Hôm nay,  

Từ Nuôi Con Đến Giữ Cháu Tại Hải Ngoại

23/04/201300:00:00(Xem: 14394)
Đa số trong chúng ta thuộc thế hệ baby-boomer tuổi đều tròm trèm trên dưới 70, và chắc chắc đa số là đã lên chức ông bà ngoại hay ông bà nội từ lâu rồi.

Nay thì đến tuổi nghỉ hưu, lãnh tiền già sống tà tà, rảnh rỗi đi ra đi vào, vui hưởng tuổi già và chờ ngày...ra đi về lại với cát bụi.

Sống tại bên nầy xứ người thì khác với sống bên kia xứ mình.

Trong cuộc sống thì hầu như mạnh ai nấy lo, đầu tắt mặt tối phải lo đi cày để trả nợ con, nợ nhà, nợ xe, và còn đủ thứ nợ nầy nọ nữa…

Già hay trẻ gì cũng đều có nỗi lo riêng hết!

Một trong nhiều nỗi khổ tâm của giới trẻ tại Bắc Mỹ là vấn đề tìm mướn người giữ con để có thể đi làm hay mỗi khi cả hai vợ chồng cùng bị kẹt hoặc bận việc gì đó nên không thể trông coi con nhỏ được.

Chuyện coi thường như vậy đó mà không phải dễ đâu!

Vấn đề là phải tìm được chỗ nào tín nhiệm đáng tin cậy và ngoài ra còn phải dò xem coi người babysit có sạch sẽ kỹ lưỡng hay không, vân vân và vân vân.

Một số bạn may mắn có cha mẹ ở đâu đó không xa mấy, nên thỉnh thoảng nếu lỡ kẹt thì cũng có thể nhờ ông bà nội hay ông bà ngoại giữ hộ cháu bé là thượng sách nhất.

Babysit là một job chùa hay job… thiện nguyện cũng được, nhưng lại là một niềm vui của những cặp vợ chồng già Việt Nam tại xứ người.

Có thể nói là mỗi khi con cái nhờ cha mẹ một việc gì, thì chắc chắn là cha mẹ mau mắn OK liền chớ ít khi nào nỡ từ chối lắm.

Còn ngược lại thì hổng chắc lắm đâu nghen... Người ta bảo nước mắt chảy xuôi mà lỵ, đúng không?

Mỗi người và mỗi nhà đều có mỗi cách giáo dục hay dạy bảo con cháu khác nhau...

Có gia đình cũng còn chút khắc khe khuôn mẫu như lúc họ còn ở bên nhà, nhưng nói chung phần đông ông bà Việt Nam tại hải ngoại cũng đã cởi mở rất nhiều lắm rồi. Đó cũng chính là những người thức thời, biết thích ứng vào hoàn cảnh nơi mình đang sinh sống.

Vợ chồng tác giả cũng không thoát ra khỏi quy luật tre tàn măng mọc như bao nhiêu gia đình khác.

Vợ chồng tác giả đã được lên chức làm ông bà ngoại và nội từ 5-6 năm nay rồi...Và thỉnh thoảng con cái cũng nhờ babysit cháu.

Đang sống trong tâm trạng hội chứng trống ổ buồn chán, nay đàn chim lại bay trở về ổ thì còn gì sung sướng bằng.
nuoi_con_giu_chau_b
Bà và cháu. (photo NTC 2013)
Là cha mẹ, thiết nghĩ chúng ta cũng còn bổn phận về mặt tinh thần là cần phải giúp đỡ con cháu mình…vô điều kiện.

Vì cha mẹ một ngày cũng vẫn là cha mẹ mãi mãi!

Ngoài ra, việc giữ cháu cũng đem đến được cho mình những niềm vui nho nhỏ cũng như giúp cho cuộc sống bớt đi sự buồn tẻ và cuộc đời mình hình như có ý nghĩa hơn lên!

Việc săn sóc tỉ mỉ cho cháu khi cháu còn nhỏ thí dụ như cho bú, cho ăn, thay tã, lau chùi tắm rửa, vân vân và vân vân là phần của bà... Đó, có lẽ cũng là do cái bản năng hay cái thiên chức làm mẹ nuôi con tự nhiên của người phụ nữ đã có tự bao đời.

Ông thì chỉ chạy vòng ngoài và…chờ thê lệnh mà thôi. Khi được giao cho bồng ẫm hoặc chơi đùa với cháu là ông khoái lắm rồi. Người ta nói già trẻ bằng nhau mà, chắc cũng đúng thôi, vì gần bên cháu, ông cũng có cảm tưởng mình trẻ lại được vài chục tuổi như chơi, ông bò chơi với cháu cả buổi cũng chưa thấy chán.

Tập cho trẻ nói bập bẹ cái nầy cái kia, mới thấy thật là dễ thương làm sao. Tuần nào không thấy mặt cháu, thì thấy nhớ kinh khủng.

