Các loại bệnh lan rộng vì hiện tựợng hâm nóng toàn cầu có thể giết thêm 185 triệu người tại vùng Phi Châu Tiểu Sa Mạc Sahara vào cuối thế kỷ này, và biến nhiều triệu người khác trở thành dân tị nạn trừ phi các nứơc giàu hành động ngay từ bây giờ, theo 1 bản phúc trình hôm Thứ Hai.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
Hội Christian Aid (Cứu Trợ Ky Tô Hữu) nói là các nước đã phát triển phải ngừng việc lệ thuộc vào năng lượng hóa thạch (như dầu) và phải trích riêng các khoản tiền lớn để trợ giúp các nước nghèo nhằm ngăn cản ảnh hưởng tệ hại nhất của hâm nóng toàn cầu, và phải đổi sang các nguồn năng lượng khác như gió, mặt trời và sóng biển.
Hội phi chính phủ này viết trong bản phúc trình “The Climate of Poverty: Facts, Fears and Hopes” (Khí Hậu Của Đói Nghèo: Dữ Kiện, Sợ Hãi và Hy Vọng) rằng, “Thay đổi khí hậu đang xảy ra và sẽ tất yếu tiếp diễn. Người nghèo sẽ thiệt hại, do vậy chúng tôi kêu gọi các nứơc giàu giúp họ điều chỉnh khi biển dâng cao, khi san mạc lan rộng, và khi lụt và bão trở thành thường xuyên và dữ dội hơn.”
Hầu hết khoa học gia đồng ý rằng hâm nóng toàn cầu là do sử dụng năng lượng hóa thạch (như dầu, xâng) cho giao thông và điện lực, và các bài toán mới cho thấy là đã tăng thêm 0.6 độ Celsius trong thế kỷ 20, các nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 3 độ vào năm 2100.
Hội Christian Aid nói là ước tính sẽ có 185 triệu người chết vì các loại bệnh vì khí hậu toàn cầu, dựa theo các con số từ LHQ và Ủy Ban Liên Chính Phủ về Thay Đổi Khí Hậu.
Hâm nóng toàn cầu cũng sẽ tăng thêm các tác nhân bệnh -- thí dụ, cho phép các loại muỗi mở rộng tầm hoạt động hơn.
Băng tan không chỉ làm sụt lở các bờ biển ở tốc độ mau chóng, nhưng cũng nâng cao mực biển và giảm các nguồn tin cậy như nước uống.
Cùng lúc đó, thay đổi khí hậu sẽ tăng nhiều bão lụt và hạn hán, với các vùng khô sẽ khô hơn, và vùng ướt sẽ ướt hơn.