Hôm nay,  

Câu Chuyện Y Học: Kiểm Soát Đồ Ăn An Toàn

21/11/200900:00:00(Xem: 6488)

Câu Chuyện Y Học: Kiểm Soát Đồ Ăn An Toàn

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô
Đồ ăn thường không được an toàn. Bs Andrea và các đồng nghiệp thuộc Đại học California vừa phổ biến một bài đăng trong Clinical Review of Allergy and Immunology, tháng 11, 2009, cho biết một số bệnh do đồ ăn gây ra từ những độc tố, đặc biệt độc tố nấm mốc. Độc tố có thể làm hư hại một số cơ quan trong cơ thể như hệ thống miễn dịch, thận hay động dục (estrogenic), hoặc gây quái thai.
Tuy nhiên, nguy hiểm nhất là những chất thải trong kỹ nghệ như chì, thủy ngân, hay arsenic. Có nhiều độc tố trong kỹ nghệ đã bị ngăn cấm từ lâu như những hoá chất organochlorine, những chất diệt trừ sâu bọ, hay những chất dioxins, cũng đã nhiễm vào đồ ăn. Hoá chất DDT chẳng hạn có thể gây quái thai, hoặc ảnh hưởng hệ thống thần kinh. Đồ ăn có thể bị nhiễm bởi những thuốc dùng để chữa bệnh cho súc vật hay khi được bơm vào những cây trồng trọt hoa quả. Hoá chất organophosphates đã được lưu ý rất nhiều vì đôc chất tác dụng vào não phát triển. Một số hoá chất khi nấu nướng cũng bị nghi ngờ gây nguy cơ ung thư. Hoá chất phthalates gây quái thay khi thử nghiệm cho súc vật giống đực và chất Bisphenol A tác dụng não khi đang phát triển hay cơ quan sinh dục súc vật đực khi thử nghiệm. Ngày nay nhiều người lưu ý những đồ ăn sản xuất do thay đổi di thể hoặc những vật liệu nhỏ nano khi dùng để gói đồ ăn.