So với các bạn khác, tác giả chắc cũng chưa có kinh nghiệm nhiều vì chỉ mới làm ông bà lần đầu tiên mà thôi.

Ở bên nầy thì chuyện săn sóc trẻ nhỏ thí dụ như cho ăn cho bú cũng có khi hơi khác hơn những gì tác giả đã biết và thường quen làm ngày xưa ở bên nhà. Bởi thế cho nên nếu muốn làm gì hơi khác thường, thì nên hỏi ý con mình tức là cha mẹ của cháu bé trước rồi hãy làm, chớ đừng ỷ mình là tía má của chúng mà làm đại có khi bị chúng cự nự. Đừng quên là mình đang sống ở hải ngoại chớ không phải bên nhà.


Nghề gì cũng vậy, cần phải học hỏi hết kể cả…nghề làm ông bà!

Ở hải ngoại có rất nhiều sách viết về phương pháp giữ trẻ cùng với nghệ thuật để trở thành ông bà tốt (grandparenting).

Dĩ nhiên sách báo viết theo bối cảnh Âu Mỹ và dựa vào văn hóa cũng như phong tục tập quán cùng với cách hành sự theo xã hội Tây Phương, có thể nói là khác với những giá trị đạo đức của người mình.

Khó có thể nói bên nào đúng bên nào sai.

Chúng ta cần điều chỉnh lại cách suy nghĩ để thích nghi với hoàn cảnh mới.

Cần tránh trường hợp xung khắc với con cháu do những sự cách biệt về thế hệ cùng văn hóa (generation gap, culture gap) tạo nên...

Đừng quên là con cái chúng ta đã lớn lên và được giáo dục tại xứ người với những giá trị khác hơn các giá trị của cha mẹ chúng đã hấp thụ được ở bên nhà. Cái quan trọng là phải khéo dung hoà hai nền văn hóa lại với nhau.

Là người Việt Nam, chúng ta cố gắng giữ lại phần nào cái nếp văn hóa của mình, ít nhất là trong sinh hoạt gia đình.

Nhận giữ cháu, ông bà phải có trách nhiệm nhiều lắm.
nuoi_con_giu_chau_y
Ông và cháu. (photo NTC 2011)
Vấn đề coi đơn giản như vậy, nhưng chúng ta cần để ý một số điểm sau đây để cho tình cảm giữa ông bà và con cháu không bị sứt mẻ:

+ tôn trọng lẫn nhau giữa ông bà cha mẹ con cháu;

+ tình trạng sức khỏe và tuổi tác cũng rất quan trọng trong việc giữ cháu, nếu ông bà còn trong hạn tuổi 60 thì chắc chắn là còn nhiều sức khỏe và thời gian chăm sóc vui đùa cùng cháu hữu hiệu hơn là ông bà đã ngoài 80 tuổi;

+ thống nhất ý kiến giữa ông bà cha mẹ trong cách dạy dỗ cháu, mọi sự lủng củng hay không đồng nhất về quan điểm giáo dục nào đó có thể khiến cho đứa trẻ hoang mang bối rối;

+ tôn trọng các nguyên tắc về an ninh cho cháu thí dụ như thận trọng coi chừng cháu bị té ngã hoặc nuốt đồ vật lạ nguy hiểm, vân vân;

+ bảo vệ các điểm thiết yếu về giáo dục vì cháu có thể khai thác sự bất đồng quan điểm của người lớn để đòi hỏi nầy nọ và lâu ngày trở nên rất khó dạy;

+ nên nhớ mình chỉ là ông bà mà thôi, còn cách dạy dỗ là quyền của cha mẹ cháu, ngoại trừ trường hợp cha mẹ cháu lâm trọng bệnh hay ở tù hoặc đã chết thì lúc đó mình mới có thể thay mặt cha mẹ cháu trong việc giáo dục;

+ nên tránh sự so sánh giữa hai bên nội ngoại về vấn đề hơn nhau về sự giàu nghèo cũng như về ca-đô lớn nhỏ cốt để chinh phục tình cảm của cháu hoặc để được cháu thương mình nhiều hơn bên kia (?)

+ nên nghĩ đến sự an vui và hạnh phúc của cháu hơn là sự ích kỷ của những người lớn;

+ việc giữ cháu không có nghĩa là mình phải hy sinh trọn cuộc sống riêng tư của mình, mà phải biết từ chối babysit nếu mình cảm thấy bị lợi dụng hay nhờ cậy vào những lúc không cần thiết hoặc mình mệt mỏi không còn hứng thú trong việc giữ cháu nữa;

+ và sau cùng là phải biết can đảm nói rõ cảm nghĩ của mình cũng như nói rõ lòng mình cho con cái biết.

Kết luận

Giữ cháu coi như tạo ra cho chúng ta được một niềm vui nho nhỏ, đồng thời cũng là một bổn-phận của chúng ta trong tuổi hoàng-hôn ở hải ngoại.

