Hôm nay,  

SỐC PHẢN VỆ - PHẢN ỨNG DỊ ỨNG NGHIÊM TRỌNG

08/02/201200:00:00(Xem: 7205)

SỐC PHẢN VỆ - PHẢN ỨNG DỊ ỨNG NGHIÊM TRỌNG

(Thông tin từ văn phòng Bác Sĩ Ngô Bá Định)

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng xảy ra trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, gọi là dị ứng nguyên. Các chất có thể gây ra sốc phản vệ là vài loại thuốc, thức ăn như đậu phộng (lạc) hoặc do ong đốt. Vài người không may mắn có thể bị tử vong do phản ứng tiềm tàng này.

Sau khi tiếp xúc với dị ứng nguyên, mạch máu thoát dịch ra những vùng xung quanh đó. Kết quả là huyết áp tụt bất ngờ. Vì chỉ còn ít máu lưu thông, nên cũng thiếu oxy đến não và những cơ quan sống khác trong cơ thể. Từ đó, những cơ quan này không thể thực hiện những chức năng của nó, cơ thể rơi vào trạng thái sốc. Thêm vào đó, để chống lại những dị ứng nguyên, cơ thể tiết ra những chất hoá học như histamin gây ra sưng phù, những vết đỏ, ngứa trên da.

Biến chứng của sốc phản vệ gồm tổn thương não, suy thận, và/hoặc tử vong. Những chất có thể gây ra sốc phản vệ bao gồm :

- thức ăn và chất gia vị.

- bị côn trùng cắn, đốt.

- một số chất dùng trong điều trị bằng phương pháp miễn dịch, vốn là một chất lạ đối với cơ thể nên dần dần cơ thể sẽ phản ứng lại,

- vài loại thuốc.

- thuốc sử dụng để gây tê tại chỗ.

- tiêm phòng, như là tiêm huyết thanh kháng uốn ván.

- những trường hợp hiếm như dị ứng phấn hoa, bụi nhà, những chất khác trong không khí, hay lông thú vật.

Triệu chứng:

- Cảm giác uể oải.

- Lo lắng, có cảm giác cái chết treo lơ lửng trước mắt.

- Mạch nhanh.

- Khó thở, và thở khò khè.

- Buồn nôn và nôn ói.

- Đau bao tử.

- Sưng phù môi, lưỡi và cổ họng (gồm cả khẩu cái mềm (vòm hầu) và lưỡi gà-một cấu trúc mềm treo trong vòm hầu).

- Vết ngứa, đỏ trên da, gọi là phát ban.

- Da ẩm lạnh và tái xanh.

- Lơ mơ, lú lẫn, mất tri giác.

Nếu bạn còn có thể nhận biết, Bác sĩ sẽ hỏi bạn về sự tiếp xúc với những chất có thể gây dị ứng cho bạn. Sau đó Bác sĩ sẽ khám các triệu chứng sốc bằng cách kiểm tra:

- huyết áp.

- mạch và nhịp tim.

- nhịp thở.

- màu sắc và tình trạng da.

- tri giác và tình trạng tâm thần.

Bác sĩ sẽ phải yêu cầu những xét nghiệm để xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.

1. Làm gì nếu bị dị ứng nặng trong khi chờ đội cấp cứu ?

Nếu bạn biết về một tình trạng dị ứng nghiêm trọng, như khi bị ong đốt hoặc do thức ăn như đậu phọng, mà bạn tình cờ tiếp xúc, nên báo với bác sĩ để họ cho phép bạn luôn mang theo người một số loại thuốc chống dị ứng (carrying an injection kit). Với thuốc mang theo đó, bạn có thể tự tiêm một liều thuốc nhỏ để chống lại phản ứng dị ứng cho đến khi có sự giúp đỡ y tế. Trong khi chờ đợi sự giúp đỡ, nằm xuống, kê chân lên cao hơn ngực để tăng dòng máu chảy về tim và não.