Cơ Quan Y tế và Sức Khỏe Mỹ đang tìm cách kiểm soát đồ ăn an toàn và giảm bớt bệnh tật do đồ ăn gây ra. Hiện nay có tơí 80% trung tâm kỹ nghệ sản xuất đồ ăn đang được Cơ Quan Thực Phẩm và Thuốc Men kiểm soát ở Mỹ, trong đó phải kể những nhà sản xuất thực phẩm, những cơ sở chế biến hay chuyển vận thực phẩm, kho chứa thực phẩm, nhà hàng hay chợ búa. Và vấn đề an toàn thực phẩm đã được đặt ra gần đây khi có vụ nhiễm vi trùng Salmonella trong đồ ăn peanut butter, nhập cảng sữa trẻ em và một số thực phẩm nhập cảng từ Trung Quốc bị nhiễm melamine, vụ nhiễm trùng Salmonella trong ớt và trái cây dưa nhập cảng. Tuy nhiên kiểm soát an toàn thực phẩm cũng có nhiều vấn đề tại Cơ Quan Y tế Mỹ như chưa có phương pháp kiểm soát triệt để, thiếu kỹ thuật khám xét, thiếu hụt ngân quỹ kiểm soát an toàn thực phẩm. Và nhất là việc kiểm soát thực phẩm nhập cảng chưa đạt được mức mong muốn. Chẳng hạn hiện nay chỉ có 1% đồ ăn nhập cảng được kiểm soát, trong khi có tới 60% người sống ở Mỹ ăn trái cây tươi và rau, và có tơí 75% người sống ở Mỹ ăn đồ biển nhập cảng. Muốn được đồ ăn an toàn hơn, phải cặn kẽ kiểm soát những nguồn đồ ăn nhập cảng, phải dùng phương pháp hữu hiệu hơn phòng ngừa bệnh tật, phải thực hiện được việc phối hợp những cơ quan kiểm soát thực phẩm an toàn hơn, và phải có những luật lệ chặt chẽ kiểm soát đồ ăn an toàn hơn. Đạo luật mới H.R. 875, 2009 đang bàn cãi, bảo vệ sức khoẻ dân chúng đề phòng bệnh do đồ ăn gây ra, bảo vệ an toàn thực phẩm, cải tạo nghiên cứu đồ ăn nhiễm độc gây bệnh, v..v..
Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, e-mail: [email protected]; Xin mời ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, Một Trang Web Y khoa của người Việt viết cho người Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khảo cứu của Gs Javier Espinosa (Rochester Institute of Technology in America) cho biết là ông chồng quá lệ thuộc vào bà vợ về tình cảm, tinh thần và về thể xác. Vợ (VN) được xem như là người chăm sóc chồng (caregiver). Trăm việc nhỏ lớn đều do một tay vợ già quán xuyến, lo hết và nắm hết. Từ việc con cái, nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, tiền bạc dành dụm, bảo vệ hạnh phúc gia đình, canh giữ, kiểm soát ông chồng khỏi bị bà khác sớt đi mất… Chồng quá ỷ lại vào vợ cho nên khi bả chết bất thình lình thì ông bị chới với, stress tột độ, mất người săn sóc nên ảnh hưởng đến sức khỏe. Thường một thời gian ngắn sau thì ổng cũng lót tót theo bả về bên kia thế giới.
Chết phải là một chuyến du lịch tuyệt vời vì chưa có một ai đã trở về!(“La mort doit être un beau voyage puisque personne n'en est revenue”). Thông thường trong những dịp Tết, người đời thường chúc tụng lẫn nhau sống thọ đến trăm tuổi. Không phải ai muốn chết lúc nào là chết được đâu. Phải tới số mới chết. Trời kêu ai nấy dạ mà Sống quá thọ có tốt, có cần thiết không? Không có ai nghĩ giống ai hết. Đặt câu hỏi như trên có thể làm nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng đó là sự thật. Tuổi thọ (longévité) trong điều kiện sức khoẻ bình thường, không ngừng gia tăng thêm lên mãi tại các quốc gia kỹ nghệ giàu có... Sự gia tăng nầy thật ra phải được xem như là một sự kéo dài của tuổi trẻ (jeunesse) hơn là một sự kéo dài của…tuổi già (vieillesse). Tại sao chúng ta già? Tuổi thọ đến lúc nào sẽ dừng lại? Nhân loại đã đạt được đến mức nầy hay chưa?
Chúng ta chỉ có thể tung hoành trong một ngày thật ngắn ngũi mà thôi. Hãy trân quý ngày hôm nay. Chúng ta sẽ mất tinh thần, sẽ mất hết niềm tự tin cũng như sự can đảm, và cuộc sống chúng ta sẽ chìm đi nếu chúng ta để gánh nặng của ngày hôm qua và của ngày mai chồng chất thêm vào gánh nặng của ngày hôm nay. Không phải những kinh nghiệm của ngày hôm nay làm chúng ta thất vọng, nhưng đó chính là những đắng cay, hối hận, dằn vặt của ngày hôm qua cùng những nỗi lo ngại, ưu tư của ngày mai chưa đến, đã làm u ám vẫn đục ngày hôm nay. Vậy hãy sống trọn vẹn cho ngày hôm nay mà thôi.
Từ cuối tháng 12/2019 đến hôm nay là cuối tháng 3 / 2020, biến động đại dịch corona (covid 19) đã gieo tang tóc và chết chóc khắp cả thế giới-Bấn loạn khắp nơi không biết chừng nào dứt đây? Từ sáng sớm tới khuya Tv, internet không ngừng tin tức về đại dịch với số nạn nhân cập nhật từng giờ một…Tác giả muốn khùng đây vì bị phobia ám ảnh tinh thần. Chết vẫn còn là một việc cấm kỵ tabou, một điều quá bí ẩn đối với tất cả mọi người. Từ trước tới giờ vẫn chưa có người quá vãng nào trở lại dương thế để kể lại cho bà con ta nghe với.
Muối ăn (NaCl) là những hạt mầu trắng, vị mặn, tách ra từ nước biển hoặc khai thác từ mỏ di tích của biển. Đây là một chất cần thiết cho mọi sinh vật nhưng cũng có nguy cơ gây bệnh nếu dùng quá nhiều. Muối ăn được dùng từ thuở rất sớm trong lịch sử loài người. Trước đây, vì khan hiếm, nên muối là nguồn lợi mà nhiều lãnh chúa tranh giành. Ngày nay, nhờ kỹ thuật tinh chế tân tiến, muối được sản xuất dễ dàng, nhiều hơn và rẻ hơn.
Lục Súc Tranh Công là một truyện cổ Việt Nam mang nhiều ý nghĩa nhân sinh đáng suy gẫm. Có sáu con vật được chủ nuôi chung trong nhà là trâu, chó, ngựa, dê, gà và lợn. Nếp sống đang hài hòa thân thiện thì không hiểu tại sao một hôm lục súc ta lại có một cuộc bàn tròn “kiểm thảo” kể công của mình và chê bai súc khác. Chủ nhà dựa cột lắng nghe.
Ngày nay, rất nhiều nhà khoa học đều khuyên chúng ta nên giảm bớt việc ăn thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt dê cừu, đồ lòng, gan, tim, thận…). Nên ăn thịt nạc, hoặc thay thế bằng thịt trắng như thịt gà đã lóc da bỏ mỡ, và cũng nên ăn cá 2-3 lần trong tuần.
Trong vài thập niên qua, thiền chánh niệm đã trở nên ngày càng phổ biến, đặc biệt như là phương thức để giảm căng thẳng hay lo lắng và có được cảm nhận cuộc sống hạnh phúc lớn hơn, theo Ingrid Fadelli, trong bài viết “Exploring why mindfulness meditation has positive mental health outcomes” [Khám phá tại sao thiền chánh niệm có nhiều kết quả sức khỏe tinh thần tích cực] được đăng trên trang mạng Medical Xpress, hôm 17 tháng 2 năm 2020.
Nước tiểu mới đái của người không có bệnh đã được dùng để khử trùng, để uống khi du hành trong sa mạc mà không có nước. Và khi cơ thể bị thiếu nước thì hai trái thận vẫn tiếp tục lấy nước của mô bào để đái.
Trong mấy tuần lễ vừa qua, thịt đỏ (red meat) lại được y giới cũng như truyền thông báo chí và người tiêu thụ bàn tán, nhắc nhở. Đó là sau khi có một nghiên cứu về rủi ro của ăn nhiều thịt đỏ do Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ thực hiện “Ăn nhiều thịt đỏ tăng rủi ro mắc bệnh Viêm Khớp Thấp gấp hai lần.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.