Hôm nay,  

Câu Chuyện Y Học: Nhức Đầu Kinh Niên Của Trẻ Em

15/08/200900:00:00(Xem: 5499)
Câu Chuyện Y Học: Nhức Đầu Kinh Niên Của Trẻ Em
Bác sĩ Trần Mạnh Ngô
Nhức đầu hàng ngày của thiếu niên là một vấn đề đã từng được nhiều người bàn luận trước đây. Bs S J Wang và các đồng nghiệp khảo sát 122 trẻ vị thành nhiên tuổi từ 12 tới 14 bị nhức đầu mỗi ngày kinh niên theo dõi trong thơì gian 2001- 2002. Nhức đầu kinh niên mỗi ngày của trẻ em được định nghĩa là nhức đầu kéo dài lâu hơn15 ngày mỗi tháng, và trung bình mỗi lần nhức đầu kéo dài lâu hơn 4 giờ mỗi ngày, liên tục 3 tháng liền.
Tổng cộng có 103 bệnh nhân hoàn tất thử nghiệm nhức đầu kinh niên. Trong số này có 26 trẻ em trai và 77 trẻ em gái. Tuổi trung bình khoảng 21. 28 trẻ em bị tật nhức đầu trung bình và trầm trọng. 12 bệnh nhân nằm theo đúng tiêu chuẩn nhức đầu kinh niên mỗi ngày. Trung bình trẻ nhức đầu kinh niên mỗi ngày khoảng 13 tuổi và nhức đầu kéo dài 2 năm. (Neurology, 07/21/ 2009).
Kết quả ước lượng khoảng 88% bệnh nhân bị nhức đầu khi tơí 20 tuổi không còn chứng nhức đầu kinh niên mỗi ngày nữa.   Khoảng 12% trẻ em vẫn tiếp tục bị nhức đầu cho tới khi trưởng thành. Đối vơí người Mỹ, chỉ có 4% trẻ em bị nhức đầu kinh niên mỗi ngày. Và chỉ có 1-2% học sinh trung học bị nhức đầu kinh niên hàng ngày.

Theo tường trình của Cơ Quan Nhức Đầu Quốc Tế thì nhức đầu do căng thẳng thường thấy nhiều nhất ở trẻ em. Và phần lớn trẻ em bị nhức đầu mỗi ngày kinh niên thường thấy là chứng nhức đầu thống, loại nhức nửa đầu.
Theo một tường trình khác cho biết 20% người lớn khi ở 10 tuổi trở lên đã bị bệnh nhức đầu. Khoảng 50% người lớn bị chứng nhức đầu trước 20 tuổi. Trong một kết quả nghiên cứu cho biết 56% trẻ em trai và 74% trẻ gái tuổi từ 12 tới 17 đã bắt đầu có chứng nhức đầu. 5% trẻ em bị nhức đầu thống ở tuổi 15 và 15% trẻ bị nhức đầu vì căng thẳng.
Trẻ em vị thành niên thường bị nhức đầu kinh niên chia làm 3 loại như sau: nhức đầu do căng thẳng, nhức đầu thống, và viêm xoang.  Nhưng phần lớn trẻ bị như nhức đầu có thể do nhiều nguyên nhân khác như khi bị bệnh nặng, bị nhiễm trùng, cảm cúm hay nóng sốt. Ngoài ra, viêm xoang, viêm cổ họng hay viêm tai cũng gây nhức đầu. Những bệnh trầm trọng khác có thể gây nhức đầu như dịch não sản xuất quá mức (hydrocephalus), nhiễm trùng não, viêm màng óc. Viêm não, u bướu trong đầu, máu đông thành cục trong mạch máu não, chấn thương não, hay bị làm mủ bên trong đầu.
Nếu thấy trẻ em bị chứng nhức đầu thì phụ huynh nên đưa con em gặp bác sĩ ngay.
Bs Trần Mạnh Ngô, E-mail: nmtran@hotmail.com.
(Xin mơì ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.