Hôm nay,  

Từ Nuôi Con Đến Giữ Cháu Tại Hải Ngoại

23/04/201300:00:00(Xem: 14399)
Đa số trong chúng ta thuộc thế hệ baby-boomer tuổi đều tròm trèm trên dưới 70, và chắc chắc đa số là đã lên chức ông bà ngoại hay ông bà nội từ lâu rồi.

Nay thì đến tuổi nghỉ hưu, lãnh tiền già sống tà tà, rảnh rỗi đi ra đi vào, vui hưởng tuổi già và chờ ngày...ra đi về lại với cát bụi.

Sống tại bên nầy xứ người thì khác với sống bên kia xứ mình.

Trong cuộc sống thì hầu như mạnh ai nấy lo, đầu tắt mặt tối phải lo đi cày để trả nợ con, nợ nhà, nợ xe, và còn đủ thứ nợ nầy nọ nữa…

Già hay trẻ gì cũng đều có nỗi lo riêng hết!

Một trong nhiều nỗi khổ tâm của giới trẻ tại Bắc Mỹ là vấn đề tìm mướn người giữ con để có thể đi làm hay mỗi khi cả hai vợ chồng cùng bị kẹt hoặc bận việc gì đó nên không thể trông coi con nhỏ được.

Chuyện coi thường như vậy đó mà không phải dễ đâu!

Vấn đề là phải tìm được chỗ nào tín nhiệm đáng tin cậy và ngoài ra còn phải dò xem coi người babysit có sạch sẽ kỹ lưỡng hay không, vân vân và vân vân.

Một số bạn may mắn có cha mẹ ở đâu đó không xa mấy, nên thỉnh thoảng nếu lỡ kẹt thì cũng có thể nhờ ông bà nội hay ông bà ngoại giữ hộ cháu bé là thượng sách nhất.

Babysit là một job chùa hay job… thiện nguyện cũng được, nhưng lại là một niềm vui của những cặp vợ chồng già Việt Nam tại xứ người.

Có thể nói là mỗi khi con cái nhờ cha mẹ một việc gì, thì chắc chắn là cha mẹ mau mắn OK liền chớ ít khi nào nỡ từ chối lắm.

Còn ngược lại thì hổng chắc lắm đâu nghen... Người ta bảo nước mắt chảy xuôi mà lỵ, đúng không?

Mỗi người và mỗi nhà đều có mỗi cách giáo dục hay dạy bảo con cháu khác nhau...

Có gia đình cũng còn chút khắc khe khuôn mẫu như lúc họ còn ở bên nhà, nhưng nói chung phần đông ông bà Việt Nam tại hải ngoại cũng đã cởi mở rất nhiều lắm rồi. Đó cũng chính là những người thức thời, biết thích ứng vào hoàn cảnh nơi mình đang sinh sống.

Vợ chồng tác giả cũng không thoát ra khỏi quy luật tre tàn măng mọc như bao nhiêu gia đình khác.

Vợ chồng tác giả đã được lên chức làm ông bà ngoại và nội từ 5-6 năm nay rồi...Và thỉnh thoảng con cái cũng nhờ babysit cháu.

Đang sống trong tâm trạng hội chứng trống ổ buồn chán, nay đàn chim lại bay trở về ổ thì còn gì sung sướng bằng.
nuoi_con_giu_chau_b
Bà và cháu. (photo NTC 2013)
Là cha mẹ, thiết nghĩ chúng ta cũng còn bổn phận về mặt tinh thần là cần phải giúp đỡ con cháu mình…vô điều kiện.

Vì cha mẹ một ngày cũng vẫn là cha mẹ mãi mãi!

Ngoài ra, việc giữ cháu cũng đem đến được cho mình những niềm vui nho nhỏ cũng như giúp cho cuộc sống bớt đi sự buồn tẻ và cuộc đời mình hình như có ý nghĩa hơn lên!

Việc săn sóc tỉ mỉ cho cháu khi cháu còn nhỏ thí dụ như cho bú, cho ăn, thay tã, lau chùi tắm rửa, vân vân và vân vân là phần của bà... Đó, có lẽ cũng là do cái bản năng hay cái thiên chức làm mẹ nuôi con tự nhiên của người phụ nữ đã có tự bao đời.

