Hôm nay,  

Từ Nuôi Con Đến Giữ Cháu Tại Hải Ngoại

23/04/201300:00:00(Xem: 14400)
Đa số trong chúng ta thuộc thế hệ baby-boomer tuổi đều tròm trèm trên dưới 70, và chắc chắc đa số là đã lên chức ông bà ngoại hay ông bà nội từ lâu rồi.

Nay thì đến tuổi nghỉ hưu, lãnh tiền già sống tà tà, rảnh rỗi đi ra đi vào, vui hưởng tuổi già và chờ ngày...ra đi về lại với cát bụi.

Sống tại bên nầy xứ người thì khác với sống bên kia xứ mình.

Trong cuộc sống thì hầu như mạnh ai nấy lo, đầu tắt mặt tối phải lo đi cày để trả nợ con, nợ nhà, nợ xe, và còn đủ thứ nợ nầy nọ nữa…

Già hay trẻ gì cũng đều có nỗi lo riêng hết!

Một trong nhiều nỗi khổ tâm của giới trẻ tại Bắc Mỹ là vấn đề tìm mướn người giữ con để có thể đi làm hay mỗi khi cả hai vợ chồng cùng bị kẹt hoặc bận việc gì đó nên không thể trông coi con nhỏ được.

Chuyện coi thường như vậy đó mà không phải dễ đâu!

Vấn đề là phải tìm được chỗ nào tín nhiệm đáng tin cậy và ngoài ra còn phải dò xem coi người babysit có sạch sẽ kỹ lưỡng hay không, vân vân và vân vân.

Một số bạn may mắn có cha mẹ ở đâu đó không xa mấy, nên thỉnh thoảng nếu lỡ kẹt thì cũng có thể nhờ ông bà nội hay ông bà ngoại giữ hộ cháu bé là thượng sách nhất.

Babysit là một job chùa hay job… thiện nguyện cũng được, nhưng lại là một niềm vui của những cặp vợ chồng già Việt Nam tại xứ người.

Có thể nói là mỗi khi con cái nhờ cha mẹ một việc gì, thì chắc chắn là cha mẹ mau mắn OK liền chớ ít khi nào nỡ từ chối lắm.

Còn ngược lại thì hổng chắc lắm đâu nghen... Người ta bảo nước mắt chảy xuôi mà lỵ, đúng không?

Mỗi người và mỗi nhà đều có mỗi cách giáo dục hay dạy bảo con cháu khác nhau...

Có gia đình cũng còn chút khắc khe khuôn mẫu như lúc họ còn ở bên nhà, nhưng nói chung phần đông ông bà Việt Nam tại hải ngoại cũng đã cởi mở rất nhiều lắm rồi. Đó cũng chính là những người thức thời, biết thích ứng vào hoàn cảnh nơi mình đang sinh sống.

Vợ chồng tác giả cũng không thoát ra khỏi quy luật tre tàn măng mọc như bao nhiêu gia đình khác.

Vợ chồng tác giả đã được lên chức làm ông bà ngoại và nội từ 5-6 năm nay rồi...Và thỉnh thoảng con cái cũng nhờ babysit cháu.

Đang sống trong tâm trạng hội chứng trống ổ buồn chán, nay đàn chim lại bay trở về ổ thì còn gì sung sướng bằng.
nuoi_con_giu_chau_b
Bà và cháu. (photo NTC 2013)
Là cha mẹ, thiết nghĩ chúng ta cũng còn bổn phận về mặt tinh thần là cần phải giúp đỡ con cháu mình…vô điều kiện.

Vì cha mẹ một ngày cũng vẫn là cha mẹ mãi mãi!

Ngoài ra, việc giữ cháu cũng đem đến được cho mình những niềm vui nho nhỏ cũng như giúp cho cuộc sống bớt đi sự buồn tẻ và cuộc đời mình hình như có ý nghĩa hơn lên!

