Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang

01/01/201400:00:00(Xem: 6959)
bs-nguyen-y-duc-nguyen-y-du
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

1.Ghép tim nhân tạo

Trước khi bước sang năm mới, ngày 18 tháng 12, 2013, giới y khoa nước Pháp đã cống hiến cho nhân loại một thành tích khá ngoạn mục: Họ đã thành công trong việc ghép một trái tim hoàn toàn nhân tạo cho một bệnh nhân còn được dấu tên trên 75 tuổi mang bệnh suy tim ở giai đoạn cuối, chỉ còn tại thế dăm bảy tháng.

Kết quả sơ khởi cho hay cuộc giải phẫu tiến triển thuận lợi, bệnh nhân đã tỉnh dạy, nói chuyện vui vẻ với thân nhân và bác sĩ.

Bệnh Suy tim rất thường xảy ra, đặc biệt là tại u châu và Hoa Kỳ. Mỗi năm có khoảng trên 600,000 trường hợp suy tim mới được xác định tại Mỹ với trên 100.000 suy tim trầm trọng mà tỷ lệ tử vong trong vòng 1 năm là từ 60%-94%. Thay tim là phương thức hữu hiệu nhất để cứu sống bệnh nhân mà mỗi năm chỉ có 2100 người hiến tim. Cho nên, thực hiện được một trái tim hoàn toàn nhân tạo là ước vọng của mọi người, trong cũng như ngoài y giới..

Tim nhân tạo mới thực hiện tại Pháp có tên Carmat đã được vị giáo sư y khoa trên 80 tuổi đời chuyên về bệnh tim Alain Carpentier thai nghén từ nhiều năm. Ông cho hay, “mục đích của tôi không chỉ là ghép một trái tim nhân tạo mà là để cứu sống một bệnh nhân”. Theo ông, sau khi ghép, bệnh nhân có thể kéo dài cuộc sống tới 5 năm và phụ thuộc rất ít vào dược phẩm.

Bác sĩ Carpentier là người đầu tiên đã sáng chế phương thức thay van tim nhân tạo dùng tế bào động vật. Để thực hiện tim Carmat, bác sĩ Carpentier và các cộng tác viên đã dùng các vật liệu sinh học và tổng hợp với mục đích tránh sự chối từ reject khi ghép tim thật và cũng không cần hoặc chỉ dùng rất ít thuốc chống đông máu.

Carmat là một trái tim hoàn toàn do con người tạo ra nhưng hoạt động giống như trái tim của tạo hóa. Theo diễn tả của bác sĩ Carpentier, “tim sẽ đập nhanh hơn khi bệnh nhân hồi hộp thấy người yêu xuất hiện”. Không giống các tim nhân tạo khác mà mục đích chỉ là một cái bơm máu tạm bợ trong khi chờ đợi tim thật, Carmat sẽ thay thế cho trái tim bệnh hoạn suy yếu, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân cả năm năm.

Tim có 2 tâm thất, nhịp tim nhanh chậm bơm máu tùy theo ý muốn của bệnh nhân. Khi bênh nhân ngủ, tim hoạt động chậm lại. Khi bệnh nhân bước lên cao, tim đập nhanh hơn để cung cấp thêm máu. Nhờ đó, bệnh nhân có thể thực hiện một số công việc mà cho tới nay trái tim suy yếu của họ không cho phép. Tim bắt chước sự co bóp của trái tim thật với các van tim và sự chuyển máu thường lệ. Mặt trong của tim tiếp xúc với máu được làm với màng bọc tim bò non thay vì vật liệu tổng hợp, nhờ đó tránh được sự tạo huyết cục.

Tim nặng khoảng 900 gr, nặng gấp 3 lần tim thật, chỉ ghép vừa lồng ngựccủa 75% nam bệnh nhân và 20% nữ bệnh nhân. Do đó các nhà nghiên cứu cần hoàn chỉnh hơn, ít nhất là gọt trái tim nhỏ hơn để thích hợp cho mọi bệnh nhân.

