Hôm nay,  

Câu Chuyện Y Học: Kiểm Soát Đồ Ăn An Toàn

11/21/200900:00:00(View: 6487)

Câu Chuyện Y Học: Kiểm Soát Đồ Ăn An Toàn

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô
Đồ ăn thường không được an toàn. Bs Andrea và các đồng nghiệp thuộc Đại học California vừa phổ biến một bài đăng trong Clinical Review of Allergy and Immunology, tháng 11, 2009, cho biết một số bệnh do đồ ăn gây ra từ những độc tố, đặc biệt độc tố nấm mốc. Độc tố có thể làm hư hại một số cơ quan trong cơ thể như hệ thống miễn dịch, thận hay động dục (estrogenic), hoặc gây quái thai.
Tuy nhiên, nguy hiểm nhất là những chất thải trong kỹ nghệ như chì, thủy ngân, hay arsenic. Có nhiều độc tố trong kỹ nghệ đã bị ngăn cấm từ lâu như những hoá chất organochlorine, những chất diệt trừ sâu bọ, hay những chất dioxins, cũng đã nhiễm vào đồ ăn. Hoá chất DDT chẳng hạn có thể gây quái thai, hoặc ảnh hưởng hệ thống thần kinh. Đồ ăn có thể bị nhiễm bởi những thuốc dùng để chữa bệnh cho súc vật hay khi được bơm vào những cây trồng trọt hoa quả. Hoá chất organophosphates đã được lưu ý rất nhiều vì đôc chất tác dụng vào não phát triển. Một số hoá chất khi nấu nướng cũng bị nghi ngờ gây nguy cơ ung thư. Hoá chất phthalates gây quái thay khi thử nghiệm cho súc vật giống đực và chất Bisphenol A tác dụng não khi đang phát triển hay cơ quan sinh dục súc vật đực khi thử nghiệm. Ngày nay nhiều người lưu ý những đồ ăn sản xuất do thay đổi di thể hoặc những vật liệu nhỏ nano khi dùng để gói đồ ăn.