Ông thì chỉ chạy vòng ngoài và…chờ thê lệnh mà thôi. Khi được giao cho bồng ẫm hoặc chơi đùa với cháu là ông khoái lắm rồi. Người ta nói già trẻ bằng nhau mà, chắc cũng đúng thôi, vì gần bên cháu, ông cũng có cảm tưởng mình trẻ lại được vài chục tuổi như chơi, ông bò chơi với cháu cả buổi cũng chưa thấy chán.

Tập cho trẻ nói bập bẹ cái nầy cái kia, mới thấy thật là dễ thương làm sao. Tuần nào không thấy mặt cháu, thì thấy nhớ kinh khủng.

So với các bạn khác, tác giả chắc cũng chưa có kinh nghiệm nhiều vì chỉ mới làm ông bà lần đầu tiên mà thôi.

Ở bên nầy thì chuyện săn sóc trẻ nhỏ thí dụ như cho ăn cho bú cũng có khi hơi khác hơn những gì tác giả đã biết và thường quen làm ngày xưa ở bên nhà. Bởi thế cho nên nếu muốn làm gì hơi khác thường, thì nên hỏi ý con mình tức là cha mẹ của cháu bé trước rồi hãy làm, chớ đừng ỷ mình là tía má của chúng mà làm đại có khi bị chúng cự nự. Đừng quên là mình đang sống ở hải ngoại chớ không phải bên nhà.


Nghề gì cũng vậy, cần phải học hỏi hết kể cả…nghề làm ông bà!

Ở hải ngoại có rất nhiều sách viết về phương pháp giữ trẻ cùng với nghệ thuật để trở thành ông bà tốt (grandparenting).

Dĩ nhiên sách báo viết theo bối cảnh Âu Mỹ và dựa vào văn hóa cũng như phong tục tập quán cùng với cách hành sự theo xã hội Tây Phương, có thể nói là khác với những giá trị đạo đức của người mình.

Khó có thể nói bên nào đúng bên nào sai.

Chúng ta cần điều chỉnh lại cách suy nghĩ để thích nghi với hoàn cảnh mới.

Cần tránh trường hợp xung khắc với con cháu do những sự cách biệt về thế hệ cùng văn hóa (generation gap, culture gap) tạo nên...

Đừng quên là con cái chúng ta đã lớn lên và được giáo dục tại xứ người với những giá trị khác hơn các giá trị của cha mẹ chúng đã hấp thụ được ở bên nhà. Cái quan trọng là phải khéo dung hoà hai nền văn hóa lại với nhau.

Là người Việt Nam, chúng ta cố gắng giữ lại phần nào cái nếp văn hóa của mình, ít nhất là trong sinh hoạt gia đình.

Nhận giữ cháu, ông bà phải có trách nhiệm nhiều lắm.
nuoi_con_giu_chau_y
Ông và cháu. (photo NTC 2011)
Vấn đề coi đơn giản như vậy, nhưng chúng ta cần để ý một số điểm sau đây để cho tình cảm giữa ông bà và con cháu không bị sứt mẻ:

+ tôn trọng lẫn nhau giữa ông bà cha mẹ con cháu;

+ tình trạng sức khỏe và tuổi tác cũng rất quan trọng trong việc giữ cháu, nếu ông bà còn trong hạn tuổi 60 thì chắc chắn là còn nhiều sức khỏe và thời gian chăm sóc vui đùa cùng cháu hữu hiệu hơn là ông bà đã ngoài 80 tuổi;

+ thống nhất ý kiến giữa ông bà cha mẹ trong cách dạy dỗ cháu, mọi sự lủng củng hay không đồng nhất về quan điểm giáo dục nào đó có thể khiến cho đứa trẻ hoang mang bối rối;

+ tôn trọng các nguyên tắc về an ninh cho cháu thí dụ như thận trọng coi chừng cháu bị té ngã hoặc nuốt đồ vật lạ nguy hiểm, vân vân;

+ bảo vệ các điểm thiết yếu về giáo dục vì cháu có thể khai thác sự bất đồng quan điểm của người lớn để đòi hỏi nầy nọ và lâu ngày trở nên rất khó dạy;

+ nên nhớ mình chỉ là ông bà mà thôi, còn cách dạy dỗ là quyền của cha mẹ cháu, ngoại trừ trường hợp cha mẹ cháu lâm trọng bệnh hay ở tù hoặc đã chết thì lúc đó mình mới có thể thay mặt cha mẹ cháu trong việc giáo dục;

+ nên tránh sự so sánh giữa hai bên nội ngoại về vấn đề hơn nhau về sự giàu nghèo cũng như về ca-đô lớn nhỏ cốt để chinh phục tình cảm của cháu hoặc để được cháu thương mình nhiều hơn bên kia (?)