Trước thành công này, Tổng thống nước Pháp đã viết cho bác sĩ Carpentier một lá thư, kết luận rằng “Nước Pháp có thể hãnh diện về thành quả vượt bực phục vụ sự tiến bộ của nhân loại này”.

Y giới nước pháp cũng rất hân hoan. Giáo sư chuyên nhịp tim Samuel Lévy của Đại học Aix-Marseille, ca ngợi việc làm xuất chúng của phẫu thuật gia đại tài Alain Carpentier, người đã được biết tới trên khắp thế giới với các công trình nghiên cứu y học. Ông cho rằng việc ghép tim nhân tạo Carmat là độc đáo có thể thay thế cho việc thay ghép tim thiên nhiên, giúp ích rất nhiều cho cả triệu bệnh nhân suy tim…Phí tổn cho việc ghép tim Cartma khoảng 200,000 US đô la, tương đương với phí tổn ghép tim thật.

Trước đây, khi được tin Cartma sắp hoàn thành, bác sĩ giải phẫu tim William Cohn, Texas Institute of Houston, đã có nhận xét “Đây là một thiết bị xuất sắc; tôi chỉ e ngại về kích thước và sự bền bỉ của tim”. Theo ông, một tim nhân tạo hoạt động kéo dài được hai ba năm là “số dách” rồi. Bản thân bác sĩ Cohn cũng đang cùng một số đồng nghiệp thử một loại tim nhân tạo không có nhịp tim nhưng có khả năng liên tục bơm máu đi khắp cơ thể

Sau Pháp, tim Carmat đã được phép ghép tại các quốc gia khác như Bỉ, Ba Lan, Slovania và Saudi Arabia.

Nhắc lại là Tim nhân tạo đầu tiên có tên Liotta được ghép tại Houston vào năm 1969 như giai đoạn chuyển tiếp chờ ghép tim thật cho bệnh nhân 49 tuổi Haskel Karp. Nhưng ông ta mệnh một 65 giờ sau khi được ghép tim thiên nhiên.

Năm 1982, bác sĩ William DeVries ghép tim nhân tạo Jarvik-7 cho nha sĩ Barney Clark ở Seatles. Tim này được bác sĩ Robert K. Jarvish sáng chế. Tim là bằng chất vải và nhựa nhân tạo, nhôm với bộ phận phát điện.Vị nha sĩ sống thêm được 112 ngày nhờ tim này. Ông bị các biến chứng như sưng phổi, kinh phong, nhiễm trùng trước khi suy nhược các cơ quan sinh tử trong người.

Năm 2000 mẫu tim Jarvik II được thành hình và cung cấp máu lưu thông liên tục thay vì theo từng nhịp tim bóp.

Sau hơn ba mươi năm nghiên cứu, Tháng Giêng năm 2001, công ty Abiomed được cơ quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ chấp thuận cho phép thử nghiệm ghép AbioCor cho một số bệnh nhân. Theo khoa học gia Robert T.V. Kung, trưởng nhóm nghiên cứu, thì nếu thành công, tim sẽ giúp kéo dài đời sống con người. Và bệnh nhân sẽ có thể thực hiện được các công việc hàng ngày như tắm rửa, đi lại, thay quần áo, xum họp với gia đình

Cho tới nay, đã có khoảng trên 900 tim hoàn toàn nhân tạo được ghép thử tại hơn 40 trung tâm y khoa ở Hoa Kỳ và Âu châu.

2.Hướng dẫn mới về điều trị Cao Huyết Áp.

Một thân hữu “ghiền” internet mới đây cho biết là đã có sự thay đổi quan trọng về bệnh cao huyết áp, rằng ông ta sẽ không cần điều trị vì huyết áp tâm thu của ông ta là 140, dưới mức độ của hướng dẫn mới được công bố. Bạn ta xin cho biết ý kiến.