Việc săn sóc tỉ mỉ cho cháu khi cháu còn nhỏ thí dụ như cho bú, cho ăn, thay tã, lau chùi tắm rửa, vân vân và vân vân là phần của bà... Đó, có lẽ cũng là do cái bản năng hay cái thiên chức làm mẹ nuôi con tự nhiên của người phụ nữ đã có tự bao đời.

Ông thì chỉ chạy vòng ngoài và…chờ thê lệnh mà thôi. Khi được giao cho bồng ẫm hoặc chơi đùa với cháu là ông khoái lắm rồi. Người ta nói già trẻ bằng nhau mà, chắc cũng đúng thôi, vì gần bên cháu, ông cũng có cảm tưởng mình trẻ lại được vài chục tuổi như chơi, ông bò chơi với cháu cả buổi cũng chưa thấy chán.

Tập cho trẻ nói bập bẹ cái nầy cái kia, mới thấy thật là dễ thương làm sao. Tuần nào không thấy mặt cháu, thì thấy nhớ kinh khủng.

So với các bạn khác, tác giả chắc cũng chưa có kinh nghiệm nhiều vì chỉ mới làm ông bà lần đầu tiên mà thôi.

Ở bên nầy thì chuyện săn sóc trẻ nhỏ thí dụ như cho ăn cho bú cũng có khi hơi khác hơn những gì tác giả đã biết và thường quen làm ngày xưa ở bên nhà. Bởi thế cho nên nếu muốn làm gì hơi khác thường, thì nên hỏi ý con mình tức là cha mẹ của cháu bé trước rồi hãy làm, chớ đừng ỷ mình là tía má của chúng mà làm đại có khi bị chúng cự nự. Đừng quên là mình đang sống ở hải ngoại chớ không phải bên nhà.


Nghề gì cũng vậy, cần phải học hỏi hết kể cả…nghề làm ông bà!

Ở hải ngoại có rất nhiều sách viết về phương pháp giữ trẻ cùng với nghệ thuật để trở thành ông bà tốt (grandparenting).

Dĩ nhiên sách báo viết theo bối cảnh Âu Mỹ và dựa vào văn hóa cũng như phong tục tập quán cùng với cách hành sự theo xã hội Tây Phương, có thể nói là khác với những giá trị đạo đức của người mình.

Khó có thể nói bên nào đúng bên nào sai.

Chúng ta cần điều chỉnh lại cách suy nghĩ để thích nghi với hoàn cảnh mới.

Cần tránh trường hợp xung khắc với con cháu do những sự cách biệt về thế hệ cùng văn hóa (generation gap, culture gap) tạo nên...

Đừng quên là con cái chúng ta đã lớn lên và được giáo dục tại xứ người với những giá trị khác hơn các giá trị của cha mẹ chúng đã hấp thụ được ở bên nhà. Cái quan trọng là phải khéo dung hoà hai nền văn hóa lại với nhau.

Là người Việt Nam, chúng ta cố gắng giữ lại phần nào cái nếp văn hóa của mình, ít nhất là trong sinh hoạt gia đình.

Nhận giữ cháu, ông bà phải có trách nhiệm nhiều lắm.
nuoi_con_giu_chau_y
Ông và cháu. (photo NTC 2011)
Vấn đề coi đơn giản như vậy, nhưng chúng ta cần để ý một số điểm sau đây để cho tình cảm giữa ông bà và con cháu không bị sứt mẻ:

+ tôn trọng lẫn nhau giữa ông bà cha mẹ con cháu;

+ tình trạng sức khỏe và tuổi tác cũng rất quan trọng trong việc giữ cháu, nếu ông bà còn trong hạn tuổi 60 thì chắc chắn là còn nhiều sức khỏe và thời gian chăm sóc vui đùa cùng cháu hữu hiệu hơn là ông bà đã ngoài 80 tuổi;

+ thống nhất ý kiến giữa ông bà cha mẹ trong cách dạy dỗ cháu, mọi sự lủng củng hay không đồng nhất về quan điểm giáo dục nào đó có thể khiến cho đứa trẻ hoang mang bối rối;