+ nên nghĩ đến sự an vui và hạnh phúc của cháu hơn là sự ích kỷ của những người lớn;

+ việc giữ cháu không có nghĩa là mình phải hy sinh trọn cuộc sống riêng tư của mình, mà phải biết từ chối babysit nếu mình cảm thấy bị lợi dụng hay nhờ cậy vào những lúc không cần thiết hoặc mình mệt mỏi không còn hứng thú trong việc giữ cháu nữa;

+ và sau cùng là phải biết can đảm nói rõ cảm nghĩ của mình cũng như nói rõ lòng mình cho con cái biết.

Kết luận

Giữ cháu coi như tạo ra cho chúng ta được một niềm vui nho nhỏ, đồng thời cũng là một bổn-phận của chúng ta trong tuổi hoàng-hôn ở hải ngoại.

Vì, có những điều tốt đẹp nhất trên thế gian nầy mà chúng ta không thể nào trông thấy hay sờ mó được mà chúng ta chỉ cảm nhận được qua con tim mà thôi./.

Nghĩ thật là chí lý./.

Tham khảo:

- Sharon L. Mader. Bebefits of Grandparenting. Ohio State Univ. August 2007
http://ohioline.osu.edu/hyg-fact/5000/pdf/Benefits_Grandparenting.pdf

- Grandparents role in the family
http://www.a-better-child.org/page/888950

- Les grands – parents daujourdhui
http://www.educatout.com/edu-conseils/psychologie/les-grands-parents-d-aujourd-hui.htm

