Hôm nay,  

Mặt Trái Của Chocolat Trong Mùa Phục Sinh

21/03/201300:00:00(Xem: 9815)
Mùa Lễ Phục Sinh cũng là mùa chocolat tại các quốc gia Tây phương, giàu có và dư thừa.

Một thị trường ngoài sức tưởng tượng

Thương vụ hằng năm của kỹ nghệ chocolat được ước đoán lên cả trăm tỷ dollars.

80% chocolat được tiêu thụ tại các quốc gia Tây phương. 6 công ty đầu sỏ (như Nestlé, Mars và Cadbury) nắm hết 80% việc biến chế và phân phối.

Chỉ lấy riêng thương vụ về chocolat năm 2009 tại hai quốc gia mà thôi:

- Công ty Mars Chocolat France 600 triệu euros

- Hoa kỳ, 17 tỷ dollars

Mặt trái của kỹ nghệ chocolat: tệ nạn buôn trẻ em 11-12 tuổi

Có ai biết được mặt trái của kỹ nghệ chocolat ra sao không?

Muốn có được một thỏi chocolat ngon ngọt 5 $ mà chúng ta đang cầm trong tay thì biết bao là mồ hôi, nước mắt và thậm chí có thể là cả sinh mạng của trẻ em Phi châu phải đổ ra. Các em có thể bị bắt cóc hoặc bị cha mẹ vì quá nghèo khó, nên cố tình đem bán cho người khác để đi làm việc khổ sai trong các vườn cacoa. Nạn bóc lột sức lao đông và nạn buôn trẻ em nhỏ tuổi, trai và gái là một hiện thực tại các quốc gia sản xuất cacao tại Phi châu ngày nay.

Nỗi thống khổ của nông dân Châu Phi

Trước hết họ bắt buộc phải sử dụng tất cả nhân lực gia đình trong việc sản xuất hạt cacao. Con cái không được đi học, phải ở nhà để làm việc. Ngoài ra, rất nhiều trẻ em 11-12 tuổi tại các vùng lân cận như Mali bị bắt cóc và gởi đi làm việc trong các đồn điền cacao ở Ivory coast, một quốc gia lân cận. Các mạng lưới bắt cóc trẻ con đã xuất hiện khắp nơi tại vùng Tây Phi Châu. Một số cha mẹ vì quá nghèo khổ nên đã nhẫn tâm đem bán con cho các tổ chức tìm người làm việc trong các đồn điền cacao.
le_hoi_chocolate_canada
Tác giả trong Village de Bromont-Québec (photo NTC 2012).
Đó là thảm kịch cacao.

Một sản phẩm siêu sao

Có lẽ nhờ khéo quảng cáo cho nên từ một hai chục năm qua, chocolat được xem như một sản phẩm ngọt siêu sao, một thức ăn ưa thích của tất cả nam phụ lão ấu.

Không những nó vừa ngon vừa ngọt mà lại còn có tính năng bổ dưỡng, và phòng trị được nhiều thứ bệnh tật nữa. Có quảng cáo ca tụng chocolat có tính trợ dương, giúp mấy ông vật lộn suốt đêm không biết mệt.

Cây cacao được trồng ở đâu?

Cây cacao (Theobroma cacao) là một loại cây vùng Nam Mỹ, nhưng ngày nay chúng ta thấy nó có mặt hầu như khắp thế giới…

Riêng Ivory Coast, nằm về phía Tây Châu phi cũng sản xuất trên 40% cacao trên thế giới. Kế đến là Ghana, Nigeria, Indonesia và Brazil. Đó là năm quốc gia dẫn đầu trong việc sản xuất cacao.

Thu hoạch hạt cacao là một công việc vô cùng cực nhọc, nhưng lương hướng nông dân thì chẳng có bao nhiêu. Các thế lực kinh tế thế giới như Quỷ tiền tệ FMI, World Bank cũng như chánh phủ địa phương cố tình dìm giá rẻ mạt khiến các nông dân sản xuất hạt cacao vô cùng khốn đốn. Trong 10-15 năm qua, giá cả hạt cacao rất ư là bấp bênh và rất thấp không đủ để các nông gia trang trải chi phí sản xuất. Cái kẹt, là họ không có cách nào để tăng giá lên được hết.

Cacao công bằng (Cacao équitable) nghĩa là không bóc lột công nhân, giá cả và lương hướng tương xứng, sản xuất bền vững (production durable) tôn trọng môi sinh, đều toàn là những mỹ từ do kỹ nghệ chocolat đặt ra mà thôi.

Cacao hay Cocoa? Hơi đâu mà thắc mắc!

Nguyên liệu mới hái, chưa biến chế: cacao

Sau khi đã được biến chế: cocoa

Chocolat, tốt cho sức khỏe?