Tìm hiểu thêm thì chúng tôi được biết rằng ngày 18 tháng 12, 2013 vừa qua, Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure thuộc Viện Quốc Gia Sức Khỏe Hoa Kỳ NIH đã đưa ra một hướng dẫn mới về việc điều trị bệnh cao huyết áp như sau:

a-Mức độ điều trị Cao huyết áp đã được nâng cao đối với người cao tuổi. Thay vì điều trị khi huyết áp tâm thu (số trên) bằng hoặc cao hơn 140 thì nay đổi ra là bằng hoặc trên 150 mmHg. Còn mức độ huyết áp tâm trương (số dưới) vẫn không thay đổi, tức là cần điều trị khi huyết áp này là 90 mmHg hoặc cao hơn.

Lý do: theo bác sĩ Paul James, Chủ tịch Ủy ban đồng thời cũng là Trưởng bộ môn Y khoa gia đình, University of Iowa Carver College of Medicine, thì ủy ban không thấy có ích lợi gì cho sức khỏe khi bắt đầu điều trị huyết áp ở 140 thay vì 150 ở người trên 60 tuổi và Ủy ban cũng hết sức e ngại về các tác dụng phụ của thuốc hạ huyết áp ở nhóm người này như là chóng mặt, choáng váng đưa tới tăng rủi ro tré ngã, gẫy xương. Ngoài ra, quý vị cao niên này thường cũng hay dùng các loại thuốc khác để trị viêm xương khớp, tiểu đường, cao cholesterol…Các thuốc này cũng có tác dụng qua lại với thuốc giảm huyết áp và đưa tới nhiều rối loạn khác cho sức khỏe.

b.Với người cao tuổi, không cần dùng dược phẩm để mang huyết áp tâm thu xuống dưới 150mmHg.

Lý do là dù có điều trị để mang huyết áp xuống mức huyết áp bình thường 120/80 cũng không tránh được Stroke và heart attack mà lại còn tăng tác dụng phụ của thuốc.


Tuy nhiên, theo hướng dẫn, bệnh nhân nào đang dùng thuốc và huyết áp ở mức độ trung bình thì cứ tiếp tục dùng.

c.Với người trưởng thành dưới 60 tuổi, vẫn cần mang huyết áp xuống dưới 140/90, thay vì dưới 130 như trước đây, đặc biệt là đối với người đang mắc bệnh tiểu đường và bệnh thận.

d.Cần tiếp tục thay đổi nếp sống cho lành mạnh hơn trong khi dùng thuốc để giảm cao huyết áp, như là giới hạn muối, giảm quá kí, vận động hàng ngày và tiêu thụ nhiều rau, trái cây và các loại hạt.

e.Tăng các loại thuốc để điều trị người mới được xác định bị cao huyết áp.

Theo hướng dẫn cũ, khi mới được xác định bị cao huyết áp, bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc lợi tiểu.

Hướng dẫn mới đề nghị dùng bất cứ thuốc nào trong 4 thuốc điều trị hàng đầu: thuốc lợi tiểu nhóm thiazide, thuốc ức chế calcium, thuốc ức chế ACE hoặc angiotensin receptor blocker.

Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết hướng dẫn này chưa được y giới đồng ý và hai tổ chức American Heart Association (AHA) và American College of Cardiology (ACC) cho hay họ chưa xem xét hướng dẫn. AHA cũng dè dặt về kết luận của ủy ban. Chủ tịch AHA, bác sĩ Elliot Antman, tó ý e ngại rằng nếu thả lỏng hướng dẫn sẽ khiến cho nhiều bệnh nhân kém kiểm soát được huyết áp của mình. AHA và ACC sẽ đưa ra bản hướng dẫn điều trị cao huyết áp vào năm tới.

Bác sĩ James cũng nhấn mạnh là hướng dẫn điều trị này dành riêng cho các bác sĩ, bệnh nhân không nên đọc hướng dẫn này và tự mình ngưng các thuốc đang dùng.

Do đó, bệnh nhân mình vẫn nên tuân theo các hướng dẫn mà bác sĩ riêng của mình phác họa, vì các vị này mới hiểu rõ tường tận tình trạng bênh của mình.

3.Chuyện dùng thêm vitamin

Một nghiên cứu mới được phổ biến trong tạp san y học Annals of Internal Medicine đã đưa ra nhiều nhận xét đáng lưu ý về việc dùng thêm vitamin bổ sung. Theo kết quả này, các sinh tố không có tác dụng gì đối với một người có sức khỏe trung bình và uống thêm vitamin mỗi ngày không phòng ngừa được bệnh tim, mất trí nhớ hoặc kéo dài tuổi thọ.Tạp chí nêu ra 3 kết quả nghiên cứu.

