cám ơn Anh.

Nguyễn Thượng Chánh, Canada

Người cha tại hải ngoại trả lời

1 - Anh PTH, Westminster, Cali, USA

Kính thưa anh Chánh

H xin tự khai

Năm nay 63 tuổi, 23 năm làm chồng, có một con trai 21 tuổi. Ngày Father's Day thường tự thấy mình có trách nhiệm hơn. Thỉnh thoảng nấu cơm, nịnh đầm bằng cách đổ xăng cho vợ, đưa xe đi kiểm soát, đi sửa. Gia đình sống kiểu nhà quê, nên thường là không được tặng gì, chẳng có tiệc tùng gì...Chỉ có một câu "Happy Father's Day" từ vợ và con thôi. Hạnh phúc là khi cảm nhận cuộc đời này, khi đi đứng nằm ngồi tự thấy lòng mình lặng lẽ. Có khi làm thơ, có khi đọc nhiều hơn cả kinh lẫn sách.

Con đang học xa nhà, nhưng ngay khi cậu nhóc còn nhỏ cũng đã quen kiểu nhà quê rồi, không tiệc tùng gì hết.Một niềm vui ngaỳ Father's Day là khi nói với con là ráng học nghe chưa... rồi tụ nhận ra mình đang hành xử y hệt ông thầy đồ làng quê Việt Nam thuở xa xưa. Chỉ khác là, bà đồ ở VN sợ ông đồ kinh khủng, vì truyền thống, vì mơ có ngày bố nó thi đậu trạng nguyên. Còn bên này thì mình tự thấy là một thầy đồ, sợ bà đồ kinh khủng".

Thân ái

H

2 - Anh TĐH, Anh Quốc

Anh Chánh thân

Nay mới rãnh, trả lời survey của anh.

- Anh mấy tuổi rồi, mấy năm thâm niên làm chồng, làm cha

75 tuổi, 45 năm làm chồng, 43 năm làm cha

- Ngày Father's day đối với Anh là gì?

Đối với tôi không có ý nghĩa gì cả. Theo tôi, đó chỉ là thương mại hóa để thiên hạ mua quà, hoa, thiệp mà thôi. Tại sao chỉ express tình thương Cha (father's day), Mẹ (mother's day), tinh nhân (Valentine), v.v chỉ trong một ngày, mà không 365 ngày một năm và suốt đời?

Anh thường làm gì trong gia đình để giúp vợ con mình.

Từ ngày có vợ có con, ngay từ ngày còn ở VN, tôi làm hay giúp vợ mọi chuyện từ nấu ăn, giặt quần áo, ru con ngũ, thay tả, bồng con, cho bú sửa, v.v. khi tôi có mặt ở nhà.

Đối với con, cho bú, thay tả, ru ngũ, bồng bế..v.v., khi còn nhỏ nếu không có ai làm chuyện đó.

Dẫn đi chơi, đá banh, dạy con học khi chúng còn học ở tỉnh nhà

Khi vào đại học nơi xa, lái xe mang thức ăn nấu sẳn đến chúng đều đặng

Khi chúng ra trường vừa có nghề nghiệp, vợ chồng tôi chia gia tài cho chúng liền để chúng mua nhà cửa, bởi vì lúc này chúng thật sự cần tiền. Chứ để sau này, chúng giàu rồi chia gia tài thì có ích gì cho chúng.

Khi có cháu, chúng tôi cũng giúp cháu như con: trông chừng, cho bú sửa, thay tả, v.v. Lớn hơn chở đi học, giữ cháu khi cha mẹ chúng vắng mặt.

Ngày Father's day có ai tặng anh cái gì không? anh có tổ chức tiệc tùng gì đặc biệt không?

và etc....

Khi còn nhỏ, ở bậc tiểu học, tôi bắt chúng tự vẽ card tặng chúng tôi vào các ngày đó. Khi lớn, tôi bảo chúng đừng quà cáp. Các con telephone thường xuyên, đến thăm cha mẹ thường xuyên là được rồi, cần chăm sóc cha mẹ thường xuyên hơn là chỉ quà cáp một vài lần trong năm.