Chocolat được sản xuất ra từ chất cacao và có chứa flavonoid. Đây là chất chống oxy hóa antioxidant nằm trong hạt cacao. Rất tốt để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Flavonoid cũng được thấy hiện diện trong rượu chát đỏ, trà xanh và các loại dâu berries.

Vấn đề nói chocolat tốt hay xấu cho sức khỏe cũng còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Nếu quy trình biến chế càng kéo dài thì flavonoid càng bị giảm đi, và chocolat cũng mất đi giá trị của nó đối với sức khỏe.

Bởi những lẽ trên, nên chocolat đen chứa nhiều flavonoid nên được xem là tốt nhất.

Nói chung các khảo cứu khoa học giá trị đều nhìn nhận chocolat đen rất tốt cho bệnh tim mạch, giúp giảm áp huyết và cholesterol xấu LDL.

Chocolat cũng tốt cho sức khỏe tinh thần.(phsychological well beeing). Ăn chocolat thường xuyên sẽ cảm thấy được vui sướng hơn (?). Người gõ nghĩ rằng đây chỉ là quảng cáo mà thôi.

Thế nào là ăn quá nhiều kẹo chocolat?

Thật ra các nhà khoa học không thể ấn định được một số lượng tối hảo cho sức khỏe. Tuy rằng khoa học đã đưa ra những kết quả rất khích lệ về chocolat nhưng cần nên nhớ nó là nguồn calorie, chất béo và đường. Vậy chỉ nên ăn “vừa phải” mà thôi.

Chocolat đen hay chocolat sữa?

Thông thường chocolat đen chứa từ 56% đ ến 70% cacao. Chính nồng độ cacao quyết định độ đắng của chocolat

40gr sản phẩm chocolat đen (loại có 70% cocoa dark chocolate) có chứa

- calories 213

- chất béo fat 16 gr

- chất béo bão hòa saturated fat (xấu) 11 gr

- đường 12 gr

Nhiều nhà sản xuất chocolat trong mùa Giáng sinh không sử dụng chocolat đen thuần túy, nhưng thay vào đó bằng những loại chocolat sữa chứa rất nhiều đường.

Chocolat đen chứa ít calorie hơn hai loại chocolat sữa và chocolat trắng.

Chocolat trắng là gì?

Đây là dẫn xuất (derivatives) của chocolat. Chocolat trắng rất giàu bơ cocoa (cocoa butter), đường và sữa rắn (solid milk). Chocolat trắng có màu vàng lợt, hay màu ngà ngà (ivory appearance).

Độ tan (melting point) của bơ cocoa (một thành phần chính cụa hạt) rất cao để có thể giữ cho chocolat được cứng trong nhiệt độ bình thường và cứng vừa đủ để tan trong miệng.

Cách chế biến chocolat trắng.

Chocolat trắng không có chứa các phần cứng của hạt cocoa. Đây là dưỡng chất chính của rượu chocolat (chocolate liquor). 

Phần chất rắn sậm màu của hạt được tách ra khỏi phần chất béo. Khác với các loại chocolat bình thường (conventionnal chocolate), ở chocolat trắng các phần chất rắn không được kết hợp trở lại.

Bởi lẽ này mà chocolat trắng không có chứa tính chống oxy hóa..

Thông thưòng, phần bơ cocoa được khử mùi để loại bỏ ra những hương vị khó chịu.

Tại Anh quốc, thí dụ điển hình là chocolat trắng mang tên Milkybar.

Mặc dù được sản xuất theo cách chocolat sữa và chocolat đen nhưng chocolat trắng không có chứa chất rắn (cocoa solids).

Môt số sản phẩm trên thị trường có thể tạo sự ngộ nhận với chocolat trắng. Các sản phẩm nầy được sản xuất ra từ những chất rắn rẻ tiền, hoặc từ các loại chất béo thực vật được thủy phân hóa hoặc từ mỡ động vật (hydrogenated vegetable and animal fat). Đây là những chất béo xấu. Chúng đều có màu trắng nhưng không có ánh ngà ngà (ivory shadow) như loại chocolat trắng thật sự được. Đồng thời chúng cũng không có hương vị của bơ cocoa (cocoa butters flavor).

Kể từ 2004, Hoa kỳ ấn định chocolat trắng phải có chứa ít nhất 20% bơ cocoa, 14% sữa rắn (milk solids), 3,5% chất béo sữa, và không được chứa hơn 55% đường hay các chất ngọt khác.

Liên Âu cũng áp dụng theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ ngoại trừ họ không giới hạn tỉ lệ đường cho thêm vào sản phẩm. ( Viết theo tài liệu White chocolate. Wikipedia).

Làm sao biết được một chocolat tốt?