Nghiên cứu thứ nhất gồm 6000 nam bác sĩ tuổi 65 khỏe mạnh tình nguyện uống mỗi ngày một viên Centrum Silver multivitamin hoặc viên giả dược có cùng hình dạng. Sau 12 năm không có một khác biệt nào về trí nhớ giữa hai nhóm.

Nghiên cứu thứ hai với 1700 bệnh nhân sống sót sau heart attack, được truyền mạch máu với lượng vitamin khá cao hoặc uống viên giả dược. Sau 55 tháng không có gì khác biệt về số tử vong, heart attack tái phát, stroke, đau ngực trầm trọng.

Và nghiên cứu thứ ba duyệt xét lại 27 nghiên cứu trước trên 450,000 người dùng bổ sung vitamin và khoáng chất và cũng thấy rằng đa sinh tố không giúp gì cho bệnh tim và có một ích lợi không đáng kể đối với bệnh ung thư.

Tác giả nghiên cứu Jacqueline O’ Brien, bệnh viện Brigham Women, kết luận rằng các nhà sản xuất vitamin phụ thêm thường quảng cáo là có tác dụng tốt với sức khỏe não bộ, nhưng thực ra chẳng có ích lợi gì.

Phản ứng với kết quả nghiên cứu, Chủ tịch Council for Responsible Nuitrion (CRN) đại diện cho kỹ nghệ sản xuất thực phẩm bổ xung cho hay là kết quả nghiên cứu này có tính cách phiến diện, không để ý tới ích lợi của vitamin và khoáng chất. Thực đáng tiếc cho giới tiêu thụ là tác giả nghiên cứu đã không thừa nhận nhu cầu thực tế của dân chúng đối với vitamin và khoáng chất bổ sung. Lý do là, như các nghiên cứu của chính quyền đã cho hay, dân chúng thường cũng không ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

Tại sao dùng thêm vitamin?

Theo định nghĩa, vitamin cần thiết cho sự sống, cần cho sự chuyển hóa thực phẩm ra năng lượng để cơ thể hoạt động. Vitamin đều có trong thực phẩm. Thiếu vitamin có thể đưa tới bệnh tật như bệnh scurvy thiếu sinh tố C nướu sưng, chảy máu, bệnh còi xương rickets do thiếu sinh tố D.

Theo các nhà dinh dưỡng, con người chỉ cần một số lượng rất nhỏ vitamin và số lượng này đều có trong chế độ dinh dưỡng với nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Trong khi đó, giới sản xuất vitamin thì cho rằng chế độ ăn uống không có đủ số vitamin cần thiết, nhiều người cũng thiếu ăn và rằng càng nhiều vitamin càng tốt. Giới tiêu thụ tin theo và dùng thêm.

Nhắc lại là trong sự chuyển hóa thực phẩm ra năng lượng, tế bào cần tới oxy. Hậu quả của sự oxy hóa này là tạo ra những phân tử có hại gọi là gốc tự do (free radical). Free radical gây tổn thương cho nhân di truyền DNA, màng tế bào, lớp lót của động mạch,với hậu quả là sự hóa già, bệnh ung thư và bệnh tim. Để hóa giải tác hại này cơ thể tạo ra chất chống oxy hóa antioxidant.

Antioxidant cũng có trong thực rau, trái cây, đặc biệt là các chất selenium, beta carotene, vitamin A, C và E. Quan sát cho thấy người dùng nhiều rau trái thường có sức khỏe tốt hơn vì có nhiều antioxidant. Từ đó có suy luận rằng, dùng thêm antioxidant chắc là cũng có lợi.