Ý Kiến ngày Fête des Pères từ cựu đồng nghiệp Robert Meilleur, chuyên viên an toàn và vệ sinh thực phẩm, Canadian Food Inspection Agency (CFIA).

Mấy năm nay, sau khi về hưu, anh ta bay qua VN làm tư vấn (consultant) cho một số nhà máy thịt tại Hà Nội và vùng phụ cận Saigon… Hiện, Anh vẫn còn làm việc ở bên đó.

Robert Meilleur

Today 12:03 AM

You

Bonjour Chanh!

Cela fait plaisir davoir de tes nouvelles. Oui! Erika et moi sommes toujours au Vietnam! Nous sommes ici jusquen décembre prochain. Tout se passe bien ici, mais on a hâte de revoir nos enfants mexico-canadiens.

Pour répondre à ton sondage, nous sommes mariés depuis maintenant 38 années. Et oui, déjà! Et nous sommes si jeune encore! On oublie les petits bobos que la vie nous a imposée et on continue la randonnée, pour linstant au Vietnam.

Je suis donc papa de 3 merveilleux enfants (2 garçons et une fille) et grand-papa dune belle petite fille. Je dois admettre que le terme « grand-papa » ma inconforté pendant plusieurs années, me disant que ce titre revenait plus à mon père quà moi! Enfin! Cela nenlève rien à lamour que jai pour cette petite princesse. Après tout, elle reste la fille de mon garçon, grand-papa ou pas!

Les plus beaux souvenirs de la fête des pères datent des premiers instants de lâge scolaire alors que je recevait une carte ou un bricolage construit à lécole. Bien entendu, ces inestimables petites cartes et bricolages étaient accompagnés de beaux messages damour et de reconnaissances. Même si je my attendais à tous les ans, je ne pouvais mempêcher de laisser couler quelques petites larmes démotions et de joies. Ces instants étaient accompagnés dun bon souper à la maison, en famille. Pour moi, ces petits présents avaient plus de valeurs que nimporte quel cadeau acheté en magasin, peu importe le prix.

Bien entendu, mes enfants ont maintenant passé lâge scolaire et la fête se résume en un appel téléphonique ou un message. Même avec leur âge adulte et une distance qui nous empêche parfois de se réunir, ces petits moments annuels restent un énorme plaisir. La simplicité des expressions damour reste toujours le cadeau le plus vrai, plus précieux et le plus marquant de notre vie. Et ce, malgré le fait que ces fêtes ont été conçues par les grands centres commerciaux.

Mes copains vietnamiens mexpliquaient que ces fêtes deviennent de plus en plus célébrés au Vietnam. Mêmes si ces fêtes ne font pas parties de leur tradition, les vietnamiens ne peuvent échapper à linfluence extérieure. Surtout dans un pays où la famille (parents, grand-parents, oncles, cousins, …) tient le rôle le plus important et le plus respecté, autant durant leur vie quaprès leur mort. Jai donc compris que la fête des pères vietnamienne est fêtée de la même façon que pas chez nous, autour dun repas familial.

Bonne fête des pères mon cher Chanh!

Robert

PHỤ ĐỀ VIỆT NGỮ:

- Kỷ niệm đẹp nhứt về ngày Lễ cha là ngày xa xưa, thời mấy nhóc con còn đi học.Tụi nhỏ thường vẽ và những tấm thiệp chúc mừng Lễ Cha với lời lẽ đẹp đẻ, mộc mạc nhưng đầy lòng thương mến và biết ơn papa. Tuy tôi biết trước cái thông lệ nầy vào mỗi dịp Lễ Cha nhưng mình cũng vẫn vui mừng và vô cùng xúc động thiếu điều muốn rơi nước mắt. Tiếp theo đó là một bữa tiệc gia đình. Đối với tôi, những món quà nhỏ nhặt nầy còn có nhiều giá trị và xứng đáng hơn là bất kỳ quà cáp quý giá nào mua ngoài tiệm.

Các bạn VN bên nầy có cho biết là ngày Lễ Cha tại VN càng ngày càng trở nên phổ biến. Tuy rằng đây không phải là truyền thống và phong tục VN, nhưng đất nước nầy khó thoát ra khỏi ảnh hưởng của thế giới Tây phương.