Hãy đọc kỹ nhãn hiệu và nhìn bản nguyên liệu ingredients sử dụng. Chữ cocoa solid hay cocoa mass phải được liệt kê trước tiên chớ không phải là chất đường.

Nên chọn những thỏi chocolat nào có chứa 70% cocoa hay nhiều hơn.

Cẩn thận với những chocolat tinh chế, áo đường bên ngoài (high processed, sugar coated). Đây chỉ toàn là calories rỗng empty calories không bổ dưỡng vì chứa quá ít cocoa và flavonoid.

Caffeine và Chocolat

Theo tài liệu của công ty chocolat Hershey, caffeine là một chất kích thích tự nhiên của hạt café và hạt cacao. Số lượng caffeine trong sản phẩm chocolat thay đổi tùy theo nguyên liệu có chứa caffeine.

Bột xay ra rừ hạt cacao chứa một tỷ lệ caffeine cao nhất tiếp theo là bột chocolat không đường để làm bánh (unsweetened baking chocolate). Các thỏi chocolat (chocolate bar) chứa những tỷ lệ caffeine rất thay đổi tùy theo loại sản phẩm. Chocolat sữa tương đối chứa rất ít caffeine. Thí dụ thỏi chocolat sữa Hersheys loại 1,55 ounces chứa 12mg caffeine tương đương với 3 tách café loại decaffinated coffee.

Nói thêm về caffeine và sức khỏe.

Nên nhớ là caffeine không những chỉ thấy trong café mà còn được thấy hiện diện trong một số nước giải khát và trong các loại bánh, kẹo có chứa chocolat…

Đối với các bà trong thời kỳ mãn kinh cũng cần nên hạn chế cà phê, vì nó có khuynh hướng làm tăng nguy cơ bệnh loãng xương. Nếu uống nhiều cà phê và uống thường xuyên, caffeine có thể làm tăng cholesterol trong máu, gây nhức đầu, tim đập nhanh và đập không đều, hồi hộp, bồi hồi, lo âu, mất ngủ, tăng huyết áp, tăng nhịp thở, tăng chất acide chlorhydrique làm xót bao tử, ợ chua, tiêu chảy và có thể tăng nguy cơ bị sạn thận (kidney stone), v.v…

Cà phê và trà là chất lợi tiểu, kích thích thận khiến đi tiểu nhiều. Có người còn cho rằng trà hiệu“Thái Đức” là đặc biệt nhất vì tối mà lỡ uống nó thì phải thức dậy giữa đêm để đi tè thường xuyên hết còn ngủ nghê gì được!

Caffeine có khuynh hướng làm tăng nhu động ruột, bởi vậy sáng sớm sau khi làm một ly cà phê thì một hồi là mắc…ị ngay.

Nhưng uống cà phê nhiều quá cơ thể sẽ bị mất nước gây táo bón. Caffeine cũng kích thích não giúp chúng ta tỉnh táo hơn và giúp chúng ta bớt buồn ngủ. Các nhà khoa học cho biết là trong cơ thể, về mặt hóa học caffeine thuộc nhóm xanthine. Để có thể tác động, khi vào cơ thể caffeine liền chiếm cứ các thụ thể (receptors) của chất adenosine cũng thuộc nhóm xanthine và chất nầy lại do não tiết ra, khiến adenosine không thể hoạt động được. Bình thường adenosine dự phần trong việc tổng hợp ATP là nguồn năng lượng của cơ thể.

Ngoài ra, adenosine còn là chất làm êm dịu (neuromodulator) hệ thần kinh trung ương và gây buồn ngủ. Bởi vậy khi uống cà phê vào buổi tối thì thường hay bị mất ngủ là vì lẽ adenosine bị mất tác dụng. Cà phê làm tăng công suất của các bắp cơ, nhờ vậy giúp giảm một cách tạm thời cảm giác mệt mỏi. Các tác dụng vừa kể của cà phê cũng có thể thay đổi tùy theo mỗi cá nhân. Có người chỉ cần uống một tách cà phê là bị mất ngủ, nhưng cũng có người khác thì dù có làm hai ba tách cũng chưa thấy nhằm nhò gì.

Kết luận

Tránh mua các loại sản phẩm rẻ tiền chứa toàn đường, chất béo xấu, dầu dừa, chất bảo quản hóa học nhưng không có hoặc chứa rất ít bơ cacao. …Nên chọn những loại chocolat chất lượng và phẩm chất cao cho dù phải trả một giá hơi đắt một tí.

Qua cách đó, chúng ta hy vọng có thể đóng góp được phần nào vào sự xoa dịu bớt nỗi thống khổ của người dân Châu Phi./.

