Hôm nay,  

Câu Chuyện Y Học: Kiểm Soát Đồ Ăn An Toàn

11/21/200900:00:00(View: 6475)

Câu Chuyện Y Học: Kiểm Soát Đồ Ăn An Toàn

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô
Đồ ăn thường không được an toàn. Bs Andrea và các đồng nghiệp thuộc Đại học California vừa phổ biến một bài đăng trong Clinical Review of Allergy and Immunology, tháng 11, 2009, cho biết một số bệnh do đồ ăn gây ra từ những độc tố, đặc biệt độc tố nấm mốc. Độc tố có thể làm hư hại một số cơ quan trong cơ thể như hệ thống miễn dịch, thận hay động dục (estrogenic), hoặc gây quái thai.
Tuy nhiên, nguy hiểm nhất là những chất thải trong kỹ nghệ như chì, thủy ngân, hay arsenic. Có nhiều độc tố trong kỹ nghệ đã bị ngăn cấm từ lâu như những hoá chất organochlorine, những chất diệt trừ sâu bọ, hay những chất dioxins, cũng đã nhiễm vào đồ ăn. Hoá chất DDT chẳng hạn có thể gây quái thai, hoặc ảnh hưởng hệ thống thần kinh. Đồ ăn có thể bị nhiễm bởi những thuốc dùng để chữa bệnh cho súc vật hay khi được bơm vào những cây trồng trọt hoa quả. Hoá chất organophosphates đã được lưu ý rất nhiều vì đôc chất tác dụng vào não phát triển. Một số hoá chất khi nấu nướng cũng bị nghi ngờ gây nguy cơ ung thư. Hoá chất phthalates gây quái thay khi thử nghiệm cho súc vật giống đực và chất Bisphenol A tác dụng não khi đang phát triển hay cơ quan sinh dục súc vật đực khi thử nghiệm. Ngày nay nhiều người lưu ý những đồ ăn sản xuất do thay đổi di thể hoặc những vật liệu nhỏ nano khi dùng để gói đồ ăn.


