Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Cơn Đau Tim

7/28/200600:00:00(View: 2915)

Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người bị Cơn đau tim (heart attack) với hậu quả là gần 500,000 trường hợp tử vong. Hơn một nửa số tử vong này xảy ra trong khoảng thời gian 1 giờ sau cơn đau và trước khi bệnh nhân tới bệnh viện. Vì cơn đau tim là một trường hợp khẩn cấp, cần được điều trị tức thì. Mỗi mỗi giây phút trì hoãn là giây phút dẫn tới “thập tử nhất sinh” cho người bệnh.

Tuy nhiên, cơn đau tim có thể điều trị được và các nguy cơ gây ra cơn đau tim có thể đối phó, thay đổi để phòng ngừa căn bệnh hiểm nghèo này.

Xin cùng tìm hiểu về các nguy cơ gây bệnh cũng như các phương thức phòng ngừa, điều trị.

1.Cơn đau tim là gì"

Tim là bộ phận thiết yếu trong việc nuôi dưỡng toàn bộ tế bào trong cơ thể. Hằng ngày, tim liên tục làm việc suốt 24 giờ để bơm một khối lượng hơn 7000 lít máu . Để hoàn thành công việc này, tim cần oxy và chất dinh dưỡng do động mạch vành cung cấp.

Khi động mạch vành bị tắc nghẽn, sự lưu hành của máu bị gián đoạn, tế bào tim sẽ bị tổn thương vì thiếu oxy. Nếu không được điều trị tức thì để tái lập dòng máu nuôi tim thì tim sẽ bị hủy hoại nhiều hơn và đưa tới cơn đau tim.

2-Nguyên nhân cơn đau tim

Trong đa số các trường hợp, cơn đau tim gây ra do bệnh của động mạch vành. Vì nhiều lý do khác nhau, mặt trong của động mạch bị các mảng chất béo bám vào, làm cho động mạch trở nên cứng và hẹp, máu lưu thông giảm đi. Một máu cục có thể thành hình và gây tắc nghẽn hoàn toàn sự lưu hành của máu. Tế bào tim không nhận được chất dinh dưỡng và oxy, sẽ bị hủy hoại Đó là sự nhồi máu cơ tim (myocardial infarction). Thời gian thiếu máu càng lâu thì sự hủy hoại của tế bào tim càng lan rộng và cơn đau tim càng trầm trọng hơn.

Đôi khi, cơn đau tim cũng xảy ra khi động mạch vành co thắt tạm thời làm cho lưu lượng máu tới tim giảm đi. Các cơn co thắt tạm thời này có thể gây ra do căng thẳng tâm thần, tiếp xúc với thời ti ết lạnh, khói thuốc lá hoặc khi sử dụng vài loại thuốc như bạch phiến...

3-Những rủi ro đưa tới cơn đau tim

Có hai loại nguy cơ có thể đưa tới cơn đau tim:

a-Các nguy cơ không thay đổi được:

-Nam giới từ 45 tuổi trở lên, nữ giới từ 55 tuổi trở lên;

-Trong gia đình có người bị bệnh tim (cha hoặc anh em có bệnh trước 55 tuổi, mẹ hoặc chị, em có bệnh trước 65 tuổi);

-Đã từng bị cơn đau thắt tim (angina) hoặc cơn đau tim;

-Đã được thông mạch máu tim (angioplasty) hoặc giải phẫu cầu vượt động mạch vành (coronary artery bypass surgery)

b-Các nguy cơ gây cơn đau tim có thể thay đổi được gồm có hút thuốc lá, béo phì, ít vận động cơ thể, huyết áp cao, cholesterol trong máu cao, bệnh tiểu đường..

