Hôm nay,  

Nhịn Ăn Trong Các Bệnh Cấp Tính

1/12/200800:00:00(View: 6475)

Để giải đáp những thắc mắc và những lời bài bác về phương pháp Nhịn Ăn, giúp cho mọi người có tài liệu nghiên cứu và suy ngẫm, tôi xin được trích một đoạn trong quyển  “Tuyệt Thực Đi Về Đâu” của tác giả Thái Khắc Lễ  nói về cách trị bịnh cấp tính như sau:

“Những người khôn ngoan khi có sự bất an trong người thì nằm nghỉ ngơi nhịn ăn để cho cơ thể tự làm cái việc tự phục hồi lại. Một trong những dấu hiệu của bệnh tật là sự biếng ăn dẫn đầu cho sự khởi phát các triệu chứng khác. Nếu bệnh phát sinh thình lình trong lúc dạ dày đang chứa đầy thực phẩm thì các thức ăn này thường được giải tỏa bằng động tác mữa. Như vậy là theo bản năng sinh tồn, trong bệnh cấp tính cơ thể chỉ cần nước mà thôi, còn trong các bệnh kinh niên thì nên ăn ít lại. Nếu làm theo những bản năng thiên nhiên có lẽ người ta đã tránh được nhiều sự đau đớn, bệnh hoạn và nhiều người tránh được những sự chết non. Những lý thuyết phù phiếm thường mệnh danh là khoa học đã gây bao nhiêu sự tai họa khốc liệt mà người ta không bao giờ ngờ tới.

Khi con vật bị đau ốm hay bị trọng thương thì không bao giờ chúng chịu ăn. Một sự kích ngất, một vết thương nặng, cơn sốt, một sự đau đớn, một viêm chứng, một sự thụ độc làm ngưng hay giảm sự hoạt động của bộ tiêu hóa và làm giảm những hoạt động dinh dưỡng của toàn cơ thể. Con người ta cũng vậy, nhưng con người lại làm ngược bản năng vì họ cứ nghĩ rằng không ăn thì chết, đâu có biết rằng trong lúc cơ thể đau ốm, cơ thể thiếu khả năng tiêu hóa hay tiêu hóa không trọn vẹn sẽ làm nguy hại cho người mắc bệnh cấp tính không ít. Trong căn bệnh sốt, dịch vị xuất tiết rất ít hoặc không xuất tiết là khác vì vậy điều quan trọng nên nhớ kỹ là đừng cho ăn trong lúc sốt trong người. Nên để dành năng lực dùng vào việc tiêu hóa, hấp thụ, đồng hóa thường ngày, nên dùng vào trong quá trình hồi phục sức khỏe. Thử hỏi ta được lợi lộc gì mà ăn trong lúc không tiêu hóa được thức ăn"

Bác sĩ Emmett Densmore khuyên người ta nên làm như sau khi thấy khó chịu trong người: “Không nên ăn gì cả trong 48 giờ và sau đó tiếp tục nhịn ăn cho đến khi nào người bệnh thấy đói. Trong những trường hợp có chứng viêm hay sốt thì phải nhịn ăn một hoặc nhiều ngày cho đến khi nào mọi triệu chứng về sốt đều tiêu tan và thấy thèm ăn trở lại”.