Tuy nhiên, kết quả nhiều nghiên cứu cho hay, tiêu thụ quá nhiều bổ sung vitamin đều có hại. Chẳng hạn tạp chí The New England Journal of Medicine vào năm 1994 đăng kết quả nghiên cứu trên 29,000 cư dân Finnish hút thuốc lá, mỗi ngày đều dùng vitamin E, beta carotene. Sau thời gian từ 5-8 năm đa số đều bị tử vong vì ung thư phổi và bệnh tim nhiều hơn là nhóm người dùng giả dược.

Dùng vitamin hợp lý

Theo Dietary Guidelines for Americans Hướng dẫn Dinh dưỡng Hoa Kỳ, các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần tới đều nên được cung cấp từ thực phẩm. Lý do là thực phẩm bổ sung như vitamin không đạt được giá trị và ích lợi như thực phẩm thiên nhiên, vì mấy lý do như sau:

- Giá trị dinh dưỡng cao

Thực phẩm thiên nhiên có nhiều chất dinh dưỡng khác nhau mà cơ thể cần chứ không phải là chỉ một thứ. Lấy một ví dụ: trong một quả cam, ta có cả vitamin C, beta carotene, calcium và nhiều chất khác. Trong khi đó một viên vitamin C chỉ đơn độc có vitamin C mà thôi.

- Có chất xơ

Các loại hạt, rau trái ngoài chất dinh dưỡng còn chứa chất xơ, một chất giúp phòng tránh nhiều bệnh như tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch, giảm bệnh táo bón.

- Có chất bảo vệ cơ thể.

Thực phẩm nguyên vẹn có những chất gọi là hóa chất thực vật (phytochemical) giúp cơ thể tránh được ung thư, tiểu đường, cao huyết áp. Nhiều thực phẩm còn có các chất antioxidant, giúp giảm sự oxy hóa gây tổn thương cho tế bào.

Hướng dẫn nêu ra một số trường hợp có thể dùng chất bổ sung như sau:

- Phụ nữ sắp có thai nên dùng thêm mỗi ngày 400 micrograms folic acid trong thực phẩm bổ sung kèm theo thực phẩm hàng ngày đã có chất này.

- Phụ nữ đang có thai nên dùng thêm vitamin dưỡng thai có chất sắt hoặc viên sắt riêng.

- Người từ 50 tuổi trở lên nên dùng thực phẩm có tăng cường vitamin B-12 như là các loại cereal hoặc multivitamin có B-12.

Ngoài ra, dùng thêm vitamin cũng có thể thích hợp cho:

- Người kém ăn uống

- Người ăn chay

- Phụ nữ xuất huyết quá nhiều khi có kinh nguyệt.

Điều quan trọng là trước khi dùng, nên hỏi ý kiến bác sĩ coi xem nên dùng thêm loại vitamin nào, liều lượng là bao nhiêu cũng như tác dụng phụ của chúng và liệu có phản ứng gì với các dược phẩm trị bệnh đang dùng hay không.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

