Hôm nay,  

Câu Chuyện Y Học: Kiểm Soát Đồ Ăn An Toàn

11/21/200900:00:00(View: 6484)

Câu Chuyện Y Học: Kiểm Soát Đồ Ăn An Toàn

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô
Đồ ăn thường không được an toàn. Bs Andrea và các đồng nghiệp thuộc Đại học California vừa phổ biến một bài đăng trong Clinical Review of Allergy and Immunology, tháng 11, 2009, cho biết một số bệnh do đồ ăn gây ra từ những độc tố, đặc biệt độc tố nấm mốc. Độc tố có thể làm hư hại một số cơ quan trong cơ thể như hệ thống miễn dịch, thận hay động dục (estrogenic), hoặc gây quái thai.
Tuy nhiên, nguy hiểm nhất là những chất thải trong kỹ nghệ như chì, thủy ngân, hay arsenic. Có nhiều độc tố trong kỹ nghệ đã bị ngăn cấm từ lâu như những hoá chất organochlorine, những chất diệt trừ sâu bọ, hay những chất dioxins, cũng đã nhiễm vào đồ ăn. Hoá chất DDT chẳng hạn có thể gây quái thai, hoặc ảnh hưởng hệ thống thần kinh. Đồ ăn có thể bị nhiễm bởi những thuốc dùng để chữa bệnh cho súc vật hay khi được bơm vào những cây trồng trọt hoa quả. Hoá chất organophosphates đã được lưu ý rất nhiều vì đôc chất tác dụng vào não phát triển. Một số hoá chất khi nấu nướng cũng bị nghi ngờ gây nguy cơ ung thư. Hoá chất phthalates gây quái thay khi thử nghiệm cho súc vật giống đực và chất Bisphenol A tác dụng não khi đang phát triển hay cơ quan sinh dục súc vật đực khi thử nghiệm. Ngày nay nhiều người lưu ý những đồ ăn sản xuất do thay đổi di thể hoặc những vật liệu nhỏ nano khi dùng để gói đồ ăn.