4-Những dấu hiệu báo trước Cơn ĐauTim

. Có một số dấu hiệu báo trước sự xuất hiện của cơn đau tim:

a-Cảm giác khó chịu, nặng  nặng đau như có vật nặng đè trên ngực, kéo dài tới mấy phút rồi mất đi, nhưng có thể tái xuất hiện. Cơn đau có thể nhè nhẹ vừa phải tới đau không chịu được. Điểm đặc biệt là các cơn đau này không giống như khi cơ thể bị xé, bị đâm.

b-Cảm giác đau từ ngực chạy lên vai, cổ hoặc lan ra cánh tay; đầu ngón tay cảm thấy tê tê..

c-Choáng váng, muốn sỉu, đổ mồ hôi, buồn nôn, khó thở.

d-Lo sợ, nóng nẩy, bồn chồn.

đ-Da xanh nhợt..

e-Nhịp tim nhanh, không đều.

Nếu cảm thấy một trong những dấu hiệu này thì phải kêu cấp cứu ngay. Nhiều người trì hoãn cấp cứu vì cho rằng đó chỉ là dấu hiệu của ăn khó tiêu, ợ chua, nên khi tới bệnh viện thì đôi khi đã quá trễ.

5. Xác định bệnh

Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương thức cấp cứu sơ khởi, đồng thời tìm hiểu xem người bệnh đã bị cơn đau tim trong quá khứ, hỏi y sử cá nhân và gia đình, làm các thử nghiệm y khoa.. 

Có nhiều thử nghiệm để xác định bệnh:

a-Điện tâm đồ

Điện tâm đồ ghi các hoạt động điện của tim trên một băng giấy chuyển động. Điện tâm đồ giúp theo dõi số lượng và sự đều đặn của nhịp tim, tình trạng thương tổn của tế bào tim... Đây là thử nghiệm rất quan trọng và cần được thực hiện càng sớm càng tốt, trong vòng 10 phút, kể từ khi có dấu hiệu cơn đau tim.

b-Thử nghiệm máu.

 Khi bị hủy hoại, tế bào tim nhả vào máu mấy loại men (enzyme) mà khi đo số lượng có thể giúp bác sĩ biết được mức độ hủy hoại của tế bào tim.

Ngoài ra, chụp X-quang động mạch tim, siêu âm đôi khi cũng được dùng để tìm hiểu tình trạng tắc nghẽn của động mạch vành, kích thước, hình dạng và sự tổn thương các thành phần của trái tim.

6. Điều trị

Ngay khi cảm thấy có dấu hiệu bị cơn đau tim, bệnh nhân cần phải kêu số điện thoại cấp cứu ngay để được đưa đi khám bệnh và điều trị càng sớm càng tốt. Điều trị sớm có thề ngăn ngừa hoặc giới hạn sự hư hao của tế bào tim và giảm được tử vong cho người bệnh.

Trên đường chuyên trở bệnh nhân tới bệnh viện, nhân viên cấp cứu đã có thể bắt đầu sự chữa trị với phương tiện sẵn có trong xe cấp cứu. Họ thường xuyên liên lạc trực tiếp với bác sĩ tại bệnh viện để thông báo tình trạng người bệnh và tham khảo ý kiến về cách thức đối phó với cơn đau tim. Họ có thể cho bệnh nhân thở oxy, dùng thuốc giảm đau tim nitroglycerin, morphine..Họ cũng sử dụng máy cấp cứu tim khi nhịp tim rối loạn, tạm ngưng..

Tới nhà thương, bệnh nhân thường được đưa vào phòng cấp cứu tim trang bị đầy đủ dụng cụ, và dược phẩm. Các bác sĩ sẽ hành động ngay để phục hồi sự lưu hành máu tới tim, giảm thiểu tổn thương cho các tế bào và liên tục theo dõi tình trạng bệnh.

Thuốc gây tan cục huyết được dùng trong vòng 1 giờ kể từ khi bắt đầu có dấu hiệu của cơn đau tim.Thuốc loại nitrate để giúp động mạch bớt co thắt và giảm cơn đau trước ngực.Thuốc chống đông máu đề làm máu loãng, tránh đóng cục trong lòng động mạch. Thuốc viên aspirin để ngăn ngừa tiều cầu kết tụ với nhau...