www.bsnguyenyduc.com

http://www.youtube.com/user/Drnguyenyduc/videos/

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
Gần đây quý vị vừa bị cảm lạnh, cúm, RSV hoặc COVID, bệnh đã qua nhưng mãi vẫn không thể hết ho? Rất nhiều người bị giống như vậy. Triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi cơ thể chúng ta đã loại bỏ vi-rút. Michael Shiloh, một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern cho biết những bệnh nhân bị ho thường kể là họ đã bị bịnh từ 8 tuần trước khi đến gặp ông. Ông nói: “Chúng tôi thực sự không thể phát hiện thấy vi rút gì ở những người này nữa nhưng họ vẫn bị ho.”
Bằng cách bắt chước cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, một nhóm nghiên cứu ở Lund, Thụy điển hy vọng có thể ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thành nhiễm trùng máu, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng vết thương. Nghiên cứu từ Lund cho thấy hiện nhiễm trùng huyết phổ biến hơn so với trước đây.
Ngày nay, có nhiều người lớn hơn bao giờ hết đang phải đối mặt với chứng rối loạn khả năng tập trung- thiếu khả năng chú ý, hay ADHD. Người ta nghi ngờ nguyên nhân chính của vấn đề này là do công nghệ hiện đại đang gây áp lực lên não bộ của họ. Trong khi có gần 10% trẻ em được chẩn đoán mắc chứng ADHD, một phân tích tổng hợp gần đây từ nhiều nghiên cứu cho thấy gần 6.8% người lớn mắc chứng ADHD – tăng từ 4.4% vào năm 2003.
Bộ não của chúng ta thường có khuynh hướng tìm kiếm và phản ứng với những điều mang lại sự hài lòng, gọi là phần thưởng. Khi chúng ta đói, bộ não hiểu rằng thức ăn là một phần thưởng, còn khi ta khát, nước sẽ là phần thưởng. Nhưng lạm dụng các chất gây nghiện như rượu và các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến các con đường tìm kiếm phần thưởng tự nhiên trong bộ não, tạo ra những ham muốn khó kiểm soát và làm giảm khả năng kiểm soát hành vi của chúng ta.
Aissam Dam, cậu bé 11 tuổi, lớn lên trong một thế giới im lặng tuyệt đối. Em sinh ra đời đã bị điếc và chưa bao giờ nghe thấy bất kỳ tiếng động nào. Khi sống trong một cộng đồng nghèo ở Maroc, em đã học cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu do chính mình phát minh ra và không được đi học. Năm ngoái, sau khi chuyển đến Tây Ban Nha, gia đình đưa em đến gặp một chuyên gia về thính giác, người đã đưa ra một gợi ý đáng ngạc nhiên: Aissam có thể đủ điều kiện tham gia thử nghiệm lâm sàng sử dụng liệu pháp gen. Vào ngày 4 tháng 10, Aissam được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, trở thành người đầu tiên được điều trị bằng liệu pháp gen ở Hoa Kỳ cho bệnh điếc bẩm sinh. Mục đích là cung cấp cho em thính giác, nhưng các nhà nghiên cứu không biết liệu phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không, và nếu có thì em sẽ nghe được bao nhiêu.
Sau mùa lễ cuối năm là lúc các bậc phụ huynh lo lắng về con đường đại học của con cháu mình. Những con số điểm, những chữ viết tắt như GPA, SAT và ACT sẽ làm phụ huynh nhức đầu và chúng ta sẽ bàn lại về vai trò các điểm này và nhất là tương quan giữa SAT và IQ trong khung cảnh của các thay đổi gần đây ở Mỹ. Năm ngoái, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ quyết định cấm dùng màu da, nguồn gốc sắc tộc để quyết định tuyển chọn một ứng viên, từ chối không cho Đại học Harvard thực hành “tác dụng khẳng định” (affirmative action) để tăng sỉ số da màu không được đại diện đúng mức so với tỷ lệ trong dân số nói chung. Một trong những biện pháp được dùng để giảm bớt sỉ số dân Á Châu là gạt bỏ kết quả kỳ thi SAT hoặc giảm bớt tầm quan trọng của SAT, vì người gốc Á Châu có điểm SAT cao hơn nhiều so với các sắc dân khác.
Hội chứng người cứng đơ (Stiff Person Syndrome – SPS) là một căn bịnh có thể gây co thắt dữ dội và làm suy nhược các cơ, nhưng hầu hết mọi người đều không biết gì về nó mãi cho đến cuối năm ngoái, khi nữ danh ca Celine Dion công bố tình trạng bịnh của mình. Chứng rối loạn thần kinh và tự miễn dịch hiếm gặp này được cho là chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 2 người trong một triệu người – và hai phần ba trong số những người bị là phụ nữ.
Tạp chí Consumer Reports vừa công bố phát hiện rằng nhựa vẫn hiện diện “rộng rãi” trong thực phẩm bất chấp các nguy hại về sức khỏe, và kêu gọi các cơ quan chức trách đánh giá lại mức độ an toàn của nhựa khi tiếp xúc với thực phẩm trong quá trình sản xuất. Tổ chức vô vụ lợi này cho biết rằng 84 trong số 85 mẫu thực phẩm ở siêu thị và thức ăn nhanh mà họ vừa kiểm tra gần đây có chứa “chất hóa dẻo” (plasticizers) được gọi là phthalates, một loại hóa chất được sử dụng để làm cho nhựa bền hơn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.