Trong mọi bệnh cấp tính toàn cơ thể đều tập trung vào trong công việc bài tiết các độc tố chứ không phải chú trọng vào việc hấp thụ các thức ăn. Biếng ăn, hơi hôi, buồn nôn, ọe mữa, bài tiết các chất tanh hôi, các chất nhầy nhớt với đi tả. .v..v..mọi trạng thái ấy chứng tỏ rằng các cơ quan đều chú trọng vào công việc bài tiết chứ không phải vì việc tiêu hóa. Lấy lương tri mà xét ai cũng thấy rằng nếu ăn vào mà không tiêu thì tất nhiên đồ ăn ấy không nuôi cơ thể được mà còn hôi thúi ra trong ống tiêu hóa tạo thành chất đầu độc người bệnh làm cho căn bệnh trở nên trầm trọng và làm nhọc công bài tiết cho cơ thể. Cơ thể vốn có khả năng miễn dịch và trong giới hạn nào đó làm cho vô hại những chất hư thối tan ra trong ống tiêu hóa, nhưng ăn uống không phải phép trái quân bình Âm Dương thì sức đề kháng của cơ thể sẽ suy giảm đi, sự tiêu hóa bị xáo trộn, các độc tố vượt trên khả năng hóa giải của sức miễn dịch rồi các sự khó chịu khởi sinh. Cơ thể tất nhiên phải kháng cự lại các độc tố và sự kháng cự đó chúng ta gọi là bệnh tật. Chất độc một khi phát sinh quá nhiều trong ống tiêu hóa do sự thúi rữa thì dạ dày và ruột chẳng những không hấp thụ vào máu mà còn xuất tiết ra một lượng chất nước (huyết thanh của máu) để làm loảng và trung hòa những chất bị hư thối để đem đi. Sự ọe mữa và đi tả bổ túc công việc rửa ráy cho sạch sẽ toàn thể ống tiêu hóa và tống thải các chất độc ra ngoài.

Buồn nôn và ọe mữa là triệu chứng thông thường trong những bệnh cấp tính dưới tất cả mọi hình thức của nó. Nếu ăn vào thì thức ăn cũng bị mữa ra; nếu không mữa ra thì thức ăn cũng bị tống khứ bằng cách đi tả. Thực phẩm ăn vào trong những trường hợp như vậy chỉ làm tăng nhiệt độ, thêm sự đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Sự bồn chồn và những sự khó chịu thường nhận thấy nơi những người lên cớn sốt trong mọi trường hợp đều do thức ăn và thuốc men. Người bệnh nhịn ăn tương đối cảm thấy dễ chịu và thoải mái, sự bình phục nhanh chóng và mỷ mãn hơn.  Bác sĩ Jennings nói: “DDừng làm trầm trọng sự đau đớn của người bệnh bằng cách ép buộc họ ăn uống mà bất chấp đến sự phản đối của dạ dày của họ.”

Chúng ta hãy xem những gì xảy ra khi chúng ta cho những người bệnh cấp tính ăn. Điều thứ nhất mà bệnh nhân cũng như y sĩ đều để ý là sự kịch phát các triệu chứng: sốt tăng lên, mạch tăng lên, sự đau đớn và những triệu chứng khác đều trở nên mãnh liệt, người bệnh trở nên dễ kích thích.Tất cả mọi hình thức của bệnh cấp tính đều được chận đứng và trở nên dễ chịu nhờ phép nhịn ăn. Sốt hạ nhanh chóng và các chứng viêm cũng đều lắng dịu rất mau. Sự ngừng nghỉ toàn thể hoạt động của cơ quan tiêu hóa là phương sách bù trừ với mục đích bảo tồn năng lực để dành vào hoạt động chống đối với bệnh tật, bài tiết các độc tố. Trong chứng cảm sổ mủi khả năng tiêu hóa còn tồn tại chứ trong bệnh sưng phổi thì khả năng này không còn nữa. Như vậy có nghĩa là bệnh càng nặng càng không nên ăn.

Ở nơi nào có bệnh truyền nhiễm nếu dân cư ở đây nhịn ăn đôi ba ngày và sau đó ăn uống cho đúng quân bình Âm Dương là chắc chắn không bao giờ bị lây bệnh. Nếu người ta biết nhịn ăn khi mới thấy những triệu chứng đầu tiên thì nhất định ít khi có những bệnh cấp tính lại có thể biến trở trầm trọng.

Nếu chịu nhịn ăn thì không bao giờ bị bệnh thương hàn vì mọi cơn sốt đều biến mất sau năm ba ngày cho ống tiêu hóa nghỉ ngơi và không bao giờ có sự chết chóc hoặc có sự kéo dài trong những trường hợp bệnh ho gà chỉ là một loại ho của dạ dày gây ra do chứng viêm nhiệt của cơ quan này. Bác sĩ Page nói: “Trong 40 năm thưc hiện chữa bệnh bằng phương pháp nhịn ăn , tôi chưa thấy trường hợp nào sốt mà chuyển qua thương hàn, còn bệnh ho gà thì không bao giờ kéo dài quá đôi ba ngày và gây ra sự chết chóc”.