2. Điều trị một người bị sốc phản vệ :

Sốc phản vệ đòi hỏi phải được chăm sóc y tế tích cực. Nếu bạn nghi ngờ một ai đó bị sốc, gọi ngay số 911 và yêu cầu nhân viên y tế và xe cứu thương.

Quan sát xem người đó có còn thở không, mạch có còn đập không (bằng cách kiểm tra mạch ở cổ). Nếu có, thực hiện động tác hồi sức tim phổi (CPR) cho đến khi có mạch và thở trở lại hoặc đến khi nhân viên y tế đến.

Tiếp theo, đặt nạn nhân nằm thoải mái. Nếu đường thở của họ được thông (nghĩa là không có gì trong miệng và cổ họng), nâng chân lên mức cao hơn ngực của họ, để tăng dòng máu chảy về tim và não.

Nếu nạn nhân còn tỉnh táo, bằng mọi cách, hỏi họ có mang theo thuốc tiêm không, và tiêm thuốc nếu chắc chắn rõ ràng là một phản ứng dị ứng.

Xem thẻ y tế hoặc vòng tay báo hiệu của bệnh nhân những thông tin về dị ứng.

Khi bác sĩ hoặc nhân viên y tế đến, họ sẽ tiêm cho bệnh nhân đúng cách sau khi xác định sốc phản vệ. Thêm vào đó, bác sĩ có thể :

- cho bệnh nhân những thuốc khác nhằm mục đích giảm các phản ứng dị ứng.

- truyền dịch tĩnh mạch để tăng thể tích trong lòng mạch và nâng huyết áp.

- cho bệnh nhân nhập viện sau khi chắc chắn rằng mạch và huyết áp trở lại mức thích hợp, và triệu chứng không xảy ra lại.

Độ dài của sốc phản vệ tùy thuộc vào mức độ nhanh tiếp nhận điều trị của mỗi người. Triệu chứng có thể hết sau vài phút hoặc vài giờ. Nếu không được điều trị tức thời, bệnh nhân có thể tử vong, nhưng điều trị có thể giúp phòng ngừa những biến chứng nghiêm trọng.

Nếu trước đây bạn từng bị phản ứng dị ứng, bạn nên :

- nói với bác sĩ để kê toa những loại thuốc điều trị sốc phản vệ sớm để mang theo và xem lại những lời khuyên cho bạn. Giữ lại nhãn ghi hạn sử dụng trên thuốc mang theo. Lập lại những lời khuyên cho đến khi quen thuộc với nó. Với thuốc mang theo người, để một túi trong bóp, một trong túi chơi thể thao hoặc túi xách, một giữ tại nhà.

- tự chuẩn bị tiêm thuốc trong trường hợp cấp cứu. Hãy nghĩ rằng mũi tiêm này như là một thứ có thể giúp bạn sống đến khi có sự giúp đỡ của nhân viên y tế.

- luôn đeo vòng tay báo hiệu để cảnh báo về bệnh dị ứng của bạn và nói cho người xung quanh biết cần phải làm gì trong trường hợp cấp cứu. Nói cho bạn bè và đồng nghiệp biết cách xử trí.

- tránh những thực phẩm, hoá chất, thuốc, và những chất có thể gây phản ứng dị ứng khác. Ví dụ nếu bạn bị dị ứng với tôm, không ăn tôm hoặc súp tôm. Khi ăn ở một nơi lạ, nhớ hỏi về thành phần sử dụng trong thức ăn mà bạn ăn.

- dùng liệu pháp miễn dịch, cho hệ miễn dịch của bạn tiếp xúc với một lượng độc tố tăng dần để nó không còn nguy hại cho bạn. Liệu pháp miễn dịch có tác dụng rất tốt cho dị ứng côn trùng nhưng không có tác dụng đối với dị ứng thuốc hoặc dị ứng thức ăn.

- luôn luôn nói với bác sĩ hoặc nha sĩ rằng bạn bị dị ứng thuốc trước khi họ kê toa. Hỏi họ về những thuốc thay thế khác nếu có thể, và danh sách những thuốc thuộc cùng họ. Cũng nên nói với dược sĩ những thuốc gây dị ứng.