Cơ Quan Y tế và Sức Khỏe Mỹ đang tìm cách kiểm soát đồ ăn an toàn và giảm bớt bệnh tật do đồ ăn gây ra. Hiện nay có tơí 80% trung tâm kỹ nghệ sản xuất đồ ăn đang được Cơ Quan Thực Phẩm và Thuốc Men kiểm soát ở Mỹ, trong đó phải kể những nhà sản xuất thực phẩm, những cơ sở chế biến hay chuyển vận thực phẩm, kho chứa thực phẩm, nhà hàng hay chợ búa. Và vấn đề an toàn thực phẩm đã được đặt ra gần đây khi có vụ nhiễm vi trùng Salmonella trong đồ ăn peanut butter, nhập cảng sữa trẻ em và một số thực phẩm nhập cảng từ Trung Quốc bị nhiễm melamine, vụ nhiễm trùng Salmonella trong ớt và trái cây dưa nhập cảng. Tuy nhiên kiểm soát an toàn thực phẩm cũng có nhiều vấn đề tại Cơ Quan Y tế Mỹ như chưa có phương pháp kiểm soát triệt để, thiếu kỹ thuật khám xét, thiếu hụt ngân quỹ kiểm soát an toàn thực phẩm. Và nhất là việc kiểm soát thực phẩm nhập cảng chưa đạt được mức mong muốn. Chẳng hạn hiện nay chỉ có 1% đồ ăn nhập cảng được kiểm soát, trong khi có tới 60% người sống ở Mỹ ăn trái cây tươi và rau, và có tơí 75% người sống ở Mỹ ăn đồ biển nhập cảng. Muốn được đồ ăn an toàn hơn, phải cặn kẽ kiểm soát những nguồn đồ ăn nhập cảng, phải dùng phương pháp hữu hiệu hơn phòng ngừa bệnh tật, phải thực hiện được việc phối hợp những cơ quan kiểm soát thực phẩm an toàn hơn, và phải có những luật lệ chặt chẽ kiểm soát đồ ăn an toàn hơn. Đạo luật mới H.R. 875, 2009 đang bàn cãi, bảo vệ sức khoẻ dân chúng đề phòng bệnh do đồ ăn gây ra, bảo vệ an toàn thực phẩm, cải tạo nghiên cứu đồ ăn nhiễm độc gây bệnh, v..v..
Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, e-mail: [email protected]; Xin mời ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, Một Trang Web Y khoa của người Việt viết cho người Việt.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Những người sống với Covid lâu dài sau khi phải vào bệnh viện nhiều phần cho thấy một số tổn hại đối với các bộ phận chính của cơ thể, theo một nghiên cứu mới cho biết. Chụp hình MRI cho thấy nhiều bệnh nhân có một số bất thường trong nhiều bộ phận như phổi, não và thận gấp ba lần.
Mùa cúm đang đến và vắc xin ngừa COVID-19 mới cập nhật đã ra mắt sau đợt cúm năm rồi Chúng tôi muốn chia sẻ một số thông tin về việc chích ngừa COVID-19 trong chuyên mục của tháng này. Nếu bạn có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, Đạo luật Chăm Sóc sức khoẻ trên Thị trường Bảo hiểm Y tế theo Giá cả phải chăng(Affordable Care Act Health Insurance Marketplace) Tiền hưu trí, tiền trợ cấp an sinh xã hội (SSI) hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, có 3 cách bạn có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.
Trung Tâm Y Tế Nhân Hòa tọa lạc tại số 7761 Garden Grove Blvd, Garden Grove, CA 92841do Bác Sĩ Tình Trần làm Giám Đốc Y Tế, đã mở Hội Chợ Y Tế vào thứ Bảy ngày 23 tháng 9 năm 2023 cho cư dân những người có lợi tức thấp, hoặc có bảo hiểm hay không có bảo hiểm cũng đều được tham gia.
Tập thể dục thường được nói đến như một yếu tố quan trọng giữ đầu óc tỉnh táo, nhưng có nhiều nghiên cứu cho thấy sự khác biệt và lắm lúc còn có thể có những hiệu quả ngược lại nữa. Một nghiên cứu mới đã tóm tắt tác động của việc rèn luyện thể chất đối với sức khỏe trí óc, trong đó bao gồm trí nhớ, sự chú ý, khả năng ra quyết định và tốc độ giải quyết thông tin của não. Theo kết quả rõ ràng của các nhà nghiên cứu, các hoạt động rèn luyện và tập thể dục nhằm mục đích cải thiện thể lực và hấp thụ oxy chỉ có tác dụng thấp đối với khả năng nhận thức. Ngược lại, tập yoga có tác động tích cực đến sức khỏe trí óc và có nhiều khả năng dẫn đến sự thay đổi rõ rệt về chức năng nhận thức.
Một loạt các biến thể mới của Omicron đang khiến số ca nhiễm COVID-19 gia tăng và số trường hợp bị bệnh nặng cũng nhiều hơn. Trong tuần cuối cùng của tháng 8, đã có hơn 650 người chết vì COVID-19, tăng 10% so với tuần trước đó, và có 17,000 trường hợp mới phải vào bệnh viện.
“Tim đập liên hồi.” “Bồn chồn trong dạ.” “Tim muốn rớt ra ngoài.” “Nẫu ruột.” Đây là những cụm từ được nhiều người sử dụng để mô tả nỗi sợ hãi và lo âu. Thường thì chúng ta có thể cảm thấy được những cảm giác lo lắng, sợ hãi ở lồng ngực hoặc trong bụng chứ không phải ở não. Nhiều nền văn hóa có truyền thống gắn liền sự hèn nhát và dũng cảm với hình ảnh trái tim hoặc lòng dạ hơn là với bộ não.
Bệnh gan đang trở nên phổ biến hơn ở các nước phương Tây. Tại Thụy Điển, ước tính có khoảng một triệu người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ, đúng như tên gọi có nghĩa là gan tích tụ mỡ, không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy, hầu hết người bịnh không biết rằng họ có chất béo tích tụ, mà ở một số người cuối cùng có thể phát triển thành xơ gan và ung thư gan. Một nghiên cứu ở Thụy Điển cho thấy số người mắc bịnh gan nhiễm mỡ ngày càng gia tăng.
Nhà sinh lý học vĩ đại người Pháp Claude Bernard đã phát triển khái niệm về nội môi (le milieu intérieur, tiếng Anh là the internal environment, tạm hiểu là môi trường bên trong cơ thể): môi trường chất lỏng được điều tiết tinh tế bao quanh các tế bào, chảy qua các động mạch và tĩnh mạch, thấm vào tất cả các cơ và dây thần kinh, cơ quan và xương trong cơ thể chúng ta. Hai trái thận phải làm khá nhiều việc để duy trì trạng thái cân bằng cho môi trường chất lỏng này, hay còn gọi là “cân bằng nội môi” (homeostasis). Chúng loại bỏ nhiều chất với nhiều kích thước khác nhau ra khỏi máu. Các chất này là phụ phẩm khi cơ thể tạo ra và đốt cháy năng lượng, và sẽ trở nên độc hại nếu tích tụ quá nhiều. (Gan thì trực tiếp loại bỏ các hóa chất khác ngay sau khi tiêu hóa, như rượu và ma túy, trong khi ruột, phổi và da thì thực hiện các chức năng bài tiết bổ sung.)
Thương hiệu số một trên thế giới, CheongKwanJang, hòa nhập với xu hướng Thực Phẩm Dược Tính toàn cầu, đã thông báo về sự hợp tác với chuỗi nhà hàng Kabuki của Nhóm Kaizen Dining. Sự hợp tác này, kết hợp truyền thống 120 năm và lợi ích sức khỏe của CheongKwanJang với ẩm thực Nhật Bản quen thuộc đối với người Mỹ, đã được tiết lộ tại một sự kiện diễn ra vào ngày 6 tháng 9 tại nhà hàng chính của Kabuki Huntington Beach. Tiến sĩ Lee Yun-beom, CEO của CheongKwanJang tại trụ sở Hoa Kỳ, đã tuyên bố: "Hồng Sâm Hàn Quốc, được biết đến khoa học với tên gọi Panax Ginseng C.A. Meyer, khác biệt với các loại sâm được tìm thấy tại Hoa Kỳ hoặc các khu vực khác; Nó đã được xác minh khoa học thông qua hơn 450 nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng ở các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ."
Năm ngoái, các bác sĩ tại một bệnh viện ở Canberra đã sốc tới lặng người khi gắp một con giun sống ra khỏi não một phụ nữ. Trước đó, nữ bệnh nhân này phải vào bệnh viện với các triệu chứng như bị đau dạ dày, ho khan, đổ mồ hôi đêm trong hàng tháng trời, sau đó thì bà bị trầm cảm và hay quên. Bệnh nhân đã được chỉ định đi scan não.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.