Cơ Quan Y tế và Sức Khỏe Mỹ đang tìm cách kiểm soát đồ ăn an toàn và giảm bớt bệnh tật do đồ ăn gây ra. Hiện nay có tơí 80% trung tâm kỹ nghệ sản xuất đồ ăn đang được Cơ Quan Thực Phẩm và Thuốc Men kiểm soát ở Mỹ, trong đó phải kể những nhà sản xuất thực phẩm, những cơ sở chế biến hay chuyển vận thực phẩm, kho chứa thực phẩm, nhà hàng hay chợ búa. Và vấn đề an toàn thực phẩm đã được đặt ra gần đây khi có vụ nhiễm vi trùng Salmonella trong đồ ăn peanut butter, nhập cảng sữa trẻ em và một số thực phẩm nhập cảng từ Trung Quốc bị nhiễm melamine, vụ nhiễm trùng Salmonella trong ớt và trái cây dưa nhập cảng. Tuy nhiên kiểm soát an toàn thực phẩm cũng có nhiều vấn đề tại Cơ Quan Y tế Mỹ như chưa có phương pháp kiểm soát triệt để, thiếu kỹ thuật khám xét, thiếu hụt ngân quỹ kiểm soát an toàn thực phẩm. Và nhất là việc kiểm soát thực phẩm nhập cảng chưa đạt được mức mong muốn. Chẳng hạn hiện nay chỉ có 1% đồ ăn nhập cảng được kiểm soát, trong khi có tới 60% người sống ở Mỹ ăn trái cây tươi và rau, và có tơí 75% người sống ở Mỹ ăn đồ biển nhập cảng. Muốn được đồ ăn an toàn hơn, phải cặn kẽ kiểm soát những nguồn đồ ăn nhập cảng, phải dùng phương pháp hữu hiệu hơn phòng ngừa bệnh tật, phải thực hiện được việc phối hợp những cơ quan kiểm soát thực phẩm an toàn hơn, và phải có những luật lệ chặt chẽ kiểm soát đồ ăn an toàn hơn. Đạo luật mới H.R. 875, 2009 đang bàn cãi, bảo vệ sức khoẻ dân chúng đề phòng bệnh do đồ ăn gây ra, bảo vệ an toàn thực phẩm, cải tạo nghiên cứu đồ ăn nhiễm độc gây bệnh, v..v..
Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, e-mail: [email protected]; Xin mời ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, Một Trang Web Y khoa của người Việt viết cho người Việt.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một nghiên cứu mới tiết lộ những gì xảy ra trong bộ não trong những giây phút cuối đời của chúng ta. Khi các khoa học gia ghi lại sóng não của một người đàn ông sắp chết, dường như các ký ức đã lóe lên vài giây trong não trước và sau khi tim ông ngừng đập. Nghiên cứu đầu tiên thuộc loại này cho thấy chúng ta có thể hồi tưởng lại một loạt ký ức khi cận kề cái chết.
Mặc dù các tác động của COVID-19 đối với phổi và hệ hô hấp đã được biết rõ, nhưng ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng virus này cũng đang ảnh hưởng đến tim, với các tác động có thể là dài hạn. Trong một bài thuyết trình tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Vật lý Sinh học, một nhóm khoa học lý sinh quốc tế, Tiến sĩ Andrew Marks, chủ nhiệm khoa sinh lý học tại Đại học Columbia, và các đồng nghiệp của ông đã báo cáo về những thay đổi trong mô tim của bệnh nhân COVID-19 chết vì căn bệnh này, với một số người bệnh cũng có tiền sử bệnh tim. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích khám nghiệm tử thi và tìm thấy một loạt các bất thường, đặc biệt là trong cách các tế bào tim điều chỉnh canxi.
Thử nghiệm sinh thiết (sinh thiết mô – tissue biopsy) đi kèm một số rủi ro và thách thức – một số chỗ cần làm sinh thiết có thể khó tiếp cận, chảy máu và đau đớn có thể kéo dài đến một tháng sau khi làm sinh thiết. Chi phí cao và thời gian đợi kết quả có thể lên tới bốn tuần. Với một người đang bị ung thư ác tính, thì đó là cả một vấn đề.
Tết đã đến và xuân đã về. Khi ngày bắt đầu dài ra, đó là thời điểm phù hợp để chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần tổng thể của quý vị thông qua các hành động tự chăm sóc hàng ngày. Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sức khỏe cảm xúc, tâm lý và xã hội của chúng ta ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Việc quan tâm đến tất cả các bộ phận trên cơ thể của chúng ta sẽ giúp xác định cách chúng ta đối phó với căng thẳng, kết nối với người khác và đưa ra những lựa chọn tốt cho sức khỏe.
Tại hội trường 8200 Westminster Blvd, Thành Phố Westminster vào lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật ngày 5 tháng 3 năm 2023, Vietnamese Community Health of UCLA (viết tắt là VCH) đã tổ chức buổi Hội Chợ Y Tế để phục vụ những người có lợi tức thấp trong cộng đồng.
Alzheimer và Parkinson là hai trong số các bệnh thần kinh phổ biến nhất dẫn đến sự phá vỡ các tế bào thần kinh của não. Mỗi năm đều có hàng ngàn người phát hiện bị mắc bịnh và vào thời điểm có thể chẩn đoán được, thì não đã bị tổn thương suốt một thời gian dài.
Năm 1984, Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ hứa rằng sẽ có vắc-xin phòng chống HIV/AIDS trong vòng hai năm. Gần 40 năm sau, vắc-xin cũng như thuốc chữa vẫn chưa có. Nhưng trong tuần vừa qua, một nghiên cứu đã được trình bày trên tạp chí Nature mang lại hy vọng mới. Một người đàn ông 53 tuổi ở Düsseldorf đã khỏi bệnh sau khi được cấy ghép tế bào gốc được hiến tặng từ một người miễn dịch với HIV. Như vậy, anh là bệnh nhân HIV thứ ba được chữa khỏi.
Nếu bạn đọc Kim Dung hay xem phim chưởng hẳn bạn quen thuộc với cảnh tóc bạc trắng qua một đêm lo âu không ngủ. Tương tự như cảnh tóc của Marie Antoinette bạc trắng chỉ trong một đêm sau khi biết tin bà sắp bị hành quyết. Từ xưa nay, người ta vẫn tin rằng tóc bạc không chỉ là vấn đề thời gian và tuổi tác – mà còn là dấu hiệu của kinh nghiệm sống. Nhưng trải nghiệm cuộc sống của một người có thực sự thay đổi màu tóc của họ không? Khoa học chứng minh điều này có xảy ra, dù màu tóc tự nhiên phai dần theo thời gian, nhưng một số yếu tố nhất định có thể đẩy nhanh quá trình thay đổi đó - bao gồm cả căng thẳng hay “stress”.
Với nỗ lực chủ động giúp đỡ các gia đình quản lý các tác nhân gây căng thẳng hàng ngày, First 5 California (F5CA) đang khởi động một chiến dịch mới nhằm mục đích tuyên truyền về tầm quan trọng của hơi thở như một công cụ hữu hiệu để giúp các gia đình và trẻ em đối phó với căng thẳng.
Tháng 2 năm 2022, CNN đưa tin về cái chết hai năm trước của một cậu bé 14 tuổi (1). Alexander N. là một đứa trẻ tò mò, một hướng đạo sinh thích sinh hoạt ngoài trời và cắm trại, chơi các khuôn hình Legos và thích trượt ván. Cháu đi ngủ vẫn mang theo Iron Man nhồi bông và ôm con gấu bông mà cháu đã có từ khi còn nhỏ. Trước đó, cậu học sinh cấp hai thú nhận với cha mẹ về một vấn đề rất người lớn: Cậu đang thử nghiệm với oxycodone, một loại thuốc giảm đau mua cần có toa bác sĩ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.