Ngày nay, tôi được biết là người VN cũng kỷ niệm ngày Lễ cha như chúng ta tại hải ngoại, nghĩa là xung quanh một buổi tiệc gia đình ấm cúng…

Kết luận

Tại Canada, nghề thợ lặn nhà hàng, tiệm ăn rất dễ tìm việc... Tuy nhiên, lương hướng rất thấp, thường là lương lối 13-14 $/giờ.(lương tối thiểu tại Quebec 2016 là 10.75$/giờ) Làm từ 11 giờ sáng đến 8 giờ tối.

Có khi được chia tiền tip. Thường được chủ bao ăn.

Nghe đồn rằng có một số ít nơi chịu trả tiền mặt cash hay sú táp (sous table). Phải có quen biết, họ mới dám mướn. Đây là tiền không tính thuế. Lương tuy ít hơn nhưng người làm vẫn có thể lãnh tiền trợ cấp xã hội. "Mánh" không hợp pháp của cả người chủ lẫn của cả người làm công, nhưng trong thực tế vẫn có người làm, miễn sao cuối năm họ có đủ tiền về Việt Nam le lói trong đôi ba tuần là đã quá rồi.

Nghề thợ lặn tại gia là một nghề thiện nguyện, làm chùa, làm vì bổn phận, vì yêu thương và chia sẻ.

Cũng có một số bạn già nói là họ không bao giờ rửa chén, đó là nhiệm vụ và bổn phận của đàn bà con gái. Nói vậy thì tui nghe vậy, còn hư thật ra sao chỉ có vợ anh ta mới biết được mà thôi.

Hổng lẽ trên đời nầy chỉ có một mình tui cu ky mần cái nghề thợ lặn tại gia nầy hay sao?

Người gõ rất tự hào là mình đã có được 41 năm thâm niên trong nghề thợ lặn tại gia rồi nhưng chưa dám nói là mình có kinh nghiệm đâu nhé./.

Tham khảo:

- Fathers day
http://www.timeanddate.com/holidays/common/father-day

- Thiện ý-Người Việt ở Mỹ với Father's Day
http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-viet-o-my-voi-fathers-day/1937684.html

- Tràm Cà Mau-Ngục tù êm ái
http://music.vietfun.com/trview.php?ID=1707&cat=13

- Nguyễn thị Cỏ May- Sự thăng tiến của người đàn ông ngày nay
http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-216229/