Người ta thường lầm lạc mà so sánh cơ thể con người cũng giống như cái máy, hể hết nhiên liệu thì máy ngưng nên cứ nghĩ rằng bất kể lành hay đau con người phải luôn luôn ăn uống mới sống được. Thật ra con người phải biết tuân theo sự linh mẫn của bản năng, khi đáng mới ăn, khi cần nhịn thì phải nhịn. Ăn hay nhịn lắm khi là đôi đường của sống, chết.

Có những sự đau đớn tưởng rằng chịu không nổi nếu không dùng thuốc chỉ thống, an thần, thật ra được lắng dịu rất nhanh chóng nếu người ta nhịn ăn trong một thời gian không lâu hoặc vài hôm là người bệnh thấy dễ chịu ngay. Có nhiều chứng phong thấp khớp xương đau nhức không tả, được lắng dịu và người bệnh cảm thấy khoan khoái trong 3, 4 hôm nhịn ăn. Trong những giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư lúc mà người ta không còn có thể làm gì được hơn là chích nha phiến  thì nhịn ăn trong trường hợp này phục hồi sự khoan khoái cho người bệnh và giúp cho người bệnh chết trong sự minh mẫn, an lạc. Đôi khi một bệnh nhân đã tuyệt vọng, người y sĩ bảo thân nhân rằng: “Người bệnh muốn ăn thứ gì thì cứ cho họ ăn, bệnh này là chỉ còn nước cho lui”. Đây là sự tàn nhẫn đáng thẹn, đẩy người ta vào cửa tử thần trong nhiều trường hợp mà đáng lẽ nhờ phép nhịn ăn người ta có thể bình phục được.Tại sao làm cho kẻ hấp hối phải đau dớn hơn nữa" Tại sao làm gia tăng sư đau khổ của họ mà chi"

Trong lúc con đau người mẹ thường dỗ dành: “Con gắng ăn cho hết bát cháo cho mau mạnh kẻo mẹ buồn”. Vợ cũng thường bảo chồng như vậy, anh khuyên em cũng thế mà cô nữ y tá xinh xinh dỗ ngọt người bệnh uống thêm hớp sữa, húp thêm chén súp thịt cũng vô tình có biết đâu rằng các thức kia đâu có được tiêu hóa mà sẽ thối rửa ra trong ống tiêu hóa của người bệnh. Nơi một người đau mọi sinh lực đều hướng về nơi sự cố gắng bình phục sức khỏe nên chẳng còn có thể tiêu hóa thức ăn để biến thành máu huyết nuôi cơ thể. Người nào mắc bệnh thương hàn sẽ cảm thấy dễ chịu sau 3, 4 hôm nhịn đói nếu biết áp dụng phương pháp này lúc bệnh mới phát sinh và thời kỳ lại sức sau đó 1 tuần hay mươi ngày. Bệnh lành dễ dàng đến nỗi thân quyến, bạn bè không cho đó là bệnh thương hàn nữa. Nhịn ăn trong những bệnh cấp tính không phải là sự thử thách mà ăn vào mới chính là sự thử thách với hiểm nguy.

Trong bệnh sưng phổi cũng vậy, nếu áp dụng ngay từ lúc sơ khởi thì trường hợp đó không bao giờ trở thành trầm trọng, nước ứ sưng trong phổi không có nhiều và sự lành bệnh sẽ nhanh chóng. Những trường hợp tử vong hết sức hiếm. Y khoa cũng phải công nhận giá trị lớn lao của phép nhịn ăn trong mọi trường hợp sưng ruột thừa và khuyên người bệnh áp dụng nếu họ không chịu mổ hoặc vì lý do nào không thuận tiện cho sự giải phẩu. Trên thực tế sự đau đớn ngưng chỉ sau chừng 3 hôm nhịn ăn.

