Hôm nay,  

Câu Chuyện Y Học: Nghẹt Phổi Kinh Niên

07/04/200700:00:00(Xem: 4533)

Nghẹt phổi kinh niên (COPD, Chronic obstructive pulmonary disease) là bệnh bị nghẽn luồng không khí trong phổi, bị nghẹt (obstruction) kinh niên, mạn tính. Khi nói COPD tức là nói về 2 thứ bệnh: Viêm cuống phổi kinh niên (Chronic bronchitis) và tràn khí (Emphysema). Còn suyễn (Asthma) không nằm trong COPD.

Nghẹt phổi kinh niên là loại bệnh đứng hàng thứ tư gây tử vong cao nhất tại Hoa Kỳ. Trung bình mỗi năm có khoảng một trăm mười ngàn (110,000) người bị chết vì nghẹt phổi kinh niên. Nghiã là nếu so sánh kể từ năm 1985, số lượng người chết đã tăng thêm 45%.

Thuốc lá ảnh hưởng nghẹt phổi kinh niên (COPD) ra sao"

Khói thuốc lá kích thích bạch huyết cầu (polymorphonuclear leukocytes) trong phổi sinh ra gốc tự do (free radicals) và chất oxýt-hóa (oxidants) gây hiện tượng oxyt-hóa. Hiện tượng kể trên giảm phân hóa tố antiproteases phát sinh peroxides từ chất mỡ trong đường hô hấp và túi phổi. Viêm phổi vừa làm hư hại đường phổi và túi phổi, vừa tiết ra đờm nhớt. Trong bệnh nghẹt phổi, chất trung gian leukins sinh ra viêm. Hiện tượng viêm còn do những phân hóa tố khác như elastases, cathepsins, và metalloproteinases.

* Triệu chứng nghẹt phổi kinh niên

Nhiều khi kết tụ thời gian kéo dài tới 30 năm mới phát hiện triệu chứng. Lúc đầu bệnh nhân không có gì trầm trọng. Chỉ thấy ho buổi sáng. Khi bệnh nặng, bắt đầu thấy khó thở, ho, có đờm, và khò khè. Khám bệnh, chụp hình, thử máu, đo hơi thở (spirometry) là những phương pháp thử nghiêm để định bệnh.

Điều Trị: Các bác sĩ cho nhiều thứ thuốc chữa bệnh nghẹt thở kinh niên, nhưng mục đích chính là để kiểm soát những triệu chứng của bệnh nghẹt thở kinh niên (COPD). Bệnh nhân phải dùng thuốc đều đặn để kiểm soát tình trạng khó thở. Vài thứ thuốc chỉ dùng khi bị lên cơn khó thở (shortness of breath). Bác sĩ có thể phối hợp vài thuốc với nhau nhưng không có phối hợp nào coi là tuyệt đối. Bác sĩ cho bệnh nhân dùng thuốc tùy theo triệu chứng của mỗi bệnh nhân. Bởi vậy phải theo dõi khi dùng thuốc và phải có bác sĩ trông coi thường xuyên để biết thuốc nào phù hợp với mình nhiều nhất.

Phần lớn thuốc trị COPD chia làm 3 loại:

1) Loại thứ nhất là thuốc làm nở cuống phổi (bronchodilatators, như beta agonists; anticholi- nergetics; theophylline).

2) Thuốc thứ 2 chống viêm (anti-inflammatories như inhaled cortico- steroids; corticosteroid pills).

3) Thuốc thứ 3 là trụ sinh hay kháng sinh (antibiotics). Ngoài việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân phải nằm trong chương trình phục hồi học cách tập thở (pulmonary rehabilitation), bỏ hút thuốc lá. Trong vài trường hợp thật nặng, vài nhà thương ở Mỹ có chương trình giải phẫu thay phổi.

Sau đây là những lời khuyên cho bệnh nhân nghẹt phổi kinh niên:

Trước hết, chúng ta nên hiểu thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh nghẹt thở kinh niên. Cho nên việc đầu tiên là phải bỏ hút thuốc lá. Có nhiều phương pháp bỏ hút thuốc lá như đã từng trình bầy trước đây. Cần uống thuốc để làm nở cuống phổi. Tập thở. Đôi khi cần hít thở dưỡng khí. Đôi khi cần người giúp đỡ tinh thần, hoặc giúp đỡ trong việc điều trị.

Bệnh nhân cần đọc thêm tài liệu để tìm hiểu thêm bệnh nghẹt phổi kinh niên và những cách chữa trị, kể cả những hiểm nguy của bệnh. Bệnh nhân cũng cần biết trường hợp nào sẽ phải giải phẫu thay phổi. Hiểu biết bệnh nghẹt phổi kinh niên sẽ giúp bệnh nhân điều chỉnh khá hơn trong lúc làm việc, lúc chơi, khi du lịch, hay trong vấn đề tình dục, và nhất là hiểu biết tự giới hạn trong công việc hoạt động hàng ngày. Bệnh nhân nên đi bộ khoảng 20 phút 2 lần mỗi ngày, hay trên 30 phút mỗi ngày. Thể dục sẽ giúp bệnh nhân giảm triệu chứng khó thở, làm việc thấy khỏe hơn, ăn ngon, ngủ yên và nói chung sẽ làm đời sống tốt đẹp hơn. (Bài này viết vơí mục đích thông tin những vần đề y học tổng quát, không dùng để tự trị liệu. Nếu cần chữa bệnh, nên hỏi bác sĩ gia đình).

Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D.; E-mail: nmtran@hotmail.com; Xin mời quý bạn vào thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.