Ngoài ra còn các dược phẩm giúp hạ huyết áp, giảm sức căng của động mạch, nhờ đó  tim làm việc nhẹ nhàng hơn; thuốc điều hòa nhịp tim; thuốc an thần giảm đau. Bệnh nhân liên tục được hít thở oxy...

Thời gian điều trị tại bệnh việc tùy thuộc tình trạng nặng hay nhẹ của bệnh, sự đáp ứng với các phương thức chữa trị,  thường thường là năm, sáu ngày nếu không có biến chứng.

Trước khi xuất viện, bệnh nhân được hướng dẫn về cách thức chăm sóc và dùng thuốc, về chế độ dinh dưỡng, về nếp sống, về sự vận động cơ thể với chương trình vật lý trị liệu, phục hồi chức năng của tim. Bệnh nhân sẽ hiểu rõ nên vận động như thế nào để tăng cường sức mạnh của cơ thể mà không gây ra rủi ro cho trái tim, hiểu rõ về bệnh tim của mình và biết cách đối phó với các khó khăn trong đời sống hằng ngày để tránh cơn đau tim tái phát.

7.Phòng ngừa

Đa số cơn đau tim là do bệnh của động mạch vành (coronary artery disease) gây ra. Vì thế, để phòng ngừa cơn đau tim, phải giảm thiểu, loại trừ các nguy cơ đưa tới bệnh của mạch máu nuôi dưỡng trái tim này.

Đó là: không hút thuốc lá, giảm tiêu thụ quá nhiều chất béo động vật, cholesterol, ăn nhiều rau trái cây, giảm muối, giới hạn tiêu thụ rượu, niauống thuốc hạ cao cholesterol trong máu, giữ huyết áp ở mức trung bình 120 / 80mm Hg, giảm cân nếu béo phì, giữ mức đường huyết dưới 110mg/dl, năng vận động cơ thể, tránh các căng thẳng tinh thần, ngủ nghỉ đầy đủ...

Nếu đã có tiền sử cơn đau tim, cần phải lưu ý chăm sóc sức khỏe, theo lời hướng dẫn của bác sĩ trong việc dùng thuốc và tập luyện phục hồi chức năng tim, thay đổi nếp sống.. để tránh cơn đau tim tái phát.

Cần giữ hẹn tái khám với bác sĩ để theo dõi tình trạng trái tim và thay đổi thuốc nếu cần...

Kết luận:

Thường thường, khoảng 6 tuần lễ sau cơn đau tim, đa số bệnh nhân có thể trở lại đời sống bình thường, nếu được điều trị sớm và đúng đắn, cũng như không có biến chứng và không bị những cơn đau thắt tim quấy rầy.

Nhiều người có thể đi lại ngay sau khi cơn đau tim đã được điều trị. Đa số có thể lái xe trở lại sau vài tuần lễ, nếu không có biến chứng, đau ngực. Và sau vài tuần lễ không còn cơn đau thắt tim thì cũng có thể sinh hoạt tình dục với người bạn thân quen..

Một số người, sau khi qua khỏi cơn đau tim, thường rơi vào tâm trạng buồn rầu, lo ngại: lo ngại cơn đau tim tái phát.

Trong trường hợp này, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẩn cách thức đối phó. Nếu cần, bác sĩ cũng có thể cho dùng vài loại thuốc an thần để giảm lo âu, trầm cảm...

 Đặc biệt là người bệnh cần có những hỗ trợ, những tình cảm thương yêu của thân nhân gia đình, để tránh rơi vào hoàn cảnh lẻ loi, canh cánh niềm đau một mình...