Đối với bệnh phong thấp, sự nhịn ăn cũng đem lại những kết quả rất mỹ mãn đến nỗi Bác sĩ Wood đã thốt ra rằng: “Qua các kết quả nhanh chóng và tốt đẹp chắc chắn của phép nhịn ăn đã làm cho tôi tin rằng nói cho cùng phong thấp chỉ là một định kỳ của chứng khó tiêu”. Phần nhiều các chứng ho có thể chữa khỏi bằng cách nhịn ăn từ 24 giờ đến 72 giờ và sau đó thay đổi cách thức ăn cho đúng quân bình thì chứng ho không còn trở lại nữa.

Tả, lỵ, ọe, mữa, mất ngủ, phì mập đều là triệu chứng của bịnh khó tiêu có thể chữa dễ dàng bằng phép nhịn ăn. Các bạn hãy tưởng tượng và sẽ nghĩ thế nào khi thấy người ta cố ép cho ăn một người đi tả đến 20 đến 30 lần trong 24 giờ hoặc một người chốc chốc lại mữa. Nếu áp dụng phương pháp nhịn ăn các bạn khỏi bận tâm và tốn kém gì về thuốc men cả.

Cứ để ý trong các bịnh cấp tính, bịnh nhân càng ăn cơ thể càng suy nhược đủ thấy rằng không có sự hấp thụ, sự thu dụng thức ăn trong một bịnh cấp tính. Thức ăn không thể tiêu hóa thì làm sao mà hấp thụ được, không hấp thụ được thì lấy đâu mà đồng hóa thì thử hỏi lấy gì làm bổ béo, ích lợi cho châu thân người bịnh mà ăn vào chi cho khổ!Ta đừng cho rằng sự suy nhược trong bịnh cấp tính là do nhịn ăn mà ra, trên thực tế người nhịn ăn bao giờ cũng khỏe mạnh hơn người bịnh được ăn uống vì người bịnh càng suy nhược thì sự cần thiết về nghỉ ngơi càng nhiều.”

Muốn tìm hiểu thêm về phương pháp Nhịn Ăn để trị bịnh cấp tính và kinh niên, quý vị có thể order trực tiếp các tài liệu sách, DVD qua website của Hội Tiên Thiên Khí Công: www.tienthienkhicong.orghay liên lạc trực tiếp với: Nguyễn Định (714) 725-1522 hoặc GS Phạm Văn Chính: (714) 902-3544.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities) của Charles Dickens, được xuất bản năm 1859 và lấy bối cảnh thời Cách Mạng Pháp, có đoạn viết: “Đó là thời đại tốt đẹp nhất, cũng là thời đại tồi tệ nhất, đó là thời đại của sự khôn ngoan, cũng là thời đại của sự ngu xuẩn.” Đại dịch COVID-19 cũng là một thời đại như thế. Một mặt, khoa học đã cứu sống được nhiều người. Chưa đầy một năm sau khi phát hiện virus, Hoa Kỳ đã tạo ra và thử nghiệm vắc xin, rồi cho sản xuất, phân phối và triển khai tiêm chủng hàng loạt miễn phí cho người dân. Ước tính vắc xin COVID đã cứu được ít nhất 3.2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những thành tựu này tạo ra hy vọng về việc chúng ta có thể nhanh chóng ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
Gần đây quý vị vừa bị cảm lạnh, cúm, RSV hoặc COVID, bệnh đã qua nhưng mãi vẫn không thể hết ho? Rất nhiều người bị giống như vậy. Triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi cơ thể chúng ta đã loại bỏ vi-rút. Michael Shiloh, một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern cho biết những bệnh nhân bị ho thường kể là họ đã bị bịnh từ 8 tuần trước khi đến gặp ông. Ông nói: “Chúng tôi thực sự không thể phát hiện thấy vi rút gì ở những người này nữa nhưng họ vẫn bị ho.”
Bằng cách bắt chước cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, một nhóm nghiên cứu ở Lund, Thụy điển hy vọng có thể ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thành nhiễm trùng máu, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng vết thương. Nghiên cứu từ Lund cho thấy hiện nhiễm trùng huyết phổ biến hơn so với trước đây.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.