Tham khảo:

2 video đứt ruột: The dark side of chocolate (part 1 and 2)
http://documentaryheaven.com/the-dark-side-of-chocolate/

- CBC. Chocolate, the bittersweet treat
http://www.cbc.ca/news/background/health/chocolate.html

- The dark side of chocolate
http://www.cbc.ca/news/background/valentines/qa-off.html

- The chocolate industry
http://www.icco.org/about/chocolate.aspx

- Chocolat et Pâques font bon ménage
http://www.letraitdunion.com/Societe/Alimentation/2011-04-24/article-2449684/Chocolat-et-Paques-font-bon-menage/1

- Chocolate and caffeine
http://www.thehersheycompany.com/nutrition-and-wellness/chocolate-101/caffeine.aspx

Montreal, mùa Lễ Phục Sinh 2013

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vừa mới mua một thùng raspberry hôm qua, mà hôm nay chúng bắt đầu trông hơi…mốc lên rồi. Mà mang bỏ hết thì tiếc đứt ruột – hay là chỉ lấy những trái bị mốc bỏ ra là được? Không ít người sẽ quyết định như vậy. Tưởng chừng như vô hại, nhưng nấm mốc trên thực phẩm có thể gây ra nhiều vấn đề, từ chứng khó tiêu cho đến những tình huống nghiêm trọng nhất như tổn thương thận hoặc thậm chí là ung thư.
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
Nghệ (turmeric) là một loài thực vật có hoa thuộc họ gừng. Từ lâu, nghệ đã được đánh giá cao trong nền y khoa cổ Ayurvedic ở Ấn Độ nhờ đặc tính chống viêm. Với ẩm thực Châu Á, nghệ cũng được ưa thích bởi hương vị và màu sắc của nó. Trong tiếng Hindi, nghệ được gọi là Haldi, có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là “màu vàng.” Nhưng đối với hàng triệu người Nam Á thường xuyên sử dụng nghệ, màu vàng rực rỡ của nghệ có thể khiến họ mất mạng.
Thời gian Mở Ghi Danh Medicare (Open Enrollment) đang diễn ra. Chúng tôi đã chọn một số câu hỏi về chủ đề này và muốn chia sẻ thông tin trong chuyên mục của tháng này. Chúng tôi đã thêm một câu hỏi để giải quyết rõ ràng hơn những lĩnh vực mà nhiều người còn nhầm lẫn về vắc xin ngừa COVID-19. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm Y tế theo đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/cúm, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Mua thuốc bậy bạ không nguồn gốc là một trò xui rủi. Từ Xanax đến cocaine, thuốc hoặc thuốc giả được mua ở những nơi không phải cơ sở y tế có thể chứa liều lượng fentanyl nguy hiểm cho tính mạng. Các bác sĩ đã chứng kiến sự gia tăng sử dụng fentanyl không cố ý từ những người mua các loại thuốc theo toa thuộc nhóm opioid và các loại thuốc khác có chứa hoặc pha, trộn fentanyl. Người ta nhận thấy Fentanyl đã được đưa vào nguồn cung cấp thuốc heroin ở Massachusetts. Vào năm 2016, Giáo sư Kavita Babu và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng những bệnh nhân đến khoa cấp cứu với báo cáo sử dụng quá liều heroin thường có fentanyl trong kết quả xét nghiệm mẫu thuốc của họ.
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
Thường thì ai cũng sẽ nghĩ rằng tế bào sống tốt hơn tế bào chết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: các tế bào thường hy sinh bản thân để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Chúng là những ‘anh hùng thầm lặng’ chẳng màng sinh-tử để bảo vệ chúng ta. Mặc dù cái chết có vẻ thụ động – là một kết thúc đáng tiếc xảy ra theo kiểu “muốn tránh cũng không được” – nhưng cái chết của các tế bào thường có chủ đích và mang tính chiến lược. Tại sao tế bào chết và chết như thế nào là chuyện khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Một người đàn ông 29 tuổi mắc HIV/AIDS giai đoạn cuối, đã qua đời 18 ngày sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đậu khỉ. Trường hợp này nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của hệ thống miễn dịch bị suy giảm trước mối đe dọa mới nổi này, nhắc nhở về nguy cơ gia tăng đậu khỉ đối với một số nhóm dân cư. Riêng tại TPHCM, từ đầu năm đến nay, 20 ca mắc bệnh đậu khỉ được ghi nhận, trong đó có 18 bệnh nhân dương tính với HIV.
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
Vào mùa cảm cúm, nhiều người sẽ ‘khư khư’ một vũ khí phòng thủ quen thuộc: Vitamin C – dạng viên, dạng bột và tất cả các dạng phổ biến khác. Chất dinh dưỡng này là một trong nhiều loại supplements, từ vitamin A đến kẽm, thường được sử dụng bởi những người muốn tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nhưng vitamin C cũng có thể là một trong những chất dinh dưỡng bị lạm dụng nhiều nhất.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.