Bác sĩ Nguyển Ý Đức

Texas-Hoa Kỳ

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vào mỗi mùa hè, tại Hoa Kỳ có khoảng 1500 người thiệt mạng vì sức nóng do ánh nắng mặt trời gây ra. Năm nay, cơn nóng nắng tái xuất hiện khắp nơi trên thế giới và tại Hoa kỳ đã có trên 200 tử vong do thời tiết trên 100º F gây ra. Nhớ lại vào năm 1995, chỉ với một thời gian ngắn nóng bức
Từ xưa, người ta vẫn tin rằng ruợu rắn, nhất là ruợu Tam Xà chứa ba loại rắn độc nhất, là loại thuốc cường dương. Những vị trung niên, "sồn sồn" rất thích loại rượu này và cho rằng nhờ rượu rắn, họ đã mạnh mẽ thêm trong vấn đề chăn gối. Do đó, hầu như ở khắp mọi nơi, chỗ nào có bán
Tôi tên là Nguyễn-Phúc ở Pháp, có dịp may đọc bài Cholesterol của BS ở trên Việt Báo, xin trân trong kính chào BS, kính chúc BS và quý quyến một mùa hè đầy vui tươi hạnh phúc. Xin BS cho phép tôi có môt câu hỏi: lúc trước tôi có Cholesterol cao và Triglycérides cao, BS của tôi đã cho tôi
"Chúng ta tiêu tiền nhiều hơn cho y khoa, uống nhiều thuốc hơn trước mà chúng ta lại bịnh nhiều hơn trước.
Muối ăn (NaCl) là những hạt mầu trắng, vị mặn, tách ra từ nước biển hoặc khai thác từ mỏ di tích của biển. Đây là một chất cần thiết cho mọi sinh vật nhưng cũng có nguy cơ gây bệnh nếu dùng quá nhiều. Muối ăn được dùng từ thuở rất sớm trong lịch sử loài người. Trước đây, vì khan hiếm, nên muối
Tôi xin được lược dịch chương này để mọi người chúng ta suy ngẫm. Nếu ông Kelvin Trudeau nói đúng thì ngành y khoa của Mỹ phải tìm cách cải tiến để cứu nước Mỹ. Còn nếu ông Trudeau nói sai thì chúng ta nhứt là ngành y có bổn phẩn phải làm sáng tỏ vấn đề. Trong một đất nước tôn trọng quyền
Viêm vùng chậu phụ nữ bao gồm nhiễm trùng và viêm phần trên cơ quan sinh dục phụ nữ. Viêm vùng chậu bao gồm viêm buồng trứng, viêm màng nhày tử cung, viêm ống dẫn trứng, và bọc mủ nơi buồng trứng và đường dẫn trứng. Có trường hợp viêm vùng chậu làm mủ trong bụng, viêm màng bụng (peritonitis) vùng chậu, hay viêm xung quanh gan. Viêm vùng chậu
Mặc dù tôi mới nhập môn TTKC, nhưng tôi nhận được nhiều lợi ích nhờ phương pháp Khí Công này,
Bs Louis Pasquale và các đồng nghiệp thuộc Đại Học Y Khoa Harvard theo dõi bệnh tăng nhãn áp (glaucoma) nghiên cứu 20 năm cho phụ nữ bị tiểu đường loại 2. Tất cả bao gồm 76312 phụ nữ tiểu đường từ năm 1980 tới 2000 trong chương trình nghiên cứu Nurse Health Study. Tất cả mọi bệnh nhân đều trên 40 tuổi, chưa bao giờ bị bệnh cao
Nước Trà được chế biến từ lá của một loại thực vật có tên khoa học là Camellia sinensis. Người châu Á biết thưởng thức hương vị của trà từ nhiều ngàn năm về trước. Mãi đến thế kỷ thứ 17, trà mới được dân chúng Âu châu biết tới mà dùng. Các quốc gia sản xuất trà nhiều nhất trên thế giới hiện nay là Ấn Độ, Trung Hoa, Sri Lanka.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.