+ tôn trọng các nguyên tắc về an ninh cho cháu thí dụ như thận trọng coi chừng cháu bị té ngã hoặc nuốt đồ vật lạ nguy hiểm, vân vân;

+ bảo vệ các điểm thiết yếu về giáo dục vì cháu có thể khai thác sự bất đồng quan điểm của người lớn để đòi hỏi nầy nọ và lâu ngày trở nên rất khó dạy;

+ nên nhớ mình chỉ là ông bà mà thôi, còn cách dạy dỗ là quyền của cha mẹ cháu, ngoại trừ trường hợp cha mẹ cháu lâm trọng bệnh hay ở tù hoặc đã chết thì lúc đó mình mới có thể thay mặt cha mẹ cháu trong việc giáo dục;

+ nên tránh sự so sánh giữa hai bên nội ngoại về vấn đề hơn nhau về sự giàu nghèo cũng như về ca-đô lớn nhỏ cốt để chinh phục tình cảm của cháu hoặc để được cháu thương mình nhiều hơn bên kia (?)

+ nên nghĩ đến sự an vui và hạnh phúc của cháu hơn là sự ích kỷ của những người lớn;

+ việc giữ cháu không có nghĩa là mình phải hy sinh trọn cuộc sống riêng tư của mình, mà phải biết từ chối babysit nếu mình cảm thấy bị lợi dụng hay nhờ cậy vào những lúc không cần thiết hoặc mình mệt mỏi không còn hứng thú trong việc giữ cháu nữa;

+ và sau cùng là phải biết can đảm nói rõ cảm nghĩ của mình cũng như nói rõ lòng mình cho con cái biết.

Kết luận

Giữ cháu coi như tạo ra cho chúng ta được một niềm vui nho nhỏ, đồng thời cũng là một bổn-phận của chúng ta trong tuổi hoàng-hôn ở hải ngoại.

Vì, có những điều tốt đẹp nhất trên thế gian nầy mà chúng ta không thể nào trông thấy hay sờ mó được mà chúng ta chỉ cảm nhận được qua con tim mà thôi./.

Nghĩ thật là chí lý./.

Tham khảo:

- Sharon L. Mader. Bebefits of Grandparenting. Ohio State Univ. August 2007
http://ohioline.osu.edu/hyg-fact/5000/pdf/Benefits_Grandparenting.pdf

- Grandparents role in the family
http://www.a-better-child.org/page/888950

- Les grands – parents daujourdhui
http://www.educatout.com/edu-conseils/psychologie/les-grands-parents-d-aujourd-hui.htm