Montreal, 2013

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cách đây không lâu, ngôi sao nhạc pop 29 tuổi Justin Bieber đã phải hủy chuyến lưu diễn quốc tế sau khi một phần khuôn mặt của anh bị liệt do biến chứng của bệnh giời leo (shingles), bệnh lo một loại siêu vi gây ra và được cho là chỉ ảnh hưởng đến người cao niên. Tuy nhiên, thực tế là bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh giời leo và có một số bằng chứng cho thấy số trường hợp mắc bệnh ngày càng gia tăng ở người dưới 50 tuổi.
Tập đoàn Nhân sâm Hàn Quốc tại Hoa Kì (KGCUS), nơi sản xuất thương hiệu nhân sâm số một thế giới CheongKwanJang, tự hào giới thiệu thức uống thảo dược có ga HSW kết hợp hồng sâm 6 năm tuổi, tới các khách hàng quan tâm đến sức khỏe tại WaBa Grill, một trong những chuỗi nhà hàng hàng đầu chuyên phục vụ món cơm lành mạnh
Thỉnh thoảng chúng ta mới thấy một thứ thuốc mới làm chấn động không những giới y tế mà còn làm chấn động thị trường kinh tế thế giới. Thí dụ trước đây là thuốc phục vụ trong những nhu cầu căn bản và mạnh mẻ nhất của con người, Viagra, thuốc giúp chữa chứng rối loạn cương cứng (ED) của nam giới, do Pfizer phát triển, đã có tác động kinh tế đáng kể đến ngành dược phẩm kể từ khi được FDA phê duyệt vào năm 1998. Viagra là loại thuốc mang lại lợi nhuận cao cho Pfizer, doanh thu toàn cầu khoảng 1,6 tỷ USD trong năm 2016 mặc dù đã có thuốc generic rẻ tiền hơn nhiều.
Ung thư khởi phát khi các tế bào tích tụ những tổn hại đủ để thay đổi hành vi bình thường của chúng. Khả năng tích tụ tổn hại tăng theo độ tuổi vì các biện pháp bảo vệ trong mã di truyền, nhằm đảm bảo các tế bào hoạt động vì lợi ích tối ưu của cơ thể, sẽ suy yếu theo thời gian. Vậy thì tại sao những đứa trẻ chưa có đủ thời gian để các tế bào tích tụ tổn hại lại có thể mắc bệnh ung thư? Nếu nhìn qua lăng kính tiến hóa, ung thư phát triển từ sự ‘bất hợp tác’ của tế bào, vốn ban đầu các tế bào sẽ cùng kết hợp với nhau và hoạt động như một cơ quan. Ở trẻ em, các tế bào vẫn đang học cách hợp tác. Ung thư ở trẻ em khởi phát khi xuất hiện các tế bào ‘nổi loạn’ không chịu hợp tác và cứ phát triển bất chấp, gây tổn hại cho cơ thể.
Bộ não con người có thể thay đổi – nhưng thường với nỗ lực rất lớn và diễn ra từ từ, chẳng hạn như khi chúng ta học một môn thể thao hoặc ngoại ngữ mới, hoặc hồi phục sau cơn đột quỵ. Học các kỹ năng mới có tương quan với những thay đổi trong não; điều này đã được nghiên cứu khoa học thần kinh với động vật và quét não chức năng ở người chứng minh. Có lẽ, nếu quý vị thành thạo Giải tích 1 (Calculus 1), thì trong não quý vị sẽ có điều gì đó khác một chút. Các tế bào thần kinh vận động trong não mở rộng và co lại tùy thuộc vào tần suất chúng được vận động – một sự phản ánh của tế bào thần kinh về việc “xài hoặc mất” (use it or lose it).
Chẳng có ai vừa ra khỏi bụng mẹ là đã biết trượt ván, lướt sóng hay thậm chí là đứng kiễng chân. Không giống như các loài động vật hữu nhũ khác, con người không có khả năng giữ thăng bằng khi mới sinh – không có em bé sơ sinh nào vừa đẻ ra là đã biết đi hoặc đứng. Trước khi có được những khả năng đó, trẻ sơ sinh sẽ phát triển thị giác, thính giác, cơ, xương và não. Quá trình này mất nhiều tháng và thậm chí là nhiều năm đối với một số hoạt động.
Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã quyết định trao giải thưởng Nobel về sinh lý học hoặc y học năm 2023 cho hai khoa học gia người Mỹ Katalin Karikó (gốc Hungary) và Drew Weissman hôm nay ngày 2 tháng 10, 2023, vì những khám phá của họ liên quan đến việc biến đổi base của các nucleoside (nucleoside base modifications) cho phép phát triển vắc xin mRNA hiệu quả chống lại COVID-19
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới để nghiên cứu cách các gen có thể gây ra bệnh tự kỷ và các bệnh rối loạn về phát triển não bộ (neurodevelopmental disorders) khác: phát triển các cấu trúc nhỏ tương tự như bộ não trong phòng thí nghiệm và điều chỉnh DNA của chúng.
Trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ CDC vừa đưa ra các khuyến nghị về thuốc chủng ngừa Covid cho mùa thu này sau khi thuốc được Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Thuốc (FDA) của Hoa Kỳ chuẩn thuận hôm thứ hai, ngày 12 tháng 9, 2023. Sau đại dịch Covid mấy năm vừa qua, kiến thức của quần chúng về các bệnh nhiễm, các thuốc chủng ngừa (vắc xin) đã tăng lên nhiều, cũng như óc phê phán và sự nghi ngờ đối với các biện pháp y tế hay phòng ngừa do chính quyền hay các cơ quan như CDC đề xướng, lắm khi gắn liền với lập trường chính trị của mỗi người, có khi tuỳ theo tiểu bang. Bài sau đây chỉ có tính cách thông tin, dựa trên những nguồn tin tức mà người viết nghĩ là đáng tin cậy. Độc giả cần tham khảo với người săn sóc y tế cho mình để đi tới quyết định có nên dùng vắc xin nào hay không. Sau đây là những điểm chính của các thông báo của CDC cho báo chí, kèm theo chú thích để bàn thêm
Vitamin D là chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho sức khỏe. Nó giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ chức năng cơ bắp và miễn dịch. Nhưng hầu hết mọi người trên thế giới đều bị thiếu vitamin D, khiến cho nó trở thành loại supplement phổ biến nhất trên thị trường
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.