Montreal 2016

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cách đâu 30-40 năm, lúc người tỵ nạn Việt mới định cư ở Mỹ và bắt đầu làm quen với các tập tục kể những tập quán về y tế ở Mỹ, trong y giới Mỹ cũng như các nước tây phương khác đang tranh cãi rất nhiều về chỉ định có nên cắt bao quy đầu theo thông lệ (routine circumcision) cho trẻ em sơ sinh hay không. Thuật ngữ “circumcision”, gốc latinh “circumcisio”. Từ "cắt bao quy đầu" xuất phát từ các từ Latin circum và caedo (circum: “xung quanh”; caedo: “tôi cắt”), có nghĩa đen là "cắt xung quanh". Từ epitome trong tiếng Hy Lạp cũng có nguồn gốc từ gốc có nghĩa là "cắt" hoặc "vết mổ". Trong tiếng Hebrew (Do Thái), phép cắt bao quy đầu được gọi là “peritomy”, xuất phát từ tiếng Hy Lạp peritomy.
Người ta vẫn thường nói “You are what you eat” (Những gì bạn ăn thể hiện bạn là ai). Nhưng có lẽ sẽ đúng hơn khi nói rằng những gì chúng ta ăn sẽ khiến chúng ta có những cảm xúc gì, bởi vì những tiến bộ trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học cho thấy chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tâm thần của chúng ta.
Đặng Đình Bách: Tấm gương sáng về tinh thần đoàn kết cộng đồng và câu chuyện đau buồn về sự bất công cần phải khắc phục tại Việt Nam...
Việc thuốc trị béo phì Zepbound mới được thông qua đã bổ sung thêm lựa chọn cho các loại thuốc giúp giảm cân, nhưng nó cũng đi kèm với những thách thức về chi phí và khả năng tiếp cận, giống như các loại thuốc giảm cân khác trong cùng nhóm. Các loại thuốc trong nhóm này gồm chất chủ vận (agonists), hay chất bắt chước các hormone tự nhiên trong ruột có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể và tín hiệu đói phát ra từ não. Nhưng các loại thuốc đã được chuẩn thuận, các phiên bản tổng hợp của các hormone này, là những phân tử có kích thước lớn nên quá trình sản xuất khá tốn kém và mất thời gian. Điều này khiến cho thuốc có giá cả đắt đỏ và ngày càng khan hiếm
Bên cạnh việc đi du lịch, thời gian quây quần bên gia đình và những lễ hội tưng bừng, mùa lễ cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bịnh tim, đột quỵ và nhịp tim không đều. Theo một nghiên cứu được trình bày tại British Cardiovascular Society đầu năm nay, kỳ nghỉ lễ năm nay có thể còn nguy hiểm hơn bình thường vì Giáng sinh rơi vào thứ Hai. Nghiên cứu mới phát hiện rằng nguy cơ lên cơn đau tim vào thứ Hai cao hơn so với các ngày khác trong tuần.
Mỗi năm, ở Hoa Kỳ có nửa triệu người chết vì các nguyên nhân liên quan đến hút thuốc, trong khi ước tính có khoảng 16 triệu người đang sống với các bệnh mãn tính liên quan đến hút thuốc lá, như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc ung thư. Những rủi ro của việc hút thuốc thì chắc ai cũng đã biết rõ, nhưng cai thuốc vẫn là một việc rất khó khăn, khiến nhiều người bỏ cuộc giữa chừng; họ cho rằng dù gì thì sức khỏe cũng đã tổn thương rồi. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, cai thuốc luôn có nhiều lợi ích.
Ngày 8 tháng 12, Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt liệu pháp chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 đầu tiên trên thế giới. Phương pháp điều trị này được gọi là Casgevy, nhắm vào bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm (sickle cell), giúp cơ thể bệnh nhân tạo ra huyết sắc tố khỏe mạnh. Ở những người mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, huyết sắc tố bất thường khiến cho các tế bào hồng cầu trở nên cứng và có hình lưỡi liềm, có thể gây tắc nghẽn mạch máu. Đến tháng 3 năm 2024, FDA sẽ ra quyết định liệu liệu pháp tương tự có thể được sử dụng để điều trị bệnh beta-thalassemia, một chứng rối loạn làm giảm sản xuất huyết sắc tố, hay không.
Mấy tháng nay chúng ta nghe nói nhiều đến bệnh phổi, “hội chứng phổi trắng” (White Lung Syndrome” và dịch sưng phổi hay “pneumonia” ở trẻ em bên Trung Quốc và ở Mỹ với tin đồn rằng có con vi khuẩn hay siêu vi mới gây ra bệnh này.
Số ca nhiễm vi rút hợp bào hô hấp (RSV) gia tăng, bệnh cúm đang lây lan rộng rãi và số lượng bệnh nhân phải vào bệnh viện cấp cứu ngày càng tăng. Tốt nhất là nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân, khách khứa và gia đình quý vị. Theo một cuộc khảo sát của tổ chức vô vụ lợi KFF (trước đây gọi là Kaiser Family Foundation), một nửa người dân Hoa Kỳ dự định thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong mùa lễ này. Một số lo lắng về nguy cơ mắc bệnh của chính mình; những người khác muốn bảo vệ người thân vì các loại bệnh hô hấp rất dễ lây truyền.
11 năm trước, các khoa học gia Jennifer Doudna và Emmanuelle Charpentier lần đầu tiên mô tả một phương pháp mới để chỉnh sửa gen, được gọi là CRISPR, trong một bài báo khoa học. Phát hiện mới rất quan trọng và đã giúp cho hai khoa học gia đoạt giải Nobel Hóa học năm 2020: nó có thể thay đổi cách điều trị các căn bệnh di truyền. Vào ngày 8 tháng 12 năm 2023, Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chính thức chuẩn thuận phương pháp điều trị đầu tiên dựa trên công nghệ này ở Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.