- kiểm tra thức ăn hoặc nhãn trước khi sử dụng những loại thuốc không cần kê toa nếu bạn bị dị ứng với thuốc hoặc thức ăn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ xưa, người ta vẫn tin rằng ruợu rắn, nhất là ruợu Tam Xà chứa ba loại rắn độc nhất, là loại thuốc cường dương. Những vị trung niên, "sồn sồn" rất thích loại rượu này và cho rằng nhờ rượu rắn, họ đã mạnh mẽ thêm trong vấn đề chăn gối. Do đó, hầu như ở khắp mọi nơi, chỗ nào có bán
Tôi tên là Nguyễn-Phúc ở Pháp, có dịp may đọc bài Cholesterol của BS ở trên Việt Báo, xin trân trong kính chào BS, kính chúc BS và quý quyến một mùa hè đầy vui tươi hạnh phúc. Xin BS cho phép tôi có môt câu hỏi: lúc trước tôi có Cholesterol cao và Triglycérides cao, BS của tôi đã cho tôi
"Chúng ta tiêu tiền nhiều hơn cho y khoa, uống nhiều thuốc hơn trước mà chúng ta lại bịnh nhiều hơn trước.
Muối ăn (NaCl) là những hạt mầu trắng, vị mặn, tách ra từ nước biển hoặc khai thác từ mỏ di tích của biển. Đây là một chất cần thiết cho mọi sinh vật nhưng cũng có nguy cơ gây bệnh nếu dùng quá nhiều. Muối ăn được dùng từ thuở rất sớm trong lịch sử loài người. Trước đây, vì khan hiếm, nên muối
Tôi xin được lược dịch chương này để mọi người chúng ta suy ngẫm. Nếu ông Kelvin Trudeau nói đúng thì ngành y khoa của Mỹ phải tìm cách cải tiến để cứu nước Mỹ. Còn nếu ông Trudeau nói sai thì chúng ta nhứt là ngành y có bổn phẩn phải làm sáng tỏ vấn đề. Trong một đất nước tôn trọng quyền
Viêm vùng chậu phụ nữ bao gồm nhiễm trùng và viêm phần trên cơ quan sinh dục phụ nữ. Viêm vùng chậu bao gồm viêm buồng trứng, viêm màng nhày tử cung, viêm ống dẫn trứng, và bọc mủ nơi buồng trứng và đường dẫn trứng. Có trường hợp viêm vùng chậu làm mủ trong bụng, viêm màng bụng (peritonitis) vùng chậu, hay viêm xung quanh gan. Viêm vùng chậu
Mặc dù tôi mới nhập môn TTKC, nhưng tôi nhận được nhiều lợi ích nhờ phương pháp Khí Công này,
Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người bị Cơn đau tim (heart attack) với hậu quả là gần 500,000 trường hợp tử vong. Hơn một nửa số tử vong này xảy ra trong khoảng thời gian 1 giờ sau cơn đau và trước khi bệnh nhân tới bệnh viện. Vì cơn đau tim là một trường hợp khẩn cấp, cần được điều trị tức thì. Mỗi mỗi giây phút trì hoãn là giây phút
Bs Louis Pasquale và các đồng nghiệp thuộc Đại Học Y Khoa Harvard theo dõi bệnh tăng nhãn áp (glaucoma) nghiên cứu 20 năm cho phụ nữ bị tiểu đường loại 2. Tất cả bao gồm 76312 phụ nữ tiểu đường từ năm 1980 tới 2000 trong chương trình nghiên cứu Nurse Health Study. Tất cả mọi bệnh nhân đều trên 40 tuổi, chưa bao giờ bị bệnh cao
Nước Trà được chế biến từ lá của một loại thực vật có tên khoa học là Camellia sinensis. Người châu Á biết thưởng thức hương vị của trà từ nhiều ngàn năm về trước. Mãi đến thế kỷ thứ 17, trà mới được dân chúng Âu châu biết tới mà dùng. Các quốc gia sản xuất trà nhiều nhất trên thế giới hiện nay là Ấn Độ, Trung Hoa, Sri Lanka.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.