Vì, có những điều tốt đẹp nhất trên thế gian nầy mà chúng ta không thể nào trông thấy hay sờ mó được mà chúng ta chỉ cảm nhận được qua con tim mà thôi./.

Nghĩ thật là chí lý./.

Tham khảo:

- Sharon L. Mader. Bebefits of Grandparenting. Ohio State Univ. August 2007
http://ohioline.osu.edu/hyg-fact/5000/pdf/Benefits_Grandparenting.pdf

- Grandparents role in the family
http://www.a-better-child.org/page/888950

- Les grands – parents daujourdhui
http://www.educatout.com/edu-conseils/psychologie/les-grands-parents-d-aujourd-hui.htm

Montreal, 2013

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
Nghệ (turmeric) là một loài thực vật có hoa thuộc họ gừng. Từ lâu, nghệ đã được đánh giá cao trong nền y khoa cổ Ayurvedic ở Ấn Độ nhờ đặc tính chống viêm. Với ẩm thực Châu Á, nghệ cũng được ưa thích bởi hương vị và màu sắc của nó. Trong tiếng Hindi, nghệ được gọi là Haldi, có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là “màu vàng.” Nhưng đối với hàng triệu người Nam Á thường xuyên sử dụng nghệ, màu vàng rực rỡ của nghệ có thể khiến họ mất mạng.
Thời gian Mở Ghi Danh Medicare (Open Enrollment) đang diễn ra. Chúng tôi đã chọn một số câu hỏi về chủ đề này và muốn chia sẻ thông tin trong chuyên mục của tháng này. Chúng tôi đã thêm một câu hỏi để giải quyết rõ ràng hơn những lĩnh vực mà nhiều người còn nhầm lẫn về vắc xin ngừa COVID-19. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm Y tế theo đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/cúm, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Mua thuốc bậy bạ không nguồn gốc là một trò xui rủi. Từ Xanax đến cocaine, thuốc hoặc thuốc giả được mua ở những nơi không phải cơ sở y tế có thể chứa liều lượng fentanyl nguy hiểm cho tính mạng. Các bác sĩ đã chứng kiến sự gia tăng sử dụng fentanyl không cố ý từ những người mua các loại thuốc theo toa thuộc nhóm opioid và các loại thuốc khác có chứa hoặc pha, trộn fentanyl. Người ta nhận thấy Fentanyl đã được đưa vào nguồn cung cấp thuốc heroin ở Massachusetts. Vào năm 2016, Giáo sư Kavita Babu và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng những bệnh nhân đến khoa cấp cứu với báo cáo sử dụng quá liều heroin thường có fentanyl trong kết quả xét nghiệm mẫu thuốc của họ.
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
Thường thì ai cũng sẽ nghĩ rằng tế bào sống tốt hơn tế bào chết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: các tế bào thường hy sinh bản thân để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Chúng là những ‘anh hùng thầm lặng’ chẳng màng sinh-tử để bảo vệ chúng ta. Mặc dù cái chết có vẻ thụ động – là một kết thúc đáng tiếc xảy ra theo kiểu “muốn tránh cũng không được” – nhưng cái chết của các tế bào thường có chủ đích và mang tính chiến lược. Tại sao tế bào chết và chết như thế nào là chuyện khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Một người đàn ông 29 tuổi mắc HIV/AIDS giai đoạn cuối, đã qua đời 18 ngày sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đậu khỉ. Trường hợp này nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của hệ thống miễn dịch bị suy giảm trước mối đe dọa mới nổi này, nhắc nhở về nguy cơ gia tăng đậu khỉ đối với một số nhóm dân cư. Riêng tại TPHCM, từ đầu năm đến nay, 20 ca mắc bệnh đậu khỉ được ghi nhận, trong đó có 18 bệnh nhân dương tính với HIV.
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
Vào mùa cảm cúm, nhiều người sẽ ‘khư khư’ một vũ khí phòng thủ quen thuộc: Vitamin C – dạng viên, dạng bột và tất cả các dạng phổ biến khác. Chất dinh dưỡng này là một trong nhiều loại supplements, từ vitamin A đến kẽm, thường được sử dụng bởi những người muốn tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nhưng vitamin C cũng có thể là một trong những chất dinh dưỡng bị lạm dụng nhiều nhất.
Cách đây không lâu, ngôi sao nhạc pop 29 tuổi Justin Bieber đã phải hủy chuyến lưu diễn quốc tế sau khi một phần khuôn mặt của anh bị liệt do biến chứng của bệnh giời leo (shingles), bệnh lo một loại siêu vi gây ra và được cho là chỉ ảnh hưởng đến người cao niên. Tuy nhiên, thực tế là bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh giời leo và có một số bằng chứng cho thấy số trường hợp mắc bệnh ngày càng gia tăng ở người dưới 50 tuổi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.