Cơ Quan Y tế và Sức Khỏe Mỹ đang tìm cách kiểm soát đồ ăn an toàn và giảm bớt bệnh tật do đồ ăn gây ra. Hiện nay có tơí 80% trung tâm kỹ nghệ sản xuất đồ ăn đang được Cơ Quan Thực Phẩm và Thuốc Men kiểm soát ở Mỹ, trong đó phải kể những nhà sản xuất thực phẩm, những cơ sở chế biến hay chuyển vận thực phẩm, kho chứa thực phẩm, nhà hàng hay chợ búa. Và vấn đề an toàn thực phẩm đã được đặt ra gần đây khi có vụ nhiễm vi trùng Salmonella trong đồ ăn peanut butter, nhập cảng sữa trẻ em và một số thực phẩm nhập cảng từ Trung Quốc bị nhiễm melamine, vụ nhiễm trùng Salmonella trong ớt và trái cây dưa nhập cảng. Tuy nhiên kiểm soát an toàn thực phẩm cũng có nhiều vấn đề tại Cơ Quan Y tế Mỹ như chưa có phương pháp kiểm soát triệt để, thiếu kỹ thuật khám xét, thiếu hụt ngân quỹ kiểm soát an toàn thực phẩm. Và nhất là việc kiểm soát thực phẩm nhập cảng chưa đạt được mức mong muốn. Chẳng hạn hiện nay chỉ có 1% đồ ăn nhập cảng được kiểm soát, trong khi có tới 60% người sống ở Mỹ ăn trái cây tươi và rau, và có tơí 75% người sống ở Mỹ ăn đồ biển nhập cảng. Muốn được đồ ăn an toàn hơn, phải cặn kẽ kiểm soát những nguồn đồ ăn nhập cảng, phải dùng phương pháp hữu hiệu hơn phòng ngừa bệnh tật, phải thực hiện được việc phối hợp những cơ quan kiểm soát thực phẩm an toàn hơn, và phải có những luật lệ chặt chẽ kiểm soát đồ ăn an toàn hơn. Đạo luật mới H.R. 875, 2009 đang bàn cãi, bảo vệ sức khoẻ dân chúng đề phòng bệnh do đồ ăn gây ra, bảo vệ an toàn thực phẩm, cải tạo nghiên cứu đồ ăn nhiễm độc gây bệnh, v..v..
Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, e-mail: [email protected]; Xin mời ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, Một Trang Web Y khoa của người Việt viết cho người Việt.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nghiên cứu mới nhất cho thấy có bằng chứng rằng trầm cảm không phải là do “mất cân bằng hóa học” trong não – cụ thể là sự mất cân bằng của một chất hóa học gọi là serotonin. Trong suốt ba thập niên, mọi người đã bị “nhồi sọ” rằng trầm cảm là do “mất cân bằng hóa học” trong não – cụ thể là sự mất cân bằng của một chất hóa học gọi là serotonin. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất của Joanna Moncrieff (Giáo Sư lâm sàng cao cấp, Khoa tâm thần học xã hội và phê bình, UCL) và Mark Horowitz (Nghiên cứu lâm sàng về Tâm thần học, UCL) cho thấy có bằng chứng không hỗ trợ điều đó. Nghiên cứu được đăng trên trang TheConversation.
Giăng biểu ngữ. Cầm bảng. Biểu tình. Hăm dọa… Chiến thắng. Thất vọng. Reo hò. Giận dữ. Cười, Khóc. …như một trận đấu football chuyện nghiệp chung kết hoặc trận túc cầu vô địch quốc tế, nhưng tệ hơn vì hai bên thua và thắng, từ cầu thủ cho đến người ủng hộ sinh lòng oán hận nhau. Chuyện này tạm gọi là “Trận Đấu Bầu,” mà trọng tài là chín thẩm phán Tối Cao Pháp Viện. Nói cho công bằng, cả hai phe: giữ bầu và phá bầu đều có lý do chính đáng, đều có thể thuyết phục đa số nếu cả hai phe đừng ngoan cố chèn ép lẫn nhau, có lẽ vì lòng hiếu thắng hơn là lợi ích, vì lợi ích trực tiếp ở nơi người có bầu hoang, bầu không được thừa nhận, không phải thuộc về đa số người không có kinh hoặc đã tắt kinh. Trong thiên nhiên ngàn năm vẫn vậy, từ chiếc nụ nở thành hoa cho đến khi đơm trái, biết bao nhiêu ong bướm dập dìu, mang phấn nhụy đi reo rắc dòng dõi khắp nơi trên mặt đất.
Chứng nhức đầu “migraine” đang hành hạ hơn 1 tỷ người và là nguyên nhân gây tàn tật đứng hàng thứ hai trên toàn thế giới. Ở Hoa Kỳ, cứ 4 gia đình thì có 1 gia đình mà trong đó có ít nhất một thành viên bị chứng đau nhức đầu, với những cơn đau dồn dập, kinh niên. Mỗi năm, ước tính có khoảng 85.6 triệu ngày nghỉ ốm là do bệnh đau đầu.
Lavender (Oải Hương) là một loài hoa rất phổ biến với các nền văn hóa phương Tây. Với người Việt – đặc biệt là người Việt ở Mỹ- trong vài thập niên qua cũng đã bắt đầu quen thuộc với loài hoa màu tím có hương thơm đặc trưng này. Lavender có tên khoa học là Lavendula, là một loại cây thuộc chi Oải Hương (Lavandula), là loại cây bụi có hoa mùi thơm nồng, xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải. Cây hoa Oải Hương đã được biết đến cách đây hàng ngàn năm ở Châu Âu từ thời Hy Lạp cổ đại. Đó là nguồn cung cấp tinh dầu oải hương, được xem như là một thảo dược hữu dụng từ thuở xa xưa. Do mùi hương thơm sạch có tính chất đuổi côn trùng, có tính sát trùng, tinh dầu oải hương được ứng dụng rộng rãi để giúp thư giãn cơ thể, giúp làm lành vết thương, sát khuẩn nhẹ…
Cho đến nay, hầu hết các nỗ lực điều trị bệnh Alzheimer đều tập trung vào việc loại bỏ các dấu hiệu của căn bệnh: các mảng và đám chất độc tích tụ trong não. Những nỗ lực đó đưa đến việc sản xuất ra các loại thuốc có thể làm giảm các mảng và đám, nhưng vẫn chưa có tác dụng gì nhiều để duy trì tư duy và trí nhớ. Các kết quả mới nhất với dịch tủy sống cho thấy các phương pháp điều trị khác có thể có hiệu quả, ngay cả khi chúng không ảnh hưởng đến quá trình cơ bản của căn bệnh.
Ngày 24 tháng 3 là Ngày Lao Phổi Quốc Tế. Lao Phổi là một trong những bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Có đến 13 triệu người tại Hoa Kỳ đang sống chung với nhiễm Lao tiềm ẩn. Nếu không được chữa trị, 5-10% sẽ tiến triển thành bệnh Lao Phổi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tưởng rằng Lao Phổi không còn là một vấn đề đáng quan tâm nữa.
Hôm nay, CDC và FDA tuyên bố là chính phủ cho phép chích mũi vaccine thứ tư cho những người từ 50 tuổi trở lên và cả những người từ 12 tuổi trở lên nhưng cơ thể không thể kháng bệnh như người bình thường. Các cơ quan liên bang đã đi đến quyết định này vì họ sợ rằng con vi khuẩn omicron có thể sẽ mang đến nhiều hiểm họa cho Hoa kỳ, tương tự như những gì đã xẩy ra cho châu Âu. -- Xin đọc bài viết rất thiết yếu cho sức khỏe của tất cả chúng ta, của bác sĩ Nguyễn C. Cường. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Sức khỏe rất quan trọng đối với mọi người mà thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong lãnh vực này...
Đông y, còn được gọi là y học cổ truyền Trung Quốc, là một hệ thống y tế lâu đời nhất được biết đến trên thế giới. Không như Tây y, Đông y tập trung vào một sinh lực gọi là “Khí” (hay chi) lưu chuyển trong cơ thể, và khi bị tổn thương, cơ thể sẽ dễ mắc bệnh. Các bác sĩ tìm hiểu căn cơ dẫn đến sự mất cân bằng về tinh thần và thể chất, sau đó thực hiện một cách tiếp cận toàn diện để chữa lành và phục hồi khí cho bệnh nhân.
Thường thường phải có thời gian trung bình là từ ba tới sáu tháng để một móng mọc ra từ gốc tới đầu của móng.Hướng mọc của móng được một lớp da mỏng mọc theo chiều cong ở đáy của móng. Miễn là nơi này của móng không bị tiêu hủy, các thương tích của móng có khuynh hướng kích thích sự tăng trưởng cho tới khi nó lành trở lại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.