Montreal, 2013

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities) của Charles Dickens, được xuất bản năm 1859 và lấy bối cảnh thời Cách Mạng Pháp, có đoạn viết: “Đó là thời đại tốt đẹp nhất, cũng là thời đại tồi tệ nhất, đó là thời đại của sự khôn ngoan, cũng là thời đại của sự ngu xuẩn.” Đại dịch COVID-19 cũng là một thời đại như thế. Một mặt, khoa học đã cứu sống được nhiều người. Chưa đầy một năm sau khi phát hiện virus, Hoa Kỳ đã tạo ra và thử nghiệm vắc xin, rồi cho sản xuất, phân phối và triển khai tiêm chủng hàng loạt miễn phí cho người dân. Ước tính vắc xin COVID đã cứu được ít nhất 3.2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những thành tựu này tạo ra hy vọng về việc chúng ta có thể nhanh chóng ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
Gần đây quý vị vừa bị cảm lạnh, cúm, RSV hoặc COVID, bệnh đã qua nhưng mãi vẫn không thể hết ho? Rất nhiều người bị giống như vậy. Triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi cơ thể chúng ta đã loại bỏ vi-rút. Michael Shiloh, một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern cho biết những bệnh nhân bị ho thường kể là họ đã bị bịnh từ 8 tuần trước khi đến gặp ông. Ông nói: “Chúng tôi thực sự không thể phát hiện thấy vi rút gì ở những người này nữa nhưng họ vẫn bị ho.”
Bằng cách bắt chước cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, một nhóm nghiên cứu ở Lund, Thụy điển hy vọng có thể ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thành nhiễm trùng máu, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng vết thương. Nghiên cứu từ Lund cho thấy hiện nhiễm trùng huyết phổ biến hơn so với trước đây.
Ngày nay, có nhiều người lớn hơn bao giờ hết đang phải đối mặt với chứng rối loạn khả năng tập trung- thiếu khả năng chú ý, hay ADHD. Người ta nghi ngờ nguyên nhân chính của vấn đề này là do công nghệ hiện đại đang gây áp lực lên não bộ của họ. Trong khi có gần 10% trẻ em được chẩn đoán mắc chứng ADHD, một phân tích tổng hợp gần đây từ nhiều nghiên cứu cho thấy gần 6.8% người lớn mắc chứng ADHD – tăng từ 4.4% vào năm 2003.
Bộ não của chúng ta thường có khuynh hướng tìm kiếm và phản ứng với những điều mang lại sự hài lòng, gọi là phần thưởng. Khi chúng ta đói, bộ não hiểu rằng thức ăn là một phần thưởng, còn khi ta khát, nước sẽ là phần thưởng. Nhưng lạm dụng các chất gây nghiện như rượu và các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến các con đường tìm kiếm phần thưởng tự nhiên trong bộ não, tạo ra những ham muốn khó kiểm soát và làm giảm khả năng kiểm soát hành vi của chúng ta.
Aissam Dam, cậu bé 11 tuổi, lớn lên trong một thế giới im lặng tuyệt đối. Em sinh ra đời đã bị điếc và chưa bao giờ nghe thấy bất kỳ tiếng động nào. Khi sống trong một cộng đồng nghèo ở Maroc, em đã học cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu do chính mình phát minh ra và không được đi học. Năm ngoái, sau khi chuyển đến Tây Ban Nha, gia đình đưa em đến gặp một chuyên gia về thính giác, người đã đưa ra một gợi ý đáng ngạc nhiên: Aissam có thể đủ điều kiện tham gia thử nghiệm lâm sàng sử dụng liệu pháp gen. Vào ngày 4 tháng 10, Aissam được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, trở thành người đầu tiên được điều trị bằng liệu pháp gen ở Hoa Kỳ cho bệnh điếc bẩm sinh. Mục đích là cung cấp cho em thính giác, nhưng các nhà nghiên cứu không biết liệu phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không, và nếu có thì em sẽ nghe được bao nhiêu.
Sau mùa lễ cuối năm là lúc các bậc phụ huynh lo lắng về con đường đại học của con cháu mình. Những con số điểm, những chữ viết tắt như GPA, SAT và ACT sẽ làm phụ huynh nhức đầu và chúng ta sẽ bàn lại về vai trò các điểm này và nhất là tương quan giữa SAT và IQ trong khung cảnh của các thay đổi gần đây ở Mỹ. Năm ngoái, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ quyết định cấm dùng màu da, nguồn gốc sắc tộc để quyết định tuyển chọn một ứng viên, từ chối không cho Đại học Harvard thực hành “tác dụng khẳng định” (affirmative action) để tăng sỉ số da màu không được đại diện đúng mức so với tỷ lệ trong dân số nói chung. Một trong những biện pháp được dùng để giảm bớt sỉ số dân Á Châu là gạt bỏ kết quả kỳ thi SAT hoặc giảm bớt tầm quan trọng của SAT, vì người gốc Á Châu có điểm SAT cao hơn nhiều so với các sắc dân khác.
Hội chứng người cứng đơ (Stiff Person Syndrome – SPS) là một căn bịnh có thể gây co thắt dữ dội và làm suy nhược các cơ, nhưng hầu hết mọi người đều không biết gì về nó mãi cho đến cuối năm ngoái, khi nữ danh ca Celine Dion công bố tình trạng bịnh của mình. Chứng rối loạn thần kinh và tự miễn dịch hiếm gặp này được cho là chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 2 người trong một triệu người – và hai phần ba trong số những